Việt Nam Sẽ Khai Thác Băng Cháy Trên Biển Đông? - Sài Gòn Tiếp Thị
Có thể bạn quan tâm
(SGTT) – Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi, trong đó đưa băng cháy vào khái niệm các sản phẩm dầu khí, vốn được cho là có trữ lượng lớn ở biển Đông của Việt Nam.
- PVPower chọn MB, Techcombank thu xếp vốn cho dự án điện khí LNG đầu tiên ở Việt Nam
- Thay đổi công thức tính giá cơ sở xăng dầu, mỗi tháng điều chỉnh giá 3 lần
Theo dự thảo này thì dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả dầu khí phi truyền thống: khí than (coal bed methane), dầu đá phiến hoặc dầu sét (shale oil), khí đá phiến hoặc khí sét (shale gas), băng cháy (gas hydrate), bitum hoặc các dạng khác có thể tồn tại. Trong khi đó, định nghĩa về dầu khí trong Luật Dầu khí cũ (ban hành năm 1993, bổ sung năm 2000 và 2008) không có băng cháy.
Băng cháy (còn gọi là đá cháy), có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0°C). Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300 m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thể rắn giống như những trái banh tuyết nhỏ. Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ, cứ 1 m³ băng cháy giải phóng khoảng 164 m³ methane (cao gấp 2-5 lần khí thiên nhiên, lại sạch, không gây ô nhiễm môi trường vì là hydrate đông lạnh, ít tạp chất).
Các nước trên thế giới hiện đang chạy đua khai thác băng cháy. Theo một bài báo trên Thanh Niên vào năm 2021, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn. Năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội nghị khoa học về băng cháy. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định, chương trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên băng cháy. Ngày 3-6-2010, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 796 phê duyệt “Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Theo đó, sau giai đoạn nghiên cứu (2007- 2015) kết thúc giai đoạn tiếp cận, nghiên cứu công nghệ, đến giai đoạn 2015-2020 bắt đầu đánh giá, thăm dò băng cháy trên những vùng biển và thềm lục địa có triển vọng.
Trung Quốc cũng đang tìm kiếm và khai thác băng cháy ở Bắc Biển Đông và tuyên bố tìm thấy băng cháy ở Bắc Biển Đông với trữ lượng 19,4 tỉ m³.
Theo Bộ Công Thương, từ khi ra đời Luật Dầu khí năm 1993 đến hết năm 2020, số lượng hợp đồng dầu khí (PSC, PC, BCC) đã được ký là 118, bao phủ hầu hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, trong đó 58 hợp đồng đang có hiệu lực (21 hợp đồng trong giai đoạn khai thác dầu khí, 37 hợp đồng trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò/phát triển mỏ dầu khí). Đã có 112 phát hiện dầu khí mới với trữ lượng dầu khí tại chỗ đã phát hiện của các bể trầm tích Đệ Tam của Việt Nam khoảng 1,5 tỉ m3 quy dầu, trong đó dầu và condensate chiếm 49% và khí chiếm khoảng 51%.
Tổng chi phí đã đầu tư để thực hiện các cam kết về thăm dò khai thác dầu khí trong các hợp đồng dầu khí từ năm 2000 đến hết năm 2020 ước tính khoảng hơn 51 tỉ đô la, trong đó phần đóng góp của các nhà thầu nước ngoài khoảng hơn 36 tỉ đô la, chiếm 73% tổng chi phí đã thực hiện, phía Việt Nam đã đóng góp khoảng 15 tỉ đô la, chiếm 27%. Các nhà đầu tư đã thu về khoảng hơn 30 tỉ đô la chi phí đã đầu tư.
Đến nay, ngành dầu khí đã khai thác được trên 420 triệu tấn dầu và trên 160 tỉ m3 khí.
Hồng Văn
Từ khóa » Băng Cháy Việt Nam
-
Việt Nam Và Cuộc đua Khai Thác Băng Cháy ở Biển Đông
-
Băng Cháy – Nguồn Nguyên Liệu Tương Lai - Công An Nhân Dân
-
Băng Cháy – Triển Vọng Năng Lượng Mới
-
Băng Cháy - Triển Vọng Năng Lượng Mới Của Việt Nam - VietnamPlus
-
Băng Cháy Và Lời Giải Của Việt Nam - CESTI
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Tương Lai đáng Thèm Muốn
-
Băng Cháy Là Gì? - Triển Vọng Khai Thác Và Sử Dụng - LabVIETCHEM
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Của Tương Lai - VNEEP
-
Trung Quốc Khai Thác Lượng Băng Cháy Kỷ Lục ở Biển Đông
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Khổng Lồ - Báo Thanh Niên
-
Triển Vọng Và Thách Thức Từ Băng Cháy Biển Đông
-
Biển Đông Có Trữ Lượng Băng Cháy Khá Lớn - Infonet
-
15. Tiềm Năng Băng Cháy Của Vùng Biển Việt Nam?