Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần Tuổi - Vì Con Yêu

Khi con yêu ở trong bụng mẹ , mỗi em bé sẽ là một cá thể đặc biệt duy nhất, tốc độ phát triển cũng khác nhau nhưng sẽ có những tiêu chuẩn cân nặng theo từng tuần tuổi để các mẹ dễ dàng theo dõi tốc độ phát triển của con yêu, từ đó có thể đưa ra những phương pháp để kiểm soát tốt hơn cân nặng của bé nhé. Hãy cũng theo dõi bài viết ngay sau đây nào.

Cũng giống như những tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của người lớn chúng ta, khi con yêu có cân nặng đạt chuẩn thì mẹ sẽ yên tâm hơn . Để đảm bảo sự phát triển tốt cho cả mẹ và bé, thì mỗi khi thăm khám, bác sĩ sẽ thông báo tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là chỉ số thai nhi theo tuần cần thiết,cân nặng và chiều cao từ đó đưa ra những chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn này

Mục lục

    • 0.1 Bảng cân nặng thai nhi theo tuần (cập nhật 2019 theo WHO)
    • 0.2 Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn thai nhi
  • 1 Sẽ như thế nào nếu thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai ?
  • 2 Vậy thai nhi phát triển kém so với tuổi thai thì sao?
  • 3 Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?
    • 3.1 1. Mức cân nặng trong suốt thai kỳ
    • 3.2 2. Mức cân nặng ở tam cá nguyệt đầu tiên
    • 3.3 3. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ
  • 4 Bí quyết giúp mẹ đạt chuẩn cân nặng thai nhi
    • 4.1 1. Đối với thai nhi vượt quá cân nặng tiêu chuẩn
    • 4.2 2. Đối với thai nhi nhẹ cân hơn nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần (cập nhật 2019 theo WHO)

Dưới đây là bảng bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo Tổ chức Y tế Thế giới Who, mẹ có thể tham khảo để theo dõi sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, mẹ không cần phải miễn cưỡng để cố đạt được 100% các chỉ số như bảng này. Bởi vì ngay từ những tháng đầu của thai kỳ, chiều cao, cân nặng của mỗi thai nhi đã có đã có sự khác nhau.

Tuần thaiChiều dàiCân nặng
Tuần thứ 81.6cm1gram
Tuần thứ 92.3cm2gram
Tuần thứ 103.1cm4gram
Tuần thứ 114.1cm7gram
Tuần thứ 125.4cm14gram
Tuần thứ 137.4cm23gram
Tuần thứ 148.7cm43gram
Tuần thứ 1510.1cm70gram
Tuần thứ 1611.6cm100gram
Tuần thứ 1713cm140gram
Tuần thứ 1814.2cm190gram
Tuần thứ 1915.3cm240gram
Tuần thứ 2016.4cm300gram
Tuần thứ 2125.6cm360gram
Tuần thứ 2227.8cm430gram
Tuần thứ 2328.9cm501gram
Tuần thứ 2430cm600gram
Tuần thứ 2534.6cm660gram
Tuần thứ 2635.6cm760gram
Tuần thứ 2736.6cm875gram
Tuần thứ 2837.6cm1005gram
Tuần thứ 2938.6cm1153gram
Tuần thứ 3039.9cm1319gram
Tuần thứ 3141.1cm1502gram
Tuần thứ 3242.4cm1702gram
Tuần thứ 3343.7cm1918gram
Tuần thứ 3445cm2146gram
Tuần thứ 3546.2cm2383gram
Tuần thứ 3647.4cm2622gram
Tuần thứ 3748.6cm2859gram
Tuần thứ 3849.8cm3083gram
Tuần thứ 3950.7cm3288gram
Tuần thứ 4051.2cm3462gram
Bảng cân nặng và chiều cao của thai nhi

Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn thai nhi

  • Yếu tố di truyền, chủng tộc: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hướng đến cân nặng của thai nhi
  • Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường , béo phì thường có nguy cơ sinh con lớn, nặng cân hơn
  • Vóc dáng cơ thể của mẹ: Nếu mẹ có tạng người thon gọn, thì thai nhi cũng sẽ dễ có vóc dáng thon gọn, ngược lại, tạng người mẹ to lớn thì thai nhi cũng dễ to hơn bình thường
  • Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, mẹ nếu tăng cân quá nhiều thì khả năng thai nhi cũng có cân nặng vượt mức dẫn đến nhiều khả năng mẹ phải chọn phương pháp đẻ mổ.
  • Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân
  • Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai thì cân nặng của từng bé cũng có thể ít hơn bình thường.

Sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn, mẹ sẽ phải chăm chút nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình. Áp dụng những lưu ý cơ bản dưới đây sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ

Sẽ như thế nào nếu thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai ?

Thông thường nếu thai nhi có chiều dài đo được nhiều hơn so với mức bình thường khoảng 3cm thì nghĩa là bé đang có kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.

Thai nhi quá lớn có thể khiến sản phụ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con, đồng thời cũng khiến trẻ có nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, ung thư.

Vậy thai nhi phát triển kém so với tuổi thai thì sao?

Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như:

  • Chức năng nhau thai có tốt và vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi hay không
  • Dây rốn có vấn đề hay không
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo không
  • Mẹ có gặp vấn đề về tinh thần không

Khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ như mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc cần nghỉ ngơi như thế nào cho hợp lý.

Thai nhi quá nhỏ dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng hoặc sức khỏe yếu khi chào đời. Ngoài ra, bé cũng dễ mắc một số bệnh như viêm phổi,vàng da do sức đề kháng yếu.

Bác sĩ thăm khám và sẽ hướng dẫn cách xử lý cho phù hợp với từng nguyên nhân

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi?

Trong thời gian mang thai, mẹ nên chú ý đến cân nặng của mình, vì cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của con yêu, ví dụ như mẹ bầu tăng ít cân quá, khiến con yêu không đủ chất dinh dưởng ở trong bụng thì nguy cơ bé bị sinh con cao, hoặc mẹ tăng cân nhanh chóng thì con quá lớn, ảnh hưởng khó khăn đến quá trình vượt cạn của mẹ sau này . Vì thế, mẹ nên chú ý đạt được mức cân nặng như sau để bảo vệ sức khỏe và giúp cho quá trình sinh nở được thuận lợi nhé.

1. Mức cân nặng trong suốt thai kỳ

  • Mẹ nên giữ cơ thể ở mức cân nặng giao động từ 10-12kg
  • Trường hợp mang thai đôi, mẹ cũng chỉ nên tăng từ 16-20kg

2. Mức cân nặng ở tam cá nguyệt đầu tiên

  • Nếu mẹ có mức cân nặng bình thường thì nên tăng từ 1,5- 2kg.
  • Trường hợp bị thiếu cân, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5kg
  • Những mẹ thừa cân thì chỉ tăng khoảng 1kg.

3. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ

  • Trường hợp mẹ bầu có cân nặng bình thường thì có thể tăng khoảng nửa kg mỗi tuần
  • Trường hợp bị thừa cân, mẹ chỉ nên tăng khoảng 200-300g mỗi tuần

Có con là một điều vô cũng hạnh phúc và vui sướng, cuộc sống của chị em chúng mình đã bước sang một bước ngoặc quan trọng. Chúng ta luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với con yêu và một trong những điều cần thiết lưu ý đó là chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ.

Bí quyết giúp mẹ đạt chuẩn cân nặng thai nhi

Theo nghiên cứu, cân nặng chuẩn của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, mỗi cốc sữa mẹ “nạp” vào trong bụng có thể giúp bé tăng khoảng 41g trọng lượng. Vì vậy, nếu thai nhi đang bị nhẹ cân thì mẹ bầu nên tích cực uống nhiều sữa giúp bé đạt được cân nặng tiêu chuẩn nhé.

1. Đối với thai nhi vượt quá cân nặng tiêu chuẩn

  • Tập thể dục

Nghiên cứu trên tạp chí Sản – Phụ khoa (Mỹ) cho thấy, việc vận động thường xuyên, khoảng 30 phút/ ngày bắt đầu từ tuần thai thứ 29 sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn, không bị tăng quá đà. Vì thế, mẹ nên thường xuyên luyện tập những môn thể dục phù hợp với bà bầu để hạn chế việc bé bị tăng cân quá nhiều.

  • Ăn uống khoa học

Đối với thai nhi vượt quá nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn thì mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây tốt cho việc kiểm soát cân nặng nhưng vẫn đảm bảo chất như: Táo, dâu, cải bó xôi, bông cải xanh (súp lơ xanh)
  • Hạn chế lượng tinh bột
  • Không ăn các loại bánh, kẹo, đồ ăn nhanh
  • Không uống nước ngọt, đồ ăn nhiều đường
  • Uống nhiều nước
  • Tránh xa căng thẳng

Bà bầu cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng. Bởi vì, căng thẳng, stress cũng có thể gây ra tình trạng béo phì cho thai phụ. Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, ngủ bù vào ngày hôm sau, làm việc áp lực làm ảnh hưởng đến thai nhi

2. Đối với thai nhi nhẹ cân hơn nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn

a. Tập thể dục, Yoga

Tập thể dục nhẹ nhàng hoạc Yoga có lợi cho quá trình trao đổi chất, từ đó giúp thai phụ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn để cung cấp cho thai nhi.

b. Chia bữa ăn thành nhiều bữa

Tăng cường các bữa ăn trong ngày giúp mẹ bầu nạp được nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa để nạp được nhiều chất hơn

c. Bổ sung thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ có kèm theo chỉ định của bác sĩ

d. Uống sữa dành cho bà bầu, bổ sung thêm Vitamins và khoáng chất để giúp thai nhi tăng cân đúng chuẩn

Cân nặng thai nhi có thể phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé

Trên đây là những thông tin để mẹ bầu tham khảo về tốc độ phát triển của thai nhi thông qua bảng cân nặng, cũng với những lời khuyên để điều chỉnh cân nặng của con yêu thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Cuối cùng, nếu có phản hồi hay kinh nghiệm gì về chủ đề nêu trên, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn đã theo dõi bài viết ! Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.

Từ khóa » Bảng Cân Nặng Thai Nhi 2019