Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 đến 5 Tuổi Mà Ba Mẹ Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi sẽ giúp ba mẹ có những đánh giá khách quen về sự phát triển và tình hình sức khỏe của con. Ba mẹ tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ ngay dưới đây để biết con có đạt chuẩn cân nặng không nhé! Ngoài ra, Sakura Montessori còn mang tới cho ba mẹ nhiều hơn:
- Các thông tin chung và yếu tố ảnh hưởng chiều cao cân nặng trẻ.
- Đo chiều cao cân nặng cho con như thế nào cho chuẩn.
- Làm thế nào để con phát triển toàn diện.
Trẻ phát triển về chiều cao cân nặng như thế nào?
Con sẽ phát triển mạnh mẽ không ngừng về cả cân nặng và chiều cao trong suốt giai đoạn từ 0-5 tuổi. Trong giai đoạn này, ba mẹ sẽ chứng kiến những biến đổi “kì diệu” đáng kinh ngạc của con. Đây cũng là những cột mốt phát triển vô cùng quan trọng với trẻ, vậy nên ba mẹ cần theo dõi và chăm sóc con đúng cách để bé có thể lớn lên thuận lợi nhất.
Mẹo Giúp con phát triển toàn diện về cả chiều cao cân nặng* Kích thích phát triển chiều cao cân nặng của trẻ với các trò chơi đơn giản, hiệu quả * 3 lưu ý quan trọng để tối ưu chiều cao cân nặng của trẻ
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, ở mỗi độ tuổi, con sẽ có tốc độ lớn và cách lớn rất khác nhau:
Độ tuổi | Chiều cao cân nặng của trẻ |
Trẻ mới sinh | Trẻ dài TB 50cm, nặng 3,3kg |
Trẻ 3 tháng tuổi | Trẻ sẽ tăng 15-28g/ngày |
Trẻ 6 tháng tuổi | Tăng 225g/tuần, trẻ sẽ nặng gấp đôi khi 6 tháng tuổi |
Trẻ 7 tháng – 1 năm tuổi | Tăng 500g/tháng, chiều cao trung bình 72 – 76 cm |
Trẻ 1 tuổi | Tăng thêm 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2 cm. |
Trẻ 2 tuổi | nặng thêm 2,5kg, cao thêm khoảng 10cm so với 1 tuổi |
Trẻ 3-4 tuổi | lượng mỡ của trẻ sẽ giảm đi nhiều, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều nên trông bé cao ráo hơn |
Trẻ từ 5 tuổi | Bé gái sau khoảng 2 năm kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ đạt chiều cao tối đa. Bé trai cũng sẽ đạt chiều cao tối đa ở tuổi trưởng thành khi đến độ tuổi 17. |
Hướng dẫn đo chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh
Ba Mẹ có thể sử dụng tiêu chuẩn sau của WHO để biết tình trạng chiều cao và cân nặng của con dựa vào bảng dưới nhé
- TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)
Lưu ý:
- Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD nghĩa là trẻ nhỏ hơn 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. WHO quy định đây là trẻ em suy sinh dưỡng thể nhẹ cân.
- Chỉ số chiều cao khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé < –2SD so với mức trung bình. WHO nhận định trẻ đang suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé có kết quả < –2SD so với mức trung bình (phát triển bình thường) thì khả năng cao bé đang mắc suy dinh dưỡng, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.
Bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn 2022
Sự phát triển về chiều cao và cân nặng của hai giới có sự khác nhau lớn trong hầu hết các giai đoạn. Từ 0-5 tuổi, chỉ số chiều cao và cân nặng của bé trai và bé gái cũng là khác nhau, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng bé gái, ba mẹ có thể đối chiếu để biết được tình trạng hiện tại của bé cũng như mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn.
Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn 2022
Dưới đây là bảng chiều cao cần nặng tiêu chuẩn của bé trai, ba mẹ so sánh và đối chiếu để nắm được tình trang hiện tại của con nha!
Bảng chiều cao cân nặng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ (chuẩn WHO)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sáu năm đầu đời là giai đoạn vàng trong tiến trình phát triển của trẻ. Ở thời điểm này, người lớn sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao, cân nặng và cũng là giai đoạn nền tảng để giúp trẻ đạt được sự tối ưu về thể chất trong tương lai.
Theo nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), trong 1.000 ngày đầu đời (từ 0 đến khoảng 3 tuổi), chiều cao của con trong năm đầu tiên cũng tăng trung bình 25cm và sẽ đạt mức khoảng 75cm. Tới năm thứ hai, bé sẽ có thể tăng thêm 10cm chiều cao và đạt mức trung bình là 85 – 86cm. Từ 10 tuổi trở đi, trung bình trẻ cao thêm 5cm/năm. Về cân nặng, đối với trẻ sơ sinh, sau khi chào đời, cả chiều cao lẫn cân nặng của bé sẽ tăng lên nhanh chóng. Cho đến khi 1 tuổi, cân nặng của bé có thể gấp rưỡi cân nặng khi mới chào đời.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ thay đổi liên tục trong 6 năm đầu đời.
- Trẻ mới sinh: trung bình dài 50cm, nặng 3,3kg.
- Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé có thể giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là các con bị mất nước và dịch của cơ thể khi tiểu và đi ngoài.
- 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trung bình mỗi ngày trẻ tăng khoảng 15 – 28g và nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.
- 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, trẻ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
- 7 – 12 tháng: Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh
- 1 tuổi (tuổi tập đi): Mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.
- 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi.
- 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên ba mẹ sẽ thấy chiều cao của con tặng trưởng rõ rệt.
- 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh chóng. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.
Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bảng chiều cao cân nặng bé gái cũng sẽ có nhiều khác biệt. Ba mẹ có thể xem thêm bảng tổng hợp chi tiết dưới đây nhé!
5 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ giúp cha mẹ có phương hướng giúp trẻ phát triển hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố quan trọng chúng ta cần quan tâm:
#1 Gen di truyền
Gen di truyền là một trong những yếu tố tiên quyết khi nói đến sự tặng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ. Theo sở y tế, chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ).
American Journal of Human Biology – Tạp chí sinh học con người cho rằng, không chỉ gen di truyền mà các yếu tố khác như yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ.
#2 Thời kì mang thai của mẹ
Trong thời kì mang thai của mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ mang lại ảnh hưởng vô cùng lớn tới trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Việc ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi không hợp lý hay làm việc quá sức của người mẹ làm ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng của trong thai kỳ và cả khi trẻ sinh ra.
Do vậy, trong thời kì mang thai, mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)… để mang lại cho con một thể trạng tốt khi sinh. Nếu con sinh thiếu tháng, nhẹ cân rất có thể sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng thấp còi cho bé. Trong trường hợp này cha mẹ cần tích cực bồi dưỡng những thiếu hụt về dinh dưỡng cho con để con phát triển tốt nhất.
#3 Thói quen sinh hoạt của trẻ
Thói quen sinh hoạt cũng sẽ mang lại tác động không nhỏ đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Nhất là khi ba mẹ ngày nay chăm sóc con quá kĩ không cho con tự vận động, đi đâu cũng đưa đón, trẻ ít vận động ngoài trời và ngồi xem tivi, đọc truyện, say mê vi tính thay vì chơi thể thao, tập thể dục các môn giúp tăng chiều cao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông…
Bên cạnh đó, gia đình hiện đại thường có thói quen xấu ngủ muốn sau 22h. Một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn. Vì thế, ba mẹ cần tạo cho con thói quen ngủ trước 10h tối. Có một giấc ngủ ngon sẽ giúp con tăng trưởng tốt và đạt chiều cao tối đa
#4 Chế độ ăn uống của trẻ
Thói quen ăn uống cũng là một yếu tố quyết định chiều cao và cân nặng của trẻ khi lớn lên. Trẻ suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống và thói quen ăn uống không tốt không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể.
Hơn thế nữa, chế độ ăn uống không khoa học còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì. Ngoài ra, quá cân có thể làm cho be lười vận động dẫn đến chậm phát triển về chiều cao. Làm bé thiếu tự tin và phát triển không cân bằng.
Vì vậy cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói quen ăn uống và chế độ ăn uống thích hợp với lứa tuổi ngay từ khi còn nhỏ.
#5 Thói quen chơi thể thao và hoạt động thể chất
Chơi thể thao cũng như hoạt động thể chất là không thể thiếu để trẻ được phát triền đều và mạnh hơn. Ngay từ khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh chúng ta cần thường xuyên cho con vận động mỗi ngày.
Khi trẻ lớn lên ba mẹ nên theo dõi va khuyến khích con tham gia những hoạt động thể thao như đá bóng, cầu lông, bơi lội… Đây là cách hiệu quả phát triển tốt chiều cao, cân nặng và giúp con năng động hơn cũng như nhiều năng lượng hơn.
Làm sao để tối ưu chiều cao cân nặng cho trẻ?
Để giúp con đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng theo từng giai đoạn phát triển, dinh dưỡng, chế độ ngủ và chế độ tập luyện là 3 yếu tố quan trọng. Tuy nhiên không phải cứ tăng cường khẩu phần ăn, cho con ăn nhiều, tập luyện nhiều là giúp con cao lớn mỗi ngày.
Bổ sung dinh dưỡng khoa học, chế độ ngủ và chế độ luyện tập hợp lý cho con chính là điều ba mẹ nên cần làm và tập cho trẻ. Dưới đây là một số bí quyết giúp con tăng trưởng chiều cao và cân nặng đúng cách mà ba mẹ cần biết.
#1 Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ
Trải qua các nghiên cứu về cơ thể người, các chuyên gia đều cho rằng xây dựng khẩu phần dinh dưỡng lành mạnh là 1 trong những yếu tố tối ưu chiều cao, cân nặng cho trẻ. Trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm với một khẩu phần ăn tiêu chuẩn kết hợp đầy đủ các chất sẽ giúp tối ưu chiều cao cân nặng của trẻ.
Chúng ta cần kết hợp với việc chế biến đa dạng thực phẩm, đáp ứng sở thích, thường xuyên thay đổi thực đơn để trẻ luôn cảm thấy hứng thú, ăn uống vui vẻ và hợp tác. Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng: Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, nước uống có ga, nước ngọt, nước giải khát các loại. Bởi đây là những thành phần nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao cân nặng của trẻ cũng như dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì hoặc gây bệnh tiểu đường ở trẻ…
Thực đơn cần cân đối và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như: Protein, Lipid, Glucid; các khoáng chất Canxi, sắt, kẽm và các vitamin A, D, K12,… và các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác. Theo đó, ba mẹ có thể bổ sung trong các bữa ăn của con các thành phần như hải sản, các loại đậu, cà rốt, trứng, thịt gà, thịt bò, các loại rau củ quả, sữa, tinh bột và ngũ cốc, bột yến mạch…
Phụ huynh có thể cho con ăn các món giàu canxi như chế phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, whipping cream, pho mát đóng cục và kem. Bởi đây đều là những nguồn cung cấp cho trẻ rất nhiều loại vitamin tốt như vitamin A, B, D, E, K, protein và canxi.
Đặc biệt, ngay từ nhỏ, người lớn cũng nên rèn cho con thói quen ăn rau xanh để tăng cường chất xơ, các loại vitamin hữu ích. Để giúp trẻ ngon miệng, nhanh chóng làm quen với việc ăn rau ba mẹ có thể kết hợp nấu cháo rau củ quả, cháo hải sản – rau xanh khi con còn nhỏ. Đồng thời đa dạng cách chế biến thành rau nấu, luộc, xào… để các con quen với việc ăn rau từ bé.
#2 Cho trẻ ngủ đủ giấc giúp các con phát triển tối đa về chiều cao
Theo chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam – Trương Hồng Sơn, giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Nếu muốn con cao tối đa, cha mẹ phải cho con đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Theo nhiều nghiên cứu khoa học khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra lượng hormone GH (hormone tăng trưởng) tăng tiết gấp 4 lần khi thức. Lượng hormone sẽ đạt đỉnh từ 22h cho đến 1h và chỉ giải phóng nhiều nhất khi trẻ bắt đầu giấc ngủ sâu. Cho nên, nếu muốn chiều cao cân nặng của trẻ phát triển tốt, ba mẹ cần cho con ngủ trước 22h đêm.
Nếu trẻ ngủ không đủ giấc, hàm lượng hormone GH tiết ra sẽ không đủ sẽ gây cản trở quá trình phát triển chiều cao và hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu trẻ ngủ quá muộn, các con sẽ “trễ” mất khoảng thời gian “vàng” mỗi ngày để có thể giải phóng tối đa lượng GH. Hậu quả gây ra là làm giảm sức tăng trưởng chiều dài xương và tầm vóc cao lớn của trẻ.
#3 Tăng cường tập luyện, vận động phù hợp
Vận động là hoạt động quan trọng đóng vai trò tác động lớn đến sự phát triển kỹ năng, thể chất ngay từ khi trẻ con nhỏ. Tuy nhiên để quá trình vận động đạt hiệu quả cha mẹ cần chọn hoạt động phù hợp với lứa tuổi của con.
Giai đoạn 0-6 tuổi là thời điểm trẻ phát triển mạnh mẽ về kỹ năng vận động thô và vận động tinh và đây cũng là thời điểm thích hợp để rèn luyện cho trẻ thói quen vận động. Vì vậy, ba mẹ hãy tận dụng giai đoạn này để hướng dẫn con vận động, tập luyện.
- Giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi: Với trẻ từ 0-3 tuổi, hãy theo dõi các kỹ năng vận động tinh, vận động thô của con để tạo điều kiện cho con hoạt động tại nhà.
- Giai đoạn trẻ từ 3 – 6 tuổi: Với các trẻ 3-6, các hoạt động vận động phù hợp với con là đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, đánh cầu lông, đá bóng… Chúng ta cần lưu ý lựa chọn bài tập vận động, môn thể thao luyện tập phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy trẻ bài tập yoga chào mặt trời với 11 động tác phối hợp tay, chân và đầu hay bài Chakrasan ở tư thế bánh xe, kích thích và đánh thức cả 7 trung tâm năng lượng dọc theo cột sống. Hoặc một số bài tập khác như bài tập ở tư thế con mèo (cat pose), bài tập ở tư thế hình tam giác (triangles pose), bài tập ở tư thế cái cây (tree pose)… Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho con tham gia các lớp ngoại khóa chuyên về thể chất như lớp học Thể chất Jacpa độc quyền từ Nhật Bản tại ASC Education. Tại đây, các con sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn các bài học với thảm, bóng, xà, cầu thăng bằng… cùng nhiều động tác vận động như: Bò, đứng, đi bộ, chạy, nắm, treo, đỡ, uốn cong, leo lên, đẩy, kéo, duỗi ra, nhảy xuống, lộn, lăn, lắc, đánh, ném, bắt lấy, đá…
Xem thêm: Phát triển tối đa chiều cao cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời với chương trình Thể chất Jacpa Nhật Bản
Hy vọng những thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ và cách giúp trẻ phát triển tối ưu nêu trên hữu ích với ba mẹ.
Câu hỏi thường gặp
1. Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam là bao nhiêu?
Đối với mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có một tiêu chuẩn cân nặng khác nhau vì trẻ luôn phát triển không ngừng cho đến tuổi dậy thì. Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cân nặng tiêu chuẩn của bé theo WHO như sau:
- Dưới 1 tuổi: bé nặng từ 3kg đến 10kg
- Từ 1 đến 3 tuổi: bé nặng từ 10kg đến 14kg
- Từ 3 đến 6 tuổi: bé nặng từ 14,5kg đến 20,5 kg
2. Chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái là bao nhiêu?
Đối với các bé gái dưới 6 tuổi, chiều cao & cân nặng sẽ tăng trưởng không ngừng và nhanh nhất trong giai đoạn 3-6 tuổi.
- Dưới 1 tuổi: Bé nặng từ 3-10kg, cao từ 50-75 cm
- Từ 1 đến 3 tuổi: Bé nặng từ 9-14kg, cao từ 75-100 cm
- Từ 3 đến 6 tuổi: Bé nặng từ 14-20 kg, cao từ 100-115cm
3. Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai là bao nhiêu?
- Dưới 1 tuổi: Bé nặng từ 4-11kg, cao từ 55-80 cm
- Từ 1 đến 3 tuổi: Bé nặng từ 11-16kg, cao từ 80-120 cm
- Từ 3 đến 6 tuổi: Bé nặng từ 16-24 kg, cao từ 120-135cm
Tải tài liệu
- Tải tài liệu ngay!
- Họ và tên ba mẹ*Họ và tên ba mẹ
- Số điện thoại liên hệ*Số điện thoại liên hệ
- EmailEmail
- Cơ sở ba mẹ đang quan tâmChọn cơ sở quan tâmSMIS Phạm Hùng, HNSMIS Thụy Khuê, HNSMIS Vạn Phúc, Hà Đông, HNSMIS Tây Hồ Tây, HNSMIS Dương Kinh, Hải PhòngSMIS Lương Khánh Thiện, Hải PhòngSMIS Hạ Long, Quảng NinhSMIS Thạnh Mỹ Lợi, HCMSMIS Thái BìnhSMIS Tố Hữu, HNSMIS Tam Trinh, HN
- Nhận tư vấn
- Bạn có muốn nhận thông tin của từng cơ sở Sakura Montessori không?
Từ khóa » Bảng Cân Nặng Của Trẻ
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Theo độ Tuổi - Hello Bacsi
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 đến 10 Tuổi Chuẩn WHO
-
Bảng Chiều Cao Và Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi ... - Doppelherz
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi Theo WHO, Việt ...
-
BẢNG CHIỀU CAO & CÂN NẶNG TIÊU CHUẨN CHO BÉ TỪ 0 ĐẾN ...
-
Bảng Chiều Cao - Cân Nặng Chuẩn Cho Trẻ Từ 0 đến 10 Tuổi - Nutifood
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 0-10 Tuổi Chuẩn Nhất (2022)
-
Bảng Chiều Cao Và Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi Từ WHO
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO
-
Bảng Tiêu Chuẩn Cân Nặng Và Chiều Cao Của Trẻ Theo WHO - Sức Khỏe
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Bé | Vinmec
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 -18 Tuổi Theo WHO - Fitobimbi
-
Bảng Tiêu Chuẩn Chiều Cao, Cân Nặng Của Trẻ Em Theo WHO