Bảng Chỉ Số Thai Nhi 25 Tuần Chính Xác Mẹ Bầu Cần Phải Biết

Với việc siêu âm để biết những chỉ số thai nhi 25 tuần là một trong những việc mà các mẹ bầu nên làm. Khi dựa vào đây có thể thấy được sự phát triển của trẻ đang ở mức độ nào cũng như phát hiện những đặc điểm di tật ở trẻ. Vậy nên, nếu bạn chưa hiểu rõ về những chỉ số này thì hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.

1. Các chỉ số thai nhi 25 tuần mà mẹ bầu cần phải biết

Các chỉ số thai nhi phản ánh chân thực sự phát triển của bé trong bụng mẹ, từ khi chỉ to bằng một hạt vừng đến khi trở thành một em bé xinh xắn để chuẩn bị chào đời. Với bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo từng tuần, mẹ sẽ theo dấu sự phát triển của bé cưng thật dễ dàng.

Chỉ số thai nhi 25 tuần gồm những gì?

Siêu âm thai để biết chỉ số thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào là điều mà các mẹ nên thực hiện trong thai kỳ của mình. Trong suốt thai kỳ, các mẹ luôn muốn biết con yêu của mình có khỏe mạnh, phát triển cân đối hay không. Để biết được sự phát triển của thai nhi và nhanh chóng xác định được các dị tật không mong muốn thì việc siêu âm thai là điều cần thiết.

Chỉ số thai nhi 25 tuần gồm những gì?
Chỉ số thai nhi 25 tuần gồm những gì?

Ở tuần thai thứ 25, bạn đã bước vào giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 2 với những sự thay đổi rõ rệt ở thai nhi và cả cơ thể người mẹ. Các chỉ số thai nhi 25 tuần khi siêu âm sẽ giúp bạn biết được chính xác sự phát triển của bé và giúp các bác sĩ nắm rõ được tình hình thai nhi, có biện pháp khắc phục kịp thời nếu gặp phải những rủi ro xấu không mong muốn.

Bảng chỉ số thai nhi 25 tuần

Chỉ số thai nhi phản ánh cân nặng, chiều dài của trẻ. Chỉ số thai nhi 25 tuần chuẩn nhất theo tiêu chuẩn của bộ y tế giúp các mẹ biết được tình hình phát triển của bé nhà mình.

Bảng chỉ số thai nhi 25 tuần
Bảng chỉ số thai nhi 25 tuần

Chú thích cách xem chỉ số thai nhi 25 tuần khi siêu âm:

  • Tuổi thai (25+0): Thai 25 tuần tuổi.
  • Tuổi thai (25+1): Thai 25 tuần một ngày.
  • Tuổi thai (25+2): Thai 25 tuần hai ngày.
  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)
  • FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm)
  • AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm)
  • HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm)
  • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính (Đơn vị: gram)

Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong bảng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.

Giải thích:

  • Tuổi thai (25+0): Thai 25 tuần tuổi. BPD trong giới hạn 56-68mm, trung bình là 62mm. FL trong giới hạn 42-50mm; trung bình là 44mm. AC trong giới hạn 191-221mm; trung bình là 206mm. Các chỉ số như HC và EFW tương tự.
  • Tuổi thai (25+1): Thai 25 tuần một ngày.
  • Tuổi thai (25+2): Thai 25 tuần hai ngày.

Nếu đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho mẹ bầu về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.

Sự phát triển bào thai: Bên trong lợi, các mầm răng đã bắt đầu hình thành. Bé còn thích chuyển động xung quanh và co – duỗi tay, chân.

Lưu ý: Các chỉ số của thai nhi theo tuần tuổi có thể có sai số. Nguyên nhân là do cách tính tuổi thai không chính xác hoặc vì lý do khác. Do vậy bảng này chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ nên hỏi bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển của thai nhi.

Các chỉ số thai nhi trong thai kỳ mẹ cần biết

Hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
  • EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ ngoạn mục, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần thay đổi một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai.

2. Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?

Bước vào tuần thai thứ 25, chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân, em bé sẽ ít co người lại hơn mà sẽ duỗi ra. Theo chỉ số thai nhi 25 tuần, chiều dài trung bình của em bé ở tuần thai thứ 25 là 34,6 cm. Thời điểm này em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ trong cơ thể giúp bé trở nên đầy đặn hơn.

Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?

Mắt của bé cũng có sự thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng dần hoàn thiện hơn, bé cũng học được cách nhắm mở mắt. Phần cảm ứng ánh sáng trong mắt bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng.

Thai nhi cũng học được cách làm cho mình thư giãn hơn, biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần 25 trở đi, cử chỉ này không phải ngẫu nhiên nữa mà là một thú vui nhỏ của bé. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, đây là cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi bé ra khỏi cơ thể mẹ. Khi còn trong bụng mẹ thì tất cả không khí của bé được cung cấp qua nhau thai.

3. Những thay đổi cơ thể người mẹ ở tuần thai 25

Chỉ số thai nhi 25 tuần tuổi không chỉ cho biết mức độ phát triển của bé mà còn thể hiện những thay đổi của cơ thể người mẹ. Ở tuần 15, lúc này bụng đã lớn ra và khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào, nếu mẹ đi nhanh quá hay hoạt động mạnh thì hơi thở sẽ trở nên vô cùng gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, bạn cần phải để cho phổi đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả mẹ và bé.

Những thay đổi cơ thể người mẹ ở tuần thai 25
Những thay đổi cơ thể người mẹ ở tuần thai 25

Mẹ sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung xung quanh bụng, nguyên nhân là do sợi collagen ở lớp giữa của da đang duỗi ra. Mẹ có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm, không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh và tránh sử dụng các loại xà phòng làm khô da. Chỉ nên sử dụng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên khi lau da.

Ở tuần thai thứ 25, nhiều mẹ bầu sẽ bị mất ngủ. Mẹ sẽ cảm thấy rất mệt nhưng khi lên giường đi ngủ thì lại rất khó ngủ, tâm trí cứ đầy ắp những suy nghĩ về mọi thứ và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn đi vệ sinh. Ở tuần thai này, mẹ cũng có thể phải đi vệ sinh vài lần một đêm, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trong đến giấc ngủ. Nếu gặp phải tình trạng mất ngủ, tốt nhất là mẹ nên ngồi dậy một lúc, xem phim truyền hình, uống sữa ấm, đọc sách,…để cơ thể thoải mái dễ dàng cho việc chìm vào giấc ngủ.

Đa số các mẹ mất ngủ bạn đêm thường có cơn thèm ngủ buồi chiều, hãy cố gắng chống chọi lại cơn thèm ngủ này và để dành cho giấc ngủ buổi tối. Cố gắng đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính trước khi ngủ, đồng thời cũng cần gạt hết mọi yếu tố gây kích thích từ môi trường để có một điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ.

Mẹ cũng có thể phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này, sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Nếu cảm thấy quá khó chịu về vấn đề này, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ, như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay. Nếu cần thiết thì mẹ cũng có thể sử dụng vật lý trị liệu để hạn chế hội chứng này.

Trên là những thông tin về bảng chỉ số thai nhi 25 tuần chính xác nhất mà mọi người cần phải biết. Dựa vào đó thì mẹ bầu có thể biết được thai nhi đang phát triển ở giai đoạn nào cũng như sự hình thành cơ thể toàn diện. Tuy nhiên, các chỉ số của từng tuần tuổi sẽ rất khác nhau nên hãy thường xuyên đi xét nghiệm để biết chi tiết nhé.

Từ khóa » Các Chỉ Số Siêu âm Thai Nhi 25 Tuần