Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất MSDS Là Gì?

Có rất nhiều loại hóa chất được xếp vào nhóm mặt hàng nguy hiểm khi xuất nhập khẩu, vì vậy khi tiến hành xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần cung cấp bảng chỉ dẫn an toán hóa chất MSDS.

Vậy Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS là gì?, bảng chỉ cần này bao gồm những thông tin gì về mặt hàng hóa chất?

Nội dung bài viết:

  • 1. MSDS là gì?
  • 2. Ý nghĩa của MSDS là gì?
  • 3. MSDS áp dụng cho mặt hàng hoá nào?
  • 4. Nội dung tờ khai MSDS
  • 5. Chuyển từ MSDS sang SDS thế nào?

»»» Xem thêm: SI (Shipping Instruction) là gì?

1. MSDS là gì?

MSDS được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Material Safety Data Sheet - Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. MSDS là văn bản chỉ ra những thông tin có liên quan đến các thuộc tính của hoá chất đó và sẽ được đi liền với sản phẩm.

- Hiện nay chưa có quy định bắt buộc MSDS phải theo 1 mẫu cố định nào. Vì vậy mỗi MSDS được tạo ra có thể sẽ có hình thức không giống nhau, miễn sao đủ nội dung là được .

MSDS ra đời nhằm mục đích thông tin cho những người tiếp xúc hay làm việc với hoá chất đó, khi đó sẽ thực hiện các trình tự một cách an toàn và xử lý cần thiết nếu như hoá chất đó gặp sự cố.

Ngoài ra, MSDS còn có tác dụng:

- Cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc.

- Cách xử lý nếu không may xảy ra sự cố.

- Xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ.

- Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

- Là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.

2. Ý nghĩa của MSDS là gì?

- MSDS chính là nguồn thông tin đáng tin cây giúp đưa ra các phương pháp và cách thức vận chuyển hàng hoá phù hợp nhất, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp cũng như biết cách xử lý nếu như có sự cố xảy ra với kiện hàng này.

- MSDS là cơ sở để các tổ chức sử dụng xây dựng môi trường làm việc với hoá chất được an toàn nhất.

- Cung cấp các thông tin sơ cứu và nhận biết được các triệu chứng khi chúng phơi nhiễm với hoá chất, kèm theo đó là các cách xử lý trong tình huống cụ thể.

3. MSDS áp dụng cho mặt hàng hoá nào?

MSDS sẽ được áp dụng cho các mặt hàng hoá có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, khả năng ăn mòn, hoá chất độc hại,... Bởi vì các đặc tính nguy hiểm trong các sản phẩm này và khi đó tờ khai MSDS sẽ giúp cho những người vận chuyển hàng hoá được an toàn hơn trong quá trình sắp xếp hay xử lý khi gặp sự cố nào đó không may xảy ra.

Ngoài ra thì các thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm, thực phẩm dạng bột hay dạng lỏng tuy chúng không phải chất nguy hiểm những trong quá trình vận chuyển qua đường air (đường hàng không) thì các cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS, và thông qua đó thì các cơ quan này sẽ xác định được thành phần của chúng có thật sự an toàn đối với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp hay là không.

4. Nội dung tờ khai MSDS

bảng chỉ dẫn an toán hóa chất msds

- Tên gọi của hàng hoá: Tên thương hiệu, tên gọi hoá học, tên gọi khác kèm với các số đăng ký CAS ...

- Các thuộc tính vật lý của hoá chất: Màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, điểm nổ, nhiệt độ sôi ...

- Thành phần hoá học: Công thức hoá học, phản ứng hoá học, phản ứng với các chất axit hay chất oxi hoá.

- Đặc tính và các tác động khác đến từ con người: Mắt, hệ hô hấp, khả năng gây dị ứng, ung thư ...

- Nguy hiểm về cháy nổ: Được đánh giá theo thang điểm của NFPA từ 0 -> 4.

- Các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết khi làm việc với chất này.

- Quy trình thao tác khi làm việc với hoá chất.

- Hướng dẫn xử lý trong tình huống bị ngộ độc gây tai nạn khi làm việc với hoá chất.

- Hướng dẫn xử lý phế thải có chứa hoát chất, xử lý kho hàng ...

- Các tác động xấu đến môi trường xung quanh

- Những khả năng và hệ số tích luỹ sinh học BCF

- Các quy định về đóng gói tem mác và hình thức vận chuyển

5. Chuyển từ MSDS sang SDS thế nào?

Do MSDS không có quy chuẩn về hình thức và về nội dung thì rất nhiều, thậm chí cả những nội dung không quan trọng cũng được đề cập đến nên SDS được ra đời (viết tắt của Safety Data Sheet).

SDS sẽ được làm theo quy chuẩn quốc tế của GHS (GHS là Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất được Liên hợp quốc phát triển để thay thế các bộ tiêu chuẩn phân loại và tạo nhãn riêng ở mỗi quốc gia khác nhau).

Nội dung của SDS

SDS chỉ có một dạng duy nhất và gồm nội dung như sau:

  • Thông tin nhận dạng và nhà cung cấp
  • Nhận dạng mối nguy hại
  • Thành phần
  • Biện pháp sơ cứu
  • Biện pháp chữa cháy
  • Các biện pháp ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất
  • Thao tác và lưu trữ
  • Kiểm soát phơi nhiễm/ Bảo hộ cá nhân
  • Đặc tính lý hóaTính ổn định và khả năng phản ứng hóa học
  • Thông tin về độc tínhThông tin sinh thái
  • Các cân nhắc về thải bỏ
  • Các lưu ý khi vận chuyểnThông tin về luật định
  • Thông tin khác...

Như vậy khi nắm rõ sự khác nhau giữa MSDS và SDS thì chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi được MSDS sang SDS. Xu hướng hiện nay là chuyển từ MSDS sang SDS để đảm bảo tính Quốc tế cũng như lược bỏ được các nội dung không cần thiết gây phức tạp.

>>>>> bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Hy vọng bài viết này của Nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hữu ích cho những bạn đang cần tìm hiểu về Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS. Bài viết có sự cố vấn, phân tích về việc ứng dụng trong thực tiễn của Giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Bạn muốn học xuất nhập khẩu và thực hành những phần nghiệp vụ xuất nhập khẩu cùng chuyên gia XNK, hãy tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh để bổ sung kiến thức, trải nghiệm thực tế và hoàn thiện kĩ năng.

Từ khóa » Msds Của Các Loại Hóa Chất