Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO

Nội dung chính
  1. Chi tiết bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0-18 tuổi
    • Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0-10 tuổi
    • Bảng chiều cao cân nặng cho trên 10 tuổi
  2. Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái
    • 1. Đối với bé trai và bé gái dưới 2 tuổi
    • 2. Đối với bé trai và bé gái trên 2 tuổi
  3. Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn cho trẻ từ sơ sinh – 18 tuổi
  4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn
    • 1. Mức độ phát triển về thể chất
    • 2. Mức độ phát triển về nhận thức
    • 3. Khả năng phản xạ về ngôn ngữ
    • 4. Khả năng tương tác với người xung quanh
  5. Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ
  6. 6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ
    • 1. Dinh dưỡng và môi trường sống
    • 2. Gen di truyền
    • 3. Thời gian mang thai
    • 4. Các bệnh lý mạn tính
    • 5. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ
    • 6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao
    • 7. Sức khỏe mẹ bầu khi mang thai và cho con bú
  7. Cách khắc phục giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng
    • 1. Tạo thói quen ngủ sâu cho trẻ
    • 2. Khuyến khích trẻ vận động và khám phá
    • 3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt
    • 4. Chú ý khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
    • 5. Uốn nắn trẻ các tư thế chuẩn từ sớm
  8. Câu hỏi thường gặp
    • 1. Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg?
    • 2. Bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg?
    • 3. 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Xem thêmThu gọn

Ngay khi vừa lọt lòng, trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình từ 2.9 – 3.8 kg. Trải qua một năm đầu tiên bú mẹ và bắt đầu tập ăn dặm, trẻ phát triển đồng đều cả về thể chất và trí tuệ, trong đó chiều cao và cân nặng được coi là một trong những tiêu chí “vàng” để theo dõi và đánh giá sự phát triển khoẻ mạnh của con.

Theo chuyên gia, bác sĩ Phan Thanh Dần – Cố vấn sức khỏe tại chiaki, chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ không giống nhau và cho thấy sự khác biệt rõ rệt theo từng giai đoạn phát triển và lớn lên của trẻ.

Tham khảo ngay bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO từ 0 - 18 tuổi, cập nhật mới nhất!

1 Chi tiết bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0-18 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 0-10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ do WHO công bố được coi là căn cứ khoa học để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ, hỗ trợ bố mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái, đặc biệt là trong thời gian 10 năm đầu đời. Bởi đây là giai đoạn trẻ có sức bật rất tốt cả về cân nặng và chiều cao, định hình vóc dáng cho trẻ khi trưởng thành sau này.

Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ dưới 10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ dưới 10 tuổi

Trong giai đoạn phát triển từ 0-10 tuổi, việc theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ rất quan trọng. Các chỉ số chính mà bạn cần lưu ý khi xem xét bảng chiều cao cân nặng cho trẻ 0-10 tuổi bao gồm:

  • Nếu cân nặng của bé < -2SD (điểm chuẩn lệch chuẩn) so với mức bình thường, bé đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Nếu chiều cao của bé < -2SD so với mức trung bình, bé đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Nếu cân nặng của bé < -2SD so với mức trung bình, bé đang bị suy dinh dưỡng. Lúc này, cha mẹ cần phải chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho bé.
  • Nếu chiều cao, cân nặng của bé = TB (Trung bình), trẻ đang ở mức độ phát triển bình thường, khoẻ mạnh theo chuẩn WHO.

Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi

1. Giai đoạn sơ sinh (0-1 tuổi)

Trẻ mới sinh:

  • Chiều dài trung bình: 50 cm
  • Cân nặng tiêu chuẩn: 3.3 kg
  • Chu vi vòng đầu: Bé trai 34,3cm, bé gái 33,8 cm

Chào đời - 4 ngày tuổi: Cân nặng giảm 5-10% do mất nước và dịch cơ thể.

5 ngày - 3 tháng tuổi: Tăng cân trung bình: 15-28g/ngày

Sau 2 tuần, cân nặng trở lại mức lúc sinh.

3 - 6 tháng tuổi:

  • Tăng cân trung bình: 225g mỗi 2 tuần
  • Cân nặng khi 6 tháng: Gấp đôi lúc sinh.

7 - 12 tháng tuổi:

  • Tăng cân trung bình: 500g/tháng
  • Trước 1 tuổi: Chiều cao 72-76 cm, cân nặng gấp 3 lần lúc sinh.

2. Giai đoạn chập chững (1-2 tuổi)

1 tuổi:

  • Tăng cân trung bình: 225g/tháng
  • Tăng chiều cao trung bình: 1,2 cm/tháng

2 tuổi:

  • Tăng chiều cao: 10cm so với lúc 1 tuổi
  • Tăng cân: 2,5 kg so với lúc 1 tuổi

3. Giai đoạn mẫu giáo (3-5 tuổi)

3 - 4 tuổi: Sự phát triển chiều cao và cân nặng tiếp tục, mỡ cơ thể giảm dần, chân tay phát triển hơn, trông cao ráo hơn.

5 tuổi: Sự tăng trưởng chiều cao nhanh chóng, bắt đầu dậy thì.

4. Giai đoạn tiểu học (6-10 tuổi)

6 - 10 tuổi: Tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng đều đặn. Bé gái bắt đầu có dấu hiệu dậy thì sớm hơn bé trai.

Bảng chiều cao cân nặng cho trên 10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng cho trên 10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng cho trên 10 tuổi

Các chỉ số chính mà bạn cần lưu ý khi xem xét bảng chiều cao cân nặng cho trẻ trên 10 tuổi bao gồm:

  • Chiều cao của bé bằng “Chiều cao chuẩn”: Trẻ phát triển chiều cao hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Chỉ số BMI thực tế của bé bằng “Chỉ số BMI chuẩn”: Trẻ phát triển cân nặng bình thường, không bị thừa cân hay béo phì.
  • Cân nặng của bé bằng “Cân nặng trên mức BMI chuẩn” và một trong hai hoặc cả hai chỉ số Chiều cao, BMI của bé bằng mức chuẩn: Trẻ vừa phát triển chiều cao khỏe mạnh, vừa có cân nặng chuẩn.
  • Cân nặng của bé bằng “Cân nặng trên mức BMI chuẩn” và một trong hai hoặc cả hai chỉ số Chiều cao, BMI của bé khác với mức chuẩn: Không thể đánh giá được tình trạng tăng trưởng của bé vì có sự không đồng nhất giữa các chỉ số. Cần kiểm tra thêm và tư vấn từ chuyên gia y tế.
  • Mọi thông số của bé đều khác cả 3 thông số chuẩn trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn của WHO: Không thể đánh giá được tình trạng tăng trưởng của bé dựa trên các chỉ số hiện tại. Cần tiến hành kiểm tra chi tiết và tư vấn từ chuyên gia y tế.

Quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 10 đến 18 tuổi

Quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 10 đến 18 tuổi có thể được chia thành ba giai đoạn rõ ràng: tiền dậy thì, dậy thì và sau dậy thì.

1. Giai đoạn tiền dậy thì (10 - 11 tuổi)

Chiều cao:

  • Nam: Tăng trung bình 5.3 cm/năm
  • Nữ: Tăng trung bình 6.4 cm/năm

Cân nặng:

  • Nam: 31.14 - 34.6 kg
  • Nữ: 31.89 - 36.16 kg

Trong giai đoạn này, bé trai có thể tăng thêm 29% và bé gái có thể tăng thêm 51% tổng chiều cao mà trẻ có thể đạt được sau 10 tuổi. Bé gái thường có xu hướng cao vượt trội hơn bé trai trong giai đoạn này.

2. Giai đoạn dậy thì (12 - 14 tuổi)

Chiều cao:

  • Nam: Tăng trung bình 7 cm/năm
  • Nữ: Tăng trung bình 4.3 cm/năm

Cân nặng:

  • Nam: 38.9 - 50 kg
  • Nữ: 41 - 50 kg

Giai đoạn này rất quan trọng cho sự phát triển chiều cao, giúp bé trai tăng thêm 51% và bé gái tăng thêm 43% tổng chiều cao mà trẻ có thể đạt được sau 10 tuổi. Bé trai thường bắt đầu tăng chiều cao nhanh chóng, bắt kịp và vượt qua chiều cao của bé gái cùng trang lứa.

3. Giai đoạn sau dậy thì (15 - 18 tuổi)

Chiều cao:

  • Nam: Tăng trung bình 1.875 cm/năm
  • Nữ: Tăng trung bình 0.375 cm/năm

Cân nặng:

  • Nam: 56.5 - 69.6 kg
  • Nữ: 52.8 - 57 kg

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ đạt được chiều cao tối đa của mình. Bé trai có thể tăng thêm 20% và bé gái có thể tăng thêm 6% tổng chiều cao mà trẻ có thể đạt được sau 10 tuổi. Quá trình phát triển chiều cao của thanh thiếu niên bắt đầu chậm lại và dừng hẳn vào năm 19 tuổi. Tuy nhiên, sự phát triển về thể chất như gia tăng khối lượng cơ bắp, vẫn còn tiếp tục diễn ra ở nam giới sau tuổi 19.

2 Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái

1. Đối với bé trai và bé gái dưới 2 tuổi

cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái đối với bé trai và bé gái dưới 2 tuổi

Để đo chiều cao của trẻ dưới 2 tuổi chuẩn, ba mẹ nên đặt trẻ nằm dọc theo thước đo. Có thể tranh thủ lúc bé đang ngủ hoặc gây sự chú ý để mắt bé nhìn thẳng lên trần nhà, đầu gối kéo thẳng, sau đó ghi chiều cao bao gồm cả số chẵn và số lẻ.

2. Đối với bé trai và bé gái trên 2 tuổi

cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái trên 2 tuổi

Đối với các bé đã trên 2 tuổi, ba mẹ nên đặt thước đo thẳng, để vạch số 0 sát tường và vuông góc với sàn nhà, sau đó để trẻ đứng thẳng, lưng + vai + mông + đầu + bắp chân + gót chân sát với tường và người đứng xuôi theo thước đo. Sau đó ba mẹ có thể bùng bảng gỗ để đặt nhằm cố định dáng đứng cho trẻ, dùng bút để đánh dấu chính xác vị trí đỉnh đầu của trẻ, từ đó sẽ lấy được con số đo chính xác nhất.

Lưu ý:

  • Khi đo, ba mẹ nhớ bỏ giày, mũ, áo khoác cho bé trước khi đi, để trẻ ăn mặc đơn giản nhất có thể.
  • Nên đo chiều cao cho bé vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất.
  • Thông thường, chiều cao của bé trai sẽ có phần nhỉnh hơn bé gái trong giai đoạn phát triển.
  • Nên đo chiều cao cho bé 1 lần/tháng trong năm đầu tiên.

3 Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn cho trẻ từ sơ sinh – 18 tuổi

Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn cho trẻ từ sơ sinh – 18 tuổi

So với đo chiều cao, việc đo cân nặng sẽ dễ dàng hơn cho ba mẹ dù trẻ ở trong bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt đối với các bé lớn hơn 5 tuổi, đã hiểu những chỉ dẫn của ba mẹ thì việc cân nặng sẽ vô cùng dễ dàng và chính xác. Bé chỉ cần bước nhẹ nhàng lên cân và ngồi yên lặng khoảng 1 phút là xong.

Lưu ý khi đo cân nặng cho trẻ từ sơ sinh - Dưới 5 tuổi:

  • Khi đo cân nặng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đi đại tiện.
  • Hãy nhớ trừ đi trọng lượng của quần áo và tã khoảng 200 - 400g (Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
  • Nên cân bé 1 lần/tháng trong 1 năm đầu tiên.
  • Có thể sử dụng mọi loại cân nhưng nên ưu tiên sử dụng cân điện tử.
  • Nên đặt bé nằm ngửa hoặc ngồi giữa cân, hạn chế để bé cử động.

4 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn

Bên cạnh 2 yếu tố chính là chiều cao và cân nặng, WHO đã ra một số những tiêu chí khác để ba mẹ tham khảo và bám sát việc theo dõi quá trình phát triển của con.

Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ qua từng giai đoạn

1. Mức độ phát triển về thể chất

Dựa trên yếu tố vận động thô hay khả năng trẻ tự điều chỉnh tốc độ đi, tốc độ bước chân nhanh hoặc chậm theo ý muốn hoặc chỉ dẫn từ ba mẹ.

2. Mức độ phát triển về nhận thức

Dựa vào một số yếu tố vận động tĩnh như:

  • Khả năng nhận dạng hình vẽ, nét chữ của trẻ
  • Khả năng phân biệt các vật xung quanh nhờ vào những đặc điểm cơ bản của chúng
  • Khả năng tò mò, khám phá, tìm hiểu mọi thứ, mọi hiện tượng đơn giản xung quanh
  • Nhận biết các hiện tượng về thời gian như: Ngày, đêm, ngày mai, ngày hôm nay, ngày hôm qua,...

3. Khả năng phản xạ về ngôn ngữ

Khả năng phản xạ về ngôn ngữ được coi là yếu tố đánh giá bé yêu của bạn đang phát triển tốt hay chậm phát triển.

Một số hành vi điển hình nếu trẻ phát triển khỏe mạnh như: Trẻ hay cười, bi bô tập nói, trẻ có tò mò với người lạ hay đồ chơi, vật dụng xung quanh hay không, tốc độ và khả năng phản xạ của trẻ như thế nào,...

4. Khả năng tương tác với người xung quanh

Đối với các bé từ sơ sinh đến dưới 5 tuổi, các bé có phân biệt được người lạ với người quen, biết giận hờn khi quát, biết nũng nịu khi được yêu thương hay không.

Đối với các bé trên 5 tuổi, bé có thực hiện theo những chỉ dẫn và sự hỗ trợ của ba mẹ, có tuân thủ được những nề nếp mà ba mẹ uốn nắn, biết biểu đạt cảm xúc và quan tâm tới người xung quanh hay không.

5 Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ

  • Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong đời. Đây là thời kỳ mà cả cân nặng và chiều cao đều có thể tăng lên đáng kể.
  • Trẻ có thể trải qua những thay đổi rõ rệt về hình dáng cơ thể, bao gồm tăng chiều cao nhanh chóng và có thể tăng hoặc giảm cân nhanh chóng.
  • Trẻ em cần một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu.
  • Không khuyến khích áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ em vì có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe do thiếu hụt dinh dưỡng như loãng xương, xương giòn và dậy thì muộn.
  • Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chiều cao và cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, dinh dưỡng và môi trường sống cũng có ảnh hưởng lớn.
  • Thường xuyên vận động giúp kích thích sự phát triển xương và cơ, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý.
  • Trẻ cần ngủ đủ giấc để cơ thể có thể phát triển và phục hồi. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng.
  • Sử dụng các bảng chuẩn tăng trưởng của WHO để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ. Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe nếu có.

6 6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của trẻ

1. Dinh dưỡng và môi trường sống

Dinh dưỡng và môi trường sống ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao của trẻ

Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, phải sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm, chiến tranh, đói nghèo thì thể chất, mật độ xương răng và kích thích của các cơ quan nội tạng bên trong cũng sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi, nhưng là theo hướng tiêu cực.

Theo bác sĩ Phan Thanh Dần, bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong tối thiểu 6 tháng đầu tiên, sau đó có thể kết hợp uống sữa ngoài hoặc ăn dặm.

2. Gen di truyền

Yếu tố gen di truyền có tác động không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền về chiều cao và nhiều đặc điểm di truyền khác từ ba và mẹ ngay khi được sinh ra.

3. Thời gian mang thai

Thời gian mang thai ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao của trẻ

Các bé được sinh ra trước ngày dự sinh thường nhỏ hơn mức bình thường và các bé sinh sau ngày dự sinh thường to, nặng cân hơn so với mức bình thường.

4. Các bệnh lý mạn tính

Một số trẻ mắc các bệnh lý mãn tính do bẩm sinh, điều kiện sống, biến chứng từ loại bệnh lý khác, từng trải qua phẫu thuật,...là những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Do đó, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, một môi trường sống lành mạnh, tích cực là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ đang.

5. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhận được sự quan tâm, chăm sóc, gần gũi của ba mẹ sẽ phát triển tốt hơn về cả thể chất và tinh thần nhờ việc tạo nên sợi dây kết nối và chia sẻ vô hình.

Ngược lại, nếu trẻ lớn lên trước sự thờ ơ hoặc quá hà khắc, kỳ vọng từ ba mẹ có thể khiến trẻ chậm phát triển và sinh bệnh.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao của trẻ

Vận động luôn là “liều thuốc hữu hiệu” đối với hệ xương khớp và hệ thần kinh. Do đó, các bé đang trong giai đoạn phát triển nên vận động thường xuyên bằng các hoạt động vui chơi, giải trí, giúp bé cân bằng cả yếu tố về tâm sinh lỳ, đồng thời giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh lý nguy hiểm.

7. Sức khỏe mẹ bầu khi mang thai và cho con bú

Cả trong giai đoạn mang thai và cho con bú thì mẹ bầu đều cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, có chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học, hợp lý, tiết chế lại những thói quen không tốt (thức khuya, nóng nảy, ăn uống tuỳ hứng, dung nạp nhiều thực phẩm ngon miệng nhưng độc hại,...).

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng của trẻ như: Thứ tự sinh, số lượng em bé trong bụng mẹ cùng lúc (trường hợp sinh đôi, sinh ba, thậm chí nhiều hơn), tình trạng sức khoẻ và tâm lý của mẹ bầu khi mang thai, thời gian mang thai,.

>>> Tham Khảo Thêm Sản Phẩm Tăng Chiều Cao Cho Trẻ Ở Mọi Lứa Tuổi:

@Chiaki.vn Bột Bio Island Lysine Starter For Kids cho trẻ dưới 6 tuổi của Úc

427.000đ 489.000đ

61Mua ngayCho vào giỏ@Chiaki.vn Height Extension EX - Viên hỗ trợ tăng chiều cao

439.000đ 530.000đ

8Mua ngayCho vào giỏ@Chiaki.vn Viên uống hỗ trợ tăng chiều cao Bone Bone

1.289.000đ 1.600.000đ

1Mua ngayCho vào giỏ

@Chiaki.vn Viên uống hỗ trợ tăng chiều cao Waki Bewel Bone & Calcium

412.000đ 650.000đ

2Mua ngayCho vào giỏ

7 Cách khắc phục giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng

1. Tạo thói quen ngủ sâu cho trẻ

tạo thói quen ngủ sâu giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ xương của trẻ phát triển mạnh vào lúc ngủ, đặc biệt là trong khung thời gian từ 22h - 4h sáng, đạt đỉnh lúc 0h. Đây là thời điểm hormone tăng trưởng GH được tiết ra cực đại, giúp tối ưu khả năng hấp thu Canxi của xương. Do đó, ba mẹ nên tạo thói quen để trẻ ngủ trước 21h hoặc 22h, hạn chế để trẻ dành thời gian quá nhiều dùng đồ điện tử trong không gian tối.

Để trẻ thoải mái khi ngủ, ba mẹ nên chú ý không gian ngủ, đảm bảo đủ sạch sẽ, thoáng mát, gối mền thoải mái, quần áo rộng rãi,...để trẻ thoải mái nghỉ ngơi.

2. Khuyến khích trẻ vận động và khám phá

Thói quen vận động thường xuyên, phù hợp với thể trạng giúp cơ thể tăng sinh Hormone tăng trưởng GH, từ đó kích thích xương và sụn phát triển.

Quá trình vận động sẽ giúp trẻ giải phóng năng lượng, tăng cường chức năng tiêu hoá, kích thích trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc.

Với trẻ trên 5 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích cho các con chơi các môn thể thao nhẹ nhàng từ 20 - 30 phút/ngày.

3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng

Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần phù hợp với từng giai đoạn phát triển chiều cao cân nặng của trẻ, là yếu tố có mức ảnh hưởng lên tới 32%. Do đó:

  • Đối với trẻ sơ sinh, đang bú mẹ, cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm: Chất đạm, Sắt, Iốt, Canxi, Photpho, Vitamin D, Axit Folic,...và sau 6 tháng đầu tiên, trẻ có thể bắt đầu cai sữa mẹ.
  • Đối với trẻ trên 5 tuổi, cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính, bao gồm: Chất bột đường (cơm, bánh mì, ngô, khoai), chất béo (sữa, chế phẩm từ sữa), chất đạm (thịt, cá trứng) và các vitamin, khoáng chất cần thiết khác.

4. Chú ý khám sức khỏe định kỳ cho trẻ

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng được các chuyên gia khuyến khích nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

5. Uốn nắn trẻ các tư thế chuẩn từ sớm

Khi trẻ bắt đầu biết đi và định hình dáng đứng, ba mẹ nên chú ý để uốn nắn, chỉnh tư thế cho trẻ đứng thẳng, ngồi thẳng lưng, để duy trì vóc dáng lý tưởng ngay từ sớm. Tư thế đi đứng, ngồi sai có thể khiến trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống và nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm tàng khác.

8 Câu hỏi thường gặp

1. Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg?

  • Bé 4 tuổi (Nếu là bé gái): Cân nặng tiêu chuẩn thường từ 14.5 – 17.3kg.
  • Bé 4 tuổi (Nếu là bé trai): Cân nặng tiêu chuẩn thường từ 15 –17.6kg.

2. Bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg?

  • Bé 5 tuổi (Nếu là bé gái): Cân nặng tiêu chuẩn thường từ 15.8 – 21.2kg. Nếu trên 24.9kg thì bé đang bị béo phì, dưới 13.7kg là suy dinh dưỡng, còi.
  • Bé 5 tuổi (Nếu là bé trai): Cân nặng tiêu chuẩn thường từ 16 – 21kg. Nếu trên 24.2kg thì bé đang bị béo phì, dưới 14.1kg là suy dinh dưỡng, còi.

3. 10 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Bé 10 tuổi thì cao khoảng 138 – 140cm là chuẩn.

Trên đây là bảng chiều cao cân nặng cho trẻ mà Chiaki đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ từ đến từ FPT Shop, các bạn đã có thêm thông tin hữu ích về các thông số và quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Từ đó có thể theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về thể chất theo từng giai đoạn.

Nguồn: WHO, babycenter.com

Từ khóa » Bảng Cân Nặng Của Trẻ