Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Tương Lai đáng Thèm Muốn
Có thể bạn quan tâm
Nguồn năng lượng khổng lồ
Băng cháy là những lớp băng có chứa khí mê-tan bị vùi sâu dưới lòng đại dương. Ở một số vị trí, trầm tích bao phủ các lớp băng và mê tan này bị ăn mòn, để lại khối trăng trắng trông như những mỏm băng trồi lên từ lòng đại dương.
Khi chặt một miếng ra, nó trông không khác gì băng bình thường, chỉ hơi khác ở chỗ là có cảm giác xèo xèo khi đặt trong lòng bàn tay. Hãy bật một que diêm và đặt lên mảnh băng này, nó không chỉ tan chảy mà còn bốc cháy. Khi hạ áp suất hoặc tăng nhiệt độ, băng cháy phân rã thành nước và rất nhiều khí mê-tan.
Trữ lượng băng cháy trên thế giới rất nhiều. Năng lượng trong băng cháy nhiều hơn tổng năng lượng của dầu, than và khí đốt toàn thế giới cộng lại. Mỗi mét khối băng cháy giải phóng 160 mét khối khí đốt. Nhờ đó, băng cháy là loại nhiên liệu cung cấp rất nhiều năng lượng.
Mỹ đã khởi động một chương trình phát triển và nghiên cứu quốc gia từ năm 1982 và tới năm 1995, nước này đã đánh giá xong trữ lượng băng cháy. Từ đó, Mỹ đã thực hiện các dự án thí điểm ở khu vực Blake Ridge ngoài khơi Nam Carolina, trên lãnh nguyên North Slope ở Alaska hay ngoài khơi Vịnh Mexico với 5 dự án vẫn đang hoạt động.
Mỹ cũng phối hợp chặt chẽ với Canada và Nhật Bản và đã có một số thử nghiệm sản xuất băng cháy thành công từ năm 1998, gần đây nhất là ở Alaska năm 2012 và nổi bật là ở bồn trũng Nam Hải ngoài khơi miền trung Nhật Bản hồi tháng 3/2017. Đây là lần đầu tiên thế giới thành công trong tách khí đốt tự nhiên ngoài khơi từ băng cháy.
Trong số những nước đang tích cực nghiên cứu băng cháy, Nhật Bản là nước có động lực lớn nhất. Nhật Bản nghèo tài nguyên thiên nhiên và là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Ông Laszlo Varro thuộc Cơ quan Năng lượng Thế giới nhận xét: “Băng cháy hoàn hảo với Nhật Bản và có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi”.
Khó khăn trong khai thác
Băng cháy không khó tìm. Các tàu nghiên cứu có thể phát hiện thấy dấu vết đặc trưng của băng cháy dưới lòng đại dương. Vấn đề khó ở đây là lấy được băng cháy và đưa nó lên mặt nước. Ông Carolyn Ruppel, Giám đốc Dự án Băng cháy thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, nói: “Có một điều rõ ràng là chúng ta sẽ không bao giờ xuống biển và đào những lớp giống như băng này”.
Từ khóa » Băng Cháy Việt Nam
-
Việt Nam Và Cuộc đua Khai Thác Băng Cháy ở Biển Đông
-
Băng Cháy – Nguồn Nguyên Liệu Tương Lai - Công An Nhân Dân
-
Việt Nam Sẽ Khai Thác Băng Cháy Trên Biển Đông? - Sài Gòn Tiếp Thị
-
Băng Cháy – Triển Vọng Năng Lượng Mới
-
Băng Cháy - Triển Vọng Năng Lượng Mới Của Việt Nam - VietnamPlus
-
Băng Cháy Và Lời Giải Của Việt Nam - CESTI
-
Băng Cháy Là Gì? - Triển Vọng Khai Thác Và Sử Dụng - LabVIETCHEM
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Của Tương Lai - VNEEP
-
Trung Quốc Khai Thác Lượng Băng Cháy Kỷ Lục ở Biển Đông
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Khổng Lồ - Báo Thanh Niên
-
Triển Vọng Và Thách Thức Từ Băng Cháy Biển Đông
-
Biển Đông Có Trữ Lượng Băng Cháy Khá Lớn - Infonet
-
15. Tiềm Năng Băng Cháy Của Vùng Biển Việt Nam?