Bảng Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Thai Nhi Theo Quá Trình Phát Triển
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ /
- Cẩm nang /
- Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo quá trình phát triển
Theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần là cách giúp thai phụ theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi. Mặc dù ở mỗi thai nhi, kích thước và cân nặng mỗi tuần có tốc độ phát triển khác nhau nhưng sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế đã được tổng hợp. Trong nội dung bài viết này, doctortuan.webflow.io chúng tôi sẽ gửi đến chị em những thông tin cụ thể về bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế mới nhất.
Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo từng tuần
Khi theo dõi quá trình phát triển của thai nhi mẹ bầu sẽ cần nắm 2 thông tin quan trọng là chiều cao và cân nặng thai theo tuần. Hai chỉ số này sẽ được đo theo các cách khác nhau tùy theo từng tuần tuổi, cụ thể:
- Trong giai đoạn 7 tuần đầu tiên, thai nhi vẫn còn rất nhỏ mới hoàn thiện phôi thai, khi siêu âm mẹ chỉ quan sát thấy bé như một chấm nhỏ vì vậy sẽ chưa thể xác định được chiều cao và cân nặng thai nhi.
- Bắt đầu từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 19, thai nhi ở tư thế uốn cong nên việc xác định chiều cao và cân nặng sẽ gặp nhiều khó khăn. Chiều dài của thai nhi giai đoạn này được đo từ đầu đến mông.
- Từ tuần 20 đến tuần thứ 42, chiều dài thai nhi được tính từ đầu tới gót chân.
Sau khi đã biết được cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên, mẹ bầu có thể đem so sánh với các thông số trong bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi dưới đây để đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Tuần tuổi | Chiều dài (centimet) | Cân nặng (gam) |
Tuần thai thứ 8 | 1.6 | 1 |
Tuần thai thứ 9 | 2.3 | 2 |
Tuần thai thứ 10 | 3.1 | 4 |
Tuần thai thứ 11 | 4.1 | 45 |
Tuần thai thứ 12 | 5.4 | 58 |
Tuần thai thứ 13 | 6.7 | 73 |
Tuần thai thứ 14 | 14.7 | 93 |
Tuần thai thứ 15 | 16.7 | 117 |
Tuần thai thứ 16 | 18.6 | 146 |
Tuần thai thứ 17 | 20.4 | 181 |
Tuần thai thứ 18 | 22.2 | 222 |
Tuần thai thứ 19 | 24 | 272 |
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi trong 19 tuần đầu của thai kỳ
Trong 19 tuần đầu, thai nhi phát triển dần đều nhưng chưa có sự tăng trưởng quá rõ rệt. Từ tuần 20 đến tuần thứ 42, mẹ sẽ quan sát rõ hơn quá trình phát triển của thai nhi nhờ thông số chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần, đặc biệt là từ tuần thứ 32 trở đi là thời điểm phát triển tối đa về kích thước về cân nặng.
Tuần tuổi | Chiều dài (centimet) | Cân nặng (gam) |
Tuần thai thứ 20 | 25.7 | 330 |
Tuần thai thứ 21 | 27.4 | 400 |
Tuần thai thứ 22 | 29 | 476 |
Tuần thai thứ 23 | 30.6 | 565 |
Tuần thai thứ 24 | 32.2 | 665 |
Tuần thai thứ 25 | 33.7 | 756 |
Tuần thai thứ 26 | 35.1 | 900 |
Tuần thai thứ 27 | 36.6 | 1000 |
Tuần thai thứ 28 | 37.6 | 1100 |
Tuần thai thứ 29 | 39.3 | 1239 |
Tuần thai thứ 30 | 40.5 | 1396 |
Tuần thai thứ 31 | 41.8 | 1568 |
Kích thước, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi từ tuần 20 - 31
Từ tuần thứ 32, mỗi tuần mẹ có thể tăng 0,5kg và đa phần cân nặng lúc này sẽ chuyển vào thai nhi. Từ giai đoạn này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ tăng từ 1/ 3 đến một nửa số cân nặng khi sinh ra.
Tuần tuổi | Chiều dài (centimet) | Cân nặng (gam) |
Tuần thai thứ 32 | 43 | 1755 |
Tuần thai thứ 33 | 44.1 | 2000 |
Tuần thai thứ 34 | 45.3 | 2200 |
Tuần thai thứ 35 | 46.3 | 2378 |
Tuần thai thứ 36 | 47.3 | 2600 |
Tuần thai thứ 37 | 48.3 | 2800 |
Tuần thai thứ 38 | 49.3 | 3000 |
Tuần thai thứ 39 | 50.1 | 3186 |
Tuần thai thứ 40 | 51 | 3338 |
Tuần thai thứ 41 | 51.5 | 3600 |
Tuần thai thứ 42 | 51.7 | 3700 |
Cân nặng thai nhi theo tuần giai đoạn từ tuần 32 đến khi sinh
Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi này, mẹ bầu có thể quan sát kích thước, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo chiều ngang của bảng. Chẳng hạn như ở tuần thứ 8, chiều dài của thai nhi là 1,6cm và cân nặng thai nhi phải đạt được ở thời điểm này là 1gam. Đến tuần thứ 32, chiều dài và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi lần lượt là 43cm và 1755 gam. Cũng theo bảng cân nặng thai nhi ở trên, đến tuần 42, bé cần đạt kích thước là 51,7cm và cân nặng tiêu chuẩn là 3700 gam.
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi được đưa ra nhằm giúp mẹ bầu đánh giá được sự phát triển của thai nhưng kích thước và cân nặng của bé thực tế vẫn có sự chênh lệch nhẹ so với con số tiêu chuẩn ở trên. Sở dĩ kích thước, cân nặng ở mỗi thai nhi khác nhau và có sự chênh lệch với bảng cân nặng thai nhi ở trên là do ảnh hưởng của những yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền có thể quyết định 23% đến vóc dáng của trẻ. Cụ thể, nếu bố mẹ, ông bà đều cao to thì khả năng cao trẻ cũng có vóc dáng cao, to và ngược lại. Mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây không phải vấn đề quyết định quá nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong toàn bộ thai kỳ.
- Chế độ dinh dưỡng của thai phụ là yếu tố quyết định rất lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi thì bé sẽ có điều kiện phát triển kích thước tối ưu nhất và ngược lại.
- Người mẹ đang có vấn đề béo phì hay tiểu đường thì cân nặng thai nhi cũng cao hơn so với những mẹ bầu khác.
- Nếu bạn mang thai đôi, thai ba thì cân nặng từng bé cũng sẽ thấp hơn khá nhiều so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn, điều này là hoàn toàn bình thường.
- Cân nặng thai nhi theo tuần cũng có sự thay đổi tùy theo mức tăng cân của mẹ trong thai kỳ. Thông thường, nếu mẹ bầu có mức tăng quá ít thai nhi sẽ có cân nặng, kích thước thấp hơn so với cân nặng chuẩn của thai nhi, nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ là rất cao. Tuy nhiên, nếu mẹ tăng cân quá nhiều, thai nhi vượt quá cao so với bảng cân nặng thai nhi cũng gây khó khăn cho mẹ trong việc sinh nở.
- Số lần sinh con của thai phụ cũng là yếu tố khiến kích thước, cân nặng của trẻ không đạt được mong đợi như trong bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi. Thông thường cân nặng của con thứ 2 sẽ cao hơn con đầu nhưng nếu bạn sinh quá dày, mang thai 2 lần liên tiếp thì trẻ thứ 2 lại bị nhẹ cân hơn khá nhiều so với cân nặng chuẩn của thai nhi.
- Độ tuổi sinh con của thai phụ.
XEM THÊM:
- Dấu hiệu mang thai sớm 1 tuần
- Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không
- Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, kiêng gì?
- Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không?
Các vấn đề bất thường trong sự phát triển của thai nhi mẹ cần chú ý
Trong giai đoạn mang thai, mỗi người mẹ có sức khỏe và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Có một số mẹ bầu thường bị gặp tình trạng chán ăn, cơ thể khó dung nạp thức ăn do bị ốm nghén, điều này khiến mẹ lo lắng không đủ dưỡng chất đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Nếu trong quá trình theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần mà thai nhi quá nhẹ cân và chiều dài thai nhi ngắn hơn 3cm so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi ở trên thì mẹ bầu sẽ cần thăm khám với các bác sĩ chuyên môn. Qua kiểm tra, đánh giá bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và tư vấn cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi không gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, giảm thiểu trí tuệ.
Ngược lại, có nhiều mẹ bầu lại có khả năng tiếp nhận thức ăn tốt nhưng bồi bổ quá nhiều khiến mẹ và bé tăng cân hơn so với cân nặng chuẩn của thai nhi, điều này cũng tác động không nhỏ đến quá trình sinh nở và sức khỏe của trẻ về sau. Khi so sánh sự phát triển của thai nhi với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên, nếu thai nhi quá nặng, chiều dài dài hơn tiêu chuẩn 3cm thì các bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế nguy cơ tiểu đường, béo phì khi trẻ sinh ra.
Việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi qua cân nặng từng tuần là yếu tố quan trọng giúp mẹ thấu hiểu được sự phát triển của thai nhi từ đó có chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện phù hợp cho bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện và mẹ cũng có sức khỏe ổn định, hạn chế những biến chứng trong quá trình sinh nở. Trong suốt thai kỳ sẽ có 10 lần thăm khám thai định kỳ để bác sĩ quan sát, đánh giá kích thước, cân nặng thai nhi và kiểm tra dị tật, mẹ cần đặc biệt lưu tâm thăm khám đúng thời gian, đúng lịch hẹn nhé.
Những lưu ý để bé phát triển theo đúng kích thước, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi
Sau khi tham khảo thông tin chi tiết về bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi trong bài viết thì nhiều chị em chắc hẳn sẽ có chung một thắc mắc là làm thế nào cân nặng thai nhi theo tuần có thể phát triển đúng như tiêu chuẩn ở trên. Để quá trình phát triển của thai nhi đạt chuẩn cân nặng, kích thước và phát triển toàn diện về trí tuệ thì mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:
- Mẹ bầu nên duy trì cân nặng hợp lý, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Mức tăng cân phù hợp cho tất cả các thai phụ trong suốt thai kỳ là 10 đến 12kg cho thai đơn và 16 - 20kg cho trường hợp đa thai.
- Thai phụ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bạn không cần ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luôn duy trì tâm trạng thoải mái.
- Thường xuyên thăm khám thai định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi dựa vào kích thước, cân nặng theo tuần. Nếu phát hiện sự sai khác quá lớn so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn thì mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt theo tư vấn của bác sĩ để sớm khắc phục.
- Uống đủ lượng nước lọc cần thiết mỗi ngày.
- Các cặp vợ chồng nên có kế hoạch sinh con cụ thể, đảm bảo thời gian khoảng cách phù hợp giữa 2 lần mang thai để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
- Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt thì mẹ bầu cũng cần lưu ý thăm khám phụ khoa trong giai đoạn mang thai để phòng ngừa những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi.
Như vậy qua bài viết này chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc những thông tin về bảng kích thước, cân nặng thai chuẩn của thai nhi theo từng tuần, hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho chị em trong quá trình mang thai. Mọi thắc mắc cần tư vấn về các vấn đề phụ khoa chị em có thể để lại trong mục tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm qua tổng đài tư vấn sức khỏe sinh sản để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhất.
Ngày cập nhật: 24/5/2023Nhận câu trả lời từ bác sĩ ngay lập tức, bất cứ lúc nào
👨⚕️👩⚕️Bạn có câu hỏi về sức khỏe? Kết nối ngay với bác sĩ chuyên khoa đang trực tuyến để nhận tư vấn miễn phí. 👉Cơ hội nhận ưu đãi khám nam khoa, khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ với 💲280.000vnđ
HỎI BÁC SĨ NGAYBác sĩ Lương Thị Phương NamBác sĩ Lương Thị Phương Nam, chuyên gia tư vấn sức khỏe phụ nữ. Hiện tại bác sĩ Lương Thị Phương Nam đang làm cố vấn y khoa, đồng hành cùng chuyên trang blog sức khỏe doctortuan.webflow.io
Related Posts
Top 5 cách chữa ngáy khi ngủ hiệu quả tại nhàCó những cách chữa ngủ ngáy nào mang lại hiệu quả? Nếu như đang gặp phải tình trạng “kéo gỗ”, bạn có thể tham khảo và thử áp dụng 5 cách chữa ngáy khi ngủ đơn giản như sau.Lê Phương TuấnHướng dẫn uống thuốc tránh thai khi cho con búUống thuốc tránh thai khi cho con bú như thế nào, cho con bú có uống thuốc tránh thai được không là vấn đề băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ.Bác sĩ Lương Thị Phương NamBật mí 3 cách làm trắng da bằng sữa tươi từ chuyên gia3 cách làm trắng da sử dụng sữa tươi mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, sẽ giúp bạn đọc biết cách sử dụng sữa tươi làm trắng da, đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà.Lê Phương Tuấn28 điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai và suốt thai kỳ28 điều kiêng kỵ khi mang thai mà doctortuan.webflow.io cung cấp cho bạn đọc dưới đây, hy vọng sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ được những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai và suốt thai kỳ.Bác sĩ Lương Thị Phương NamCách tính ngày rụng trứng để mang thai cho các cặp vợ chồngLàm thế nào để xác định được ngày rụng trứng để có thể mang thai hay phòng tránh mang thai, hãy cùng tham khảo các cách tính ngày rụng trứng để mang thai cho các cặp vợ chồng trong bài viết dưới đây.Lê Phương Tuấn40 cách nhận biết sớm dấu hiệu có thai tuần đầu tiênTheo các bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu mang thai tuần đầu sẽ có các biểu hiện như: trễ kinh, chảy máu âm đạo, căng tức ngực, buồn nôn và nôn, nhạy cảm với mùi vị,... Có khoảng 40 dấu hiệu mang thai sớm từ tuần đầu thường gặp nhất ở chị em phụ nữ.Lê Phương TuấnChia sẻ 4 cách thoát khỏi mùi hôi nách siêu dễ tại nhàBlog sức khỏe Lê Phương Tuấn (doctortuan.webflow.io), chia sẻ tới bạn đọc 4 cách thoát khỏi mùi hôi nách siêu dễ ngay tại nhà thông qua hướng dẫn của bác sĩ CK Lê Văn Điển trong bài viết này.Bác sĩ CK II Lê Văn ĐiểnChia sẻ top 15: uống nước gì để hạ huyết áp nhanh?Có rất nhiều loại đồ uống có tác dụng hạ huyết áp nhanh, cùng chúng tôi tìm hiểu top 15 loại đồ uống có tác dụng hạ huyết áp nhanh tại nhà, an toàn cho sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên.Bác sĩ CK II Lê Văn ĐiểnDoctor TuấnHomeCategoriesAboutContactSitemapDoctortuan.webflow.io là chuyên trang chia sẻ thông tin sức khỏe, blog sức khỏe Lê Phương Tuấn của bác sĩ Lê Văn Điển. Bác sĩ Điển cố vấn y khoa tại blog sức khỏe Lê Phương Tuấn hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, cố vấn y khoa cho chuyên trang tư vấn sức khỏe bacsionline.org. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn, không tự ý làm theo.Cơ quan y tế của Việt Nam:
0386 977 199Hỏi bác sĩTừ khóa » Tiêu Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi 35 Tuần
-
Cân Nặng Thai Nhi 35 Tuần Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Avisure Mama
-
Cân Nặng Thai Nhi 35 Tuần 5 Ngày Nặng 2388g Liệu Có Nhỏ Quá?
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO
-
Thai 35 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg, Chế độ Dinh Dưỡng Phù Hợp
-
Thai 35 Tuần Nặng Bao Nhiêu Là Bình Thường? - MarryBaby
-
Thai 35 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Mẹ Nên Làm Gì để Con đạt Chuẩn
-
Thai 35 Tuần : Là Mấy Tháng , Cân Nặng , Chỉ Số Thai , Hình ảnh - 2Khoe
-
Bật Mí Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần để Các Mẹ Bầu Theo Dõi
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Và Những Lưu ý Dành Cho Mẹ Bầu
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế 2022 WHO
-
Cân Nặng Thai Nhi 35 Tuần Và Lưu ý Quan Trọng Dành Cho Mẹ - Yêu Trẻ
-
Cân Nặng Thai Nhi 35 Tuần Và Những điều Mẹ Cần Lưu ý
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần MỚI NHẤT Từ WHO