MSDS Là Gì? Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất Là Gì? | Nam Phú Thịnh

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là các hàng hoá có hoá chất, vật liệu thì cụm từ MSDS thường được nhắc đến rất nhiều lần. Và đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng cho bất cứ giao dịch, vận chuyển, mua bán sản phẩm có hoá chất, thuốc,…Vậy MSDS là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời và hiểu thêm về MSDS. 

MSDS là gì?

MSDS là viết tắt của cụm từ Material Safety Data Sheet, hay còn có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất. MSDS được hiển thị dưới dạng bảng thông báo, hoặc một văn bản bao gồm nhiều thông tin, dữ liệu liên quan đến hoá chất, vật liệu đó theo quy định của luật pháp. Bảng MSDS sẽ cho người dùng biết được các thuộc tính của sản phẩm hoá chất, các quy trình làm việc đúng quy chuẩn và an toàn, tránh bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển hóa chất.

Khái niệm MSDS

Khái niệm MSDS

Thông qua bảng chỉ dẫn hoá chất MSDS, người tiếp xúc, người lao động, người dùng sẽ hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của sản phẩm, sử dụng sản phẩm đúng cách, có thể biết cách sơ cứu và xử lý sự cố kịp thời. 

Để có thể lập được một MSDS hoàn chỉnh, đòi hỏi bạn phải có kiến thức và chuyên môn sâu về các thành phần, các chất hoá học, các thuộc tính bên trong từng sản phẩm. Thường thì các kỹ sư hoá chất của mỗi công ty sẽ đảm nhiệm vai trò này. 

Hiện nay ở mỗi quốc gia đều có từng cơ quan phụ trách và quản lý MSDS khác nhau. Đối với những hàng hoá hoá chất xuất sang Cananda thì sẽ do WHMIS (Workplace Hazardous Material Information System), ở Mỹ sẽ do OSHA quản lý (Occupational Safety and Health Association), ở Việt Nam sẽ được quản lý chặt chẽ bởi Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất VCERC 

Vai trò và trách nhiệm của những bên liên quan trong MSDS

Vai trò và trách nhiệm

Vai trò và trách nhiệm của những bên liên quan trong MSDS

Trách nhiệm của người xuất khẩu, nhà cung cấp 

Phía sản xuất như người xuất khẩu phải cung cấp đầy đủ thông tin MSDS cho tất cả những hàng hoá có hoá chất, có liên quan hoặc quy định phải có MSDS trước khi có thể xuất khẩu, hoặc bán cho bất cứ đối tượng nào. Và chỉ khi có MSDS thì quá trình xuất/nhập khẩu mới có thể kiểm soát và vận chuyển hiệu quả. 

Tuỳ từng mặt hàng hoá, sản phẩm mà các bảng chỉ dẫn hoá chất sẽ có nội dung khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về mức độ nguy hiểm, độc hại. Đặc biệt thời hạn của MSDS không quá 3 năm trước ngày hàng hoá được xuất khẩu hay nhập khẩu 

Lúc hàng được giao đến hoặc trước khi nhận hàng thì người mua phải đảm bảo sẽ có đầy đủ bảng MSDS. Trong một số trường hợp, các bản MSDS phải yêu cầu các thông tin liên quan đến bí mật thương mại khi xảy ra sự cố, khi bác sĩ yêu cầu cung cấp để cứu người gặp nguy hiểm với hoá chất. 

Trách nhiệm của người nhập khẩu 

Phía người nhập khẩu phải chắc chắn là nhận đúng bản gốc MSDS từ nhà cung cấp đầu tiên. Ngoài ra cần lưu ý về thời gian của từng bản cập nhật, các thay đổi phải được cập nhật trước ít nhất 90 ngày, và 3 năm 1 lần. Sau đó người nhập khẩu có thể in thêm nhiều bản sao, hoặc bổ sung thêm các thông tin lên bản sao để người lao động, người sử dụng hiểu và hạn chế rủi ro.

Trách nhiệm của người sử dụng, người lao động

Nhiệm vụ chính của người sử dụng, người tiêu dùng, người lao động chính là phải nắm rõ, tuân thủ các quy định, hướng dẫn được nêu trong bản chỉ dẫn an toàn. Khi đó mới biết được cách làm việc, tiếp xúc với sản phẩm một cách an toàn, không để xảy ra sự cố hoặc biết cách xử lý sự cố kịp thời. 

Những loại hàng hoá cần áp dụng MSDS 

Thông thường bản chỉ dẫn hoá chất sẽ được áp dụng hầu hết cho các mặt hàng có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, xử lý, làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp như là cháy nổ, ăn mòn vật liệu, ảnh hưởng sức khoẻ, mùi của hàng hoá,…Ngoài ra trong nhiều năm gần đây, MSDS đã chính thức áp dụng thêm cho các hàng hoá khác như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm bằng bột hoặc bằng chất lỏng. Từ năm 2015, ở các sân bay hay các cửa khẩu quốc tế, các hàng hoá chứa hoá chất hay tạp chất như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đều phải yêu cầu xuất trình MSDS để đảm bảo và kiểm tra thành phần, độ an toàn đối với người tiếp xúc. Bất kỳ hàng hoá nào không có đầy đủ giấy tờ chứng minh, không có bản chỉ dẫn an toàn thì sẽ không được thông qua các hãng vận chuyển quốc tế như DHL, TNT, FedEX, UPS ở Việt Nam 

Nội dung đầy đủ của một MSDS bao gồm những gì?

Nội dung đầy đủ của MSDS

Nội dung đầy đủ của một MSDS

Thông tin MSDS (Preparation Information) 

Thông tin của người viết, thiết kế, lập bảng MSDS, thời gian lập bảng MSDS, thông tin liên lạc (số điện thoại, địa chỉ, email, fax,…)

Thông tin sản phẩm (Product information) 

Một bảng MSDS đầy đủ phải đảm bảo có tên sản phẩm/hàng hoá có chứa hoá chất, tên của chất hoá học, công thức (hoặc có thể thêm thông tin về trọng lượng phân tử) 

Một số thông tin phụ khác: dữ liệu nhận dạng sản phẩm, số điện thoại/ đường dây nóng, địa chỉ liên hệ, nhà máy

Những thành phần độc hại, hoá học (Hazardous Ingredients) 

Thường gồm tên hoá học, nồng độ chất độc, nồng độ cồn, công thức, các phản ứng hoá học của chất,… 

Tính chất vật lý của sản phẩm (physical Data)

Bao gồm các thuộc tính của sản phẩm như biểu hiện, màu sắc, tỷ trọng, trọng lượng, mùi vị, nhiệt độ, áp suất, khả năng bay hơi, phản ứng thế nào với các chất khác, phản ứng khi lưu trữ hoặc sử dụng…Một số thông tin đặc biệt như điểm bắt lửa, điểm có thể tự cháy, điểm dễ cháy, độ nhớt,…

Nguy cơ cháy nổ (Fire and Explosion Data)

Cho biết mức độ nguy hiểm của sản phẩm, của các hoá chất như cháy nổ, bén lửa khi gặp phải những điều kiện, nhiệt độ như thế nào. Ngoài ra còn hướng dẫn, giới thiệu những thiết bị, công cụ có thể xử lý cháy nổ an toàn và phù hợp, các thiết bị bảo vệ người dùng. 

Các dữ liệu về phản ứng (Reactivity Data)

Bao gồm những thông tin về các chất hoá học dễ xảy ra các phản ứng hoá học trong một điều kiện nào đó (nhiệt độ, độ ẩm thay đổi) hoặc khi tiếp xúc với hoá chất khác. Hướng dẫn cách lưu trữ, bảo quản sản phẩm để không xảy ra các phản ứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

Các thuộc tính gây độc (Toxicology Properties) 

Cung cấp thông tin về tính chất nguy hiểm, tác hại của các hoá chất đối với cơ thể con người khi tiếp xúc, hoặc xử lý sai quy cách. 

Ngoài ra kèm theo các giới hạn phơi nhiễm, nồng độ chất độc mà có thể tiếp xúc an toàn, không gây ảnh hưởng sức khoẻ. Một số cụm từ miêu tả giới hạn phơi nhiễm 

  • TWA (Time Weight Average) nghĩa là thời gian trung bình cho phép người lao động có thể tiếp xúc trong một ngày làm việc (có thể là 8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/ tuần)
  • STEL (Short-term exposure limit), đây là giới hạn phơi nhiễm ngắn, người dùng chỉ được phép tiếp xúc với nồng độ cồn trong khoảng 15 phút 
  • C (ceiling) mức trần, biểu thị mức độ mà nồng cồn không được vượt qua. 

Biện pháp phòng ngừa

  • Nêu quy trình, hướng dẫn sử dụng sản phẩm an toàn 
  • Cách lưu trữ, bảo quản phù hợp, đúng tiêu chuẩn 
  • Hướng dẫn xử lý hóa chất khi bị tràn, quy định về xử lý chất thải

Biện pháp sơ cứu

Hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, đầy đủ, dể hiểu về các biện pháp sơ cứu, giải quyết sự cố, khắc phục vấn đề.

Trên đây là những chia sẻ của công ty Nam Phú Thịnh Express về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS. Nếu bạn đang cần tìm dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0983 287 387 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa » Msds Của Các Loại Hóa Chất