Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Và Cách Phát âm Chuẩn, Những Từ Thường ...

Mỗi người xinh ra đều có một lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn và không thể thiếu đó chính là tình yêu to lớn đối với thứ tiếng nói mà chúng ta đang giao tiếp hàng ngày đó chính là Tiếng việt. Theo Wiki định nghĩa, Tiếng Việt, còn gọi tiếng Việt Nam tiếng Kinh hay Việt ngữ, là ngôn ngưX của người Việt (dân tộc Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ  của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn 4 triệu Việt Kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiêang Hán và trước đây dùng chữ Nôm – một hệ chữ viết  dựa trên chữ Hán  – để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ  thuộc ngữ hệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết. 

  • Chùm thơ tỏ tình ngọt ngào, lãng mạn gây nhớ thương
  • Chùm thơ về biển ngọt ngào, sâu lắng nhất
  • Những vần thơ lục bát hay nhất về quê hương, về mẹ, về bạn bè, về thầy cô
  • Tuyển chọn những bài thơ Tố Hữu hay nhất
  • Tuyển chọn những stt tỏ tình ngọt ngào, hài hước, bá đạo giúp bạn đánh nhanh thắng nhanh.

Bảng chữ cái Tiếng Việt là niềm tự hào và kiêu hãnh của toàn thể người dân Việt Nam đang sinh sống ở mọi nơi trên Trái Đất. Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó. Đối với mỗi người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái sử dụng cho ngôn ngữ đó là việc đầu tiên hết sức quan trọng. Tiếng Việt cũng vậy, nhưng thực tế là nhiều người nước ngoài có thể nói tiếng Việt nhưng không biết gọi tên các con chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt. Khi cần sử dụng, họ lấy cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh để thay thế. Do đó, nhất thiết phải giới thiệu bảng chữ cái tiếng Việt cho người học trong những buổi học đầu tiên. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái, điều đó sẽ gây áp lực, đặc biệt đối với những học viên khó khăn trong việc tiếp thu hoặc những học viên không cùng sử dụng bảng chữ cái Latinh. Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất một cách đọc bảng chữ cái, tốt nhất là đọc theo âm khi ghép vần (a, bờ, cờ thay vì a, bê, xê…)

Bảng chữ cái tiếng việt

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tên và cách phát âm của từng chữ cái cùng với việc phân biệt nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái Tiếng Việt 

Hiện nay, hầu hết đều sử dụng bộ chữ cái theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) gồm 29 chữ cái.

Chữ cái in hoa (chữ viết hoa)

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

Chữ cái in thường (chữ viết thường)

a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y

Gần đây có ý kiến đưa thêm 4 chữ cái F(f), J(j), W(w), Z(z) vào bảng chữ cái tiếng Việt để “sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân” nâng lên thành 33 chữ cái.

Nhưng theo công văn 10/08/2011 của Bộ GD& ĐT gửi các cơ quan thông tấn báo chí có nội dung: “Việc đề xuất “Thêm ký tự F(f), J(j), W(w), Z(z) cho bảng chữ cái tiếng Việt” chỉ là ý kiến cá nhân của một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong ban soạn thảo, càng không phải chủ trương, ý kiến của Bộ GD&ĐT”

Bảng chữ cái tiếng Việt là điều cần thiết cho người nước ngoài muốn học tiếng Việt khi bắt đầu và các học trò Việt nam ở lứa tuổi mẫu giáo cũng như lớp một trong sự khởi đầu của học Tiếng Việt. Dưới đây là bảng chữ cái Tiếng Việt và cách phát âm

bảng chữ cái tiếng việt
bảng chữ cái tiếng việt

Các chữ cái viết hoa trong Tiếng Việt được chia thành 6 nhóm chữ, các chữ đều có đặc điểm chung giống nhau là các nét móc đầu tiên. Sau đây là các nhóm chữ hoa trong bảng chữ cái Tiếng Việt.

nhóm bảng chữ cái tiếng việt
nhóm bảng chữ cái tiếng việt

Trước tiên khi bắt đầu học một ngôn ngữ nào điều đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua đó là làm quen với bảng chữ cái điều này hết sức quan trọng giúp người học tiếp cận được với ngôn ngữ .Chúng ta cần phải nắm chắc bảng chữ cái và những quy luật của nó. Bảng chữ cái tiếng việt như chúng ta đã biết bao gồm 29 chữ theo thứ tự như sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Trong bảng chữ cái này được chia ra như sau:

12 nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng việt : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y (nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ và ư)

17 phụ âm trong bảng chữ cái tiếng việt: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

có 4 trường hợp bán nguyên âm là: oa, oe, uy, uê thì có o và u là bán nguyên âm, đóng vai trò đệm cho nguyên âm. Có nghĩa là o và u không được xem là nguyên âm trong tổ hợp 4 âm tiết trên.

các phụ âm ghép chuẩn là: ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi và qu

Tiếng Việt là niềm tự hào to lớn, cũng là cái riêng của dân tộc Việt Nam. Vậy bạn đã làm được những gì để góp phần gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt? Đơn giản thôi hãy mang Tiếng Việt giới thiệu cho bạn bè quốc tế để họ có thể biết thêm phần nào đó về Tiếng Việt. 

Khi đến bất kỳ quốc gia nào thì chúng ta đều phải “nhập gia tùy tục” hòa nhập với môi trường, văn hóa, đời sống thường ngày của người dân và ngôn ngữ chính là phương tiện giúp bạn bước vào một thế giới xa lạ.

Hiện nay, người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh sống chiếm tỷ lệ khá lớn. Các cộng đồng người nước ngoài ở khu vực quận 1, quận 2, quận 3, quận 7 hay kể cả các quận lân cận khác càng ngày càng đông. Tỷ lệ người Việt nói được tiếng Anh cũng tăng dần, nhưng nhiều người nước ngoài vẫn chấp nhận “đương đầu” với bão táp để học cho kì được ngôn ngữ Việt.

Khi nói về tiếng Việt đa số người nước ngoài nhận xét rằng tiếng Việt thực sự không khó để giao tiếp cơ bản. Nhưng đối với những người mới bắt đầu, họ gặp hàng tá những khó khăn mà chỉ khi bước vào thực hành thì mới nhận ra được, nhiều khi họ phát kiến ra những câu nói “bất hủ” vừa ngô nghê, vừa ngộ nghĩnh.

Có rất nhiều lí do để dẫn đến sự việc trên nhưng lí do quan trọng nhất vẫn là do tiếng Việt chỉ được sử dụng với cộng đồng người Việt, không phổ biến trên quốc tế, vì vậy nhiều người nước ngoài trước khi đến Việt Nam họ hoàn toàn chưa được tiếp cận với ngôn ngữ này nên việc học trở nên mơ hồ, khó định hướng.

Theo người nước ngoài, tiếng Việt Nam bản chất thì không khó, ngữ pháp cũng dễ hơn so với các tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Ý… Ngữ pháp của các tiếng này phải chia theo thì, theo giống đực, giống cái nên khó hơn rất nhiều.

HẦU NHƯ MỌI NGƯỜI CHỈ TẬP TRUNG VÀO SỰ KHÓ KHĂN MÀ SỰ THẬT THÚ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT! 

Lâu nay chúng ta vẫn hiểu “đểu cáng” có nghĩa là đểu, đểu giả. Tuy nhiên, nghĩa gốc của từ này là chỉ những người gánh thuê (‘đểu’ là ‘gánh’, ‘cáng’ là ‘khiêng’), nôm na là dân “cửu vạn” bây giờ.

Tại sao chúng ta hiểu nhầm? 

“Ngày xưa mỗi khi đi đâu, chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, là phải thuê người cáng đi – nhất là người có tuổi, người ốm. Đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh. 

Người cáng thuê, người ta gọi là CÁNG. Người gánh thuê, người ta gọi là ĐỂU. Mỗi lần gọi người đưa đi như thế thường ra đầu đường, nơi tập trung những người làm nghề đó, gọi “Cho một ĐỂU, hai CÁNG nhé!” và thế là có ba người te tái chạy vào, hai người vác theo một cái cáng, một người mang theo đòn gánh, quang gánh. Hầu như là những người lao động chân tay, ít được học hành, nên cái sự ăn chia nó thường không đều, hoặc không vừa ý với nhau, cãi nhau, đánh nhau, chửi nhau khi chia tiền xảy ra như cơm bữa. Và thế là có câu “Đối xử với nhau như cái bọn ĐỂU CÁNG!”.

Nhiều câu chửi rủa của chúng ta cũng hình thành do quá trình chuyển nghĩa tương tự, ví dụ: “Đồ ăn mày!” (ăn mày chỉ là người đói khát xin ăn); “Đồ khốn nạn “(khốn nạn chỉ là khó khăn, cực nhọc)…

Những từ thường dùng sai trong tiếng việt

“Mãi” và “mại”: mãi là bán, mại là mua (như phát mãi, sơn đông mãi võ gì đó v.v.). Vì vậy nên chương trình giảm giá, thêm quà tặng để khuyến khích khách mua hàng thì phải gọi là khuyến mại mới đúng, chừng nào tăng hoa hồng cho nhà phân phối gì đó thì mới gọi là khuyến mãi. 

“Nội nhật trong ngày hôm nay”–  “Nội nhật” nghĩa là “Trong ngày” rồi, chúng ta không cần phải nói thêm từ “Trong ngày” nữa mà làm cho câu nói bị rườm rà và dư thừa, cũng giống như “Tối ưu nhất”, “Tối đa nhất”, “Tối mật nhất”…: “Tối” có nghĩa là nhất rồi, không cần thêm cái nhất nữa cho người ta biết tối. Cái này tương tự như “Hai chị em sinh đôi”, hay “Cấm không được dẫm lên cỏ”… vậy.

“Giả thiết” và “giả thuyết“: giả thiết là những điều coi là cho trước trong một định lý để căn cứ vào đó mà suy ra những điều phải chứng minh. Chẳng hạn như giả thiết là tam giác vuông tại A, kết luận là a^2 = b^2 + c^2 vậy. Còn giả thuyết là điều tạm nêu ra (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó và tạm được công nhận. Vậy nên MH370 bị khủng bố hay gặp tai nạn đều là giả thuyết cả, chứ không có cái giả thiết nào vô đây hết.

“Khối lượng” và “trọng lượng”: đây là cái chúng ta thường xuyên gặp trên mấy cái bao bì hay thùng hàng, và toàn ghi như sau: trọng lượng x gram hay x kilogram gì đó. Khối lượng là thước đo về số lượng vật chất chứa trong vật thể, biểu thị cho sức nặng của vật và có đơn vị là kilogram. Còn trọng lượng là lực hấp dẫn (thường là của trái đất, trừ khi bạn là chị Hằng Nga) tác dụng lên vật, và có đơn vị là Newton. Do đó đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và không thể dùng nhầm lẫn.

“Điểm yếu” và “yếu điểm“: yêu thương và thương yêu thì là một, nhưng trường hợp này thì không đảo được. Điểm yếu là điểm bị yếu, còn yếu điểm là điểm chủ yếu.

“Bàng quan” và “Bàng quang”: cái này thì lệch có mỗi chữ “g” thôi, nhưng nghĩa thì đi xa lắm. Cái đầu tiên nghĩa là thái độ ngoài cuộc, còn cái thứ 2 là cái bọng đái.

“Cứu cánh“: nghĩa gốc là mục đích cuối cùng (nghệ thuật là phương tiện không phải là cứu cánh), mà toàn thấy mấy ông nhà báo bóng đá dùng với nghĩa “đôi cánh cứu rỗi”. “Xếp anh X đá tiền đạo được xem như là cứu cánh cho HLV Y” nghĩa là chỉ cần xếp anh ấy đá tiền đạo là ông toại nguyện rồi đó, còn anh ta đá đấm thế nào thây kệ anh ta. 

“Vị tha”: khá bất ngờ khi nhận ra nghĩa của nó chả liên quan gì đến sự tha thứ cả. Vị tha trái nghĩa với vị kỷ: vị kỷ là vì bản thân mình, còn vị tha là vì người khác, thế thôi. Cho nên bạn vì người khác cho tiền cho bạc hay vì người khác mà tha thứ thì nó cũng là vị tha cả.

……………………………………………………..

“GIÁ ÁO TÚI CƠM” NGHĨA LÀ GÌ?

Là “Giá áo túi cơm” chứ không phải “Vá áo túi cơm” nhé. Đây là một thành ngữ chỉ những người vô dụng, chỉ giống như cái giá áo (Đồ để máng áo vào) hoặc như cái túi chứa cơm. 

……………………………………………………..

HÔN NHÂN 

Nhắc tới “Hôn nhân”, người ta thường nghĩ tới sự kết hợp của nam và nữ, khi hai người cùng nhau gây dựng một tổ ấm, một mái gia đình. 

Thực chất, ý nghĩa của từ này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa chữ “Hôn” – nghĩa là cha chồng – và chữ “Nhân” – nghĩa là cha vợ. Như vậy “Hôn nhân” được đặt tên theo hai người có vai trò quyết định đến sự kiện này. Sở dĩ không phải là mẹ chồng, mẹ vợ vì từ “Hôn nhân” ra đời trong thời đại của chế độ phụ hệ, người đàn ông có vai trò quyết định.

Vậy nên “Hôn nhân” không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa nam và nữ đâu nhé!

……………………………………………………..

CHÂM CHƯỚC

Bản thân nghĩa của từ “Châm chước” được hiểu là bỏ qua những điều nhỏ nhặt để cho đối tượng “được châm chước” đạt được mục đích cần đạt.

Về nguồn gốc, từ này được ghép từ hai tiếng tưởng chừng vô nghĩa “Châm” và “Chước”. Thực ra, “Châm” có nghĩa là “Rót chén rượu qua”, và “Chước” nghĩa là “Rót chén rượu lại”. Sự có qua có lại của “Châm” và “Chước” thể hiện việc lường cho cân bằng, cũng giống như nghĩa của từ này là cân nhắc làm sao có thể giúp người khác bằng cách bỏ qua việc nhỏ.

Ví dụ: “Bài văn này còn lỗi chính tả nhưng có thể châm chước được.”

“Em nó còn nhỏ, có làm gì thì cậu cũng nên châm chước cho nó.

……………………………………………………..

“MÂU THUẪN

“Mâu thuẫn” là từ thường được chỉ trạng thái đối lập, bất hòa, xung đột giữa các bên với nhau. (Ở đây không xét theo định nghĩa của “Mâu thuẫn” trong triết hoc).

Về nguồn gốc, “Mâu” là một loại vũ khí để đâm, còn “Thuẫn” là cái khiên để đỡ. Truyện kể rằng có người thương gia nọ thoạt đầu đi bán mâu, rêu rao rằng: “Mâu của tôi đâm cái gì cũng thủng”. Dạo sau bán không chạy hàng, người đó lại đổi qua bán khiên (thuẫn) và cũng tự hào: “Khiên của tôi không có gì đâm thủng được”. Khách đi đường thấy thế cười hỏi: “Vậy nếu tôi lấy cái mâu của ông đâm cái khiên của ông thì sao?”. Thương gia nọ bí thế, chẳng biết trả lời thế nào. Và từ đó nảy sinh từ “mâu thuẫn”.

“Mâu thuẫn” thường được hiểu theo nghĩa dữ dội, gay gắt nhưng thực tế có nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, nhẹ có, nặng có. 

Ví dụ:

  1. Tôi và anh ấy đang mâu thuẫn với nhau.
  2. Yêu cầu bài toán này có mâu thuẫn.
  3. Tôi mâu thuẫn với chính mình trong việc này.

……………………………………………………..

“THẾT ĐÃI” HAY “THIẾT ĐÃI” ?

Cùng là vấn đề tiệc tùng, nhưng có nơi dùng là “thết đãi”, nơi khác lại dùng là “thiết đãi”. Vậy nơi nào đúng?

Trên thực tế thì “thiết” và “thết” là hai điệp thức của nhau, trong đó “thết” ra đời trước và “thiết” ra đời sau dựa trên sự biến thể về ngữ âm. Việc biến đổi “ết” thành “iết” đã không ít lần tạo ra các từ gốc Hán:

– “Chết” biến âm thành “Chiết”.

– “Hết” biến âm thành “Hiết”.

– “Tết” biến âm thành “Tiết”.

Nói tóm lại “thiết” có nguồn gốc từ “thết”. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng “thiết” lại là từ phải dùng kết hợp trong một từ Hán Việt, ví dụ: “thiết đãi”, “thiết kế”, “kiến thiết”… trong khi “thết” hoàn toàn có thể dùng một mình. 

Nhiều người cho rằng dùng “thiết đãi” sẽ mang tính trang trọng hơn vì đây là từ Hán Việt. Tuy nhiên điều này không hợp lý vì nó chỉ đúng cho những nhóm từ đồng nghĩa như “đàn bà” và “phụ nữ” chẳng hạn. Còn “thết” và “thiết” so ra vẫn có sự khác về nghĩa, chúng chỉ là các từ “đồng nguyên” (cùng gốc) thôi. Còn để trang trọng, chúng ta đã có từ “chiêu đãi”.

…………………………………………………….

BẠN CÓ BIẾT?

Từ “Thủ đoạn” vốn không có nghĩa xấu. Từ này vốn bắt nguồn từ tiếng hán 手段 , trong đó 手(thủ) là bàn tay, 段(đoạn) là cấp, bước, tóm lại là để chỉ các phương pháp có thể có nói chung. Có lẽ theo thời gian mà từ này đã trở thành chỉ cho những phương pháp xấu để đạt được mục đích.

Tương tự, từ “lợi dụng” theo nghĩa gốc trong tiếng Hán cũng chỉ có nghĩa như “tận dụng”, “tin dùng” chứ không phải nghĩa như hiện nay. Điều này chứng tỏ người Việt đã làm phong phú hơn những từ được mượn từ gốc Hán, phải không nào? 

……………………………………………………..

LIÊN DANH VÀ LIÊN DOANH 

Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu và thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu, mà nếu chỉ một doanh nghiệp thì không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu đó.

Còn theo quy định của pháp luật về đầu tư, liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam thành lập tổ chức kinh tế liên doanh với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

……………………………………………………..

VẤN NẠN

Xem qua các từ điển tương đối đáng tin cậy, tất cả đều ghi từ “vấn nạn” với nghĩa “hỏi vặn” – động từ, chứ không phài danh từ như trường hợp “vấn nạn xã hội”, “vấn nạn Tây Nguyên”, “vấn nạn xì ke ma tuý”, “vấn nạn cờ bạc”, “vấn nạn giáo dục”, “vấn nạn tham nhũng”, v.v… mà chúng ta thường thấy trên báo, đài và tivi…

Vấn nạn: Sứ ta qua Tàu thường bị các vua Tàu vấn nạn.

Vấn nạn (động từ hỏi vặn): Vấn nạn điều nghi ngờ.

问难 wènnàn: vặn hỏi tranh luận 质疑~ nêu thắc mắc tranh luận.

– “VẤN NẠN”: Hỏi vặn, hỏi khó. Hỏi thật khó để người ta không trả lời được. Việc khó đưa ra mà hỏi để được giải đáp – Chữ “nạn” là điều rủi ro, gặp sự khó khăn. Đem điều khó ra mà hỏi.

……………………………………………………..

CỔ SÚY HAY CỔ XÚY?

Cổ Súy và Cổ Xúy là hai từ rất dễ bị nhầm lẫn khi dùng. Nhiều  người không phân biệt được dùng từ nào đúng. Có người còn cho rằng cả hai từ đều đúng và có nghĩa tương tự nhau, sự thật không phải như vậy.

Theo Từ điển Hán Việt, “Cổ” có nghĩa là trống, gióng trống, đánh trống để cổ vũ, cổ động; “Xúy” còn đọc là “xuy” có nghĩa là thổi, thổi kèn, thổi sáo để thúc giục. Như “xuy ngọc địch” là “thổi sáo ngọc”, “xuy phong” là thổi gió, “xuy tiêu” là thổi tiêu. “Cổ xúy” còn là tên một điệu nhạc cổ. Như vậy, “cổ xúy” có nghĩa là cổ vũ, cổ động, thúc giục. Tuy nhiên, do cách sử dụng lâu dài nên “cổ xúy” thường bị hiểu theo ý nghĩa xấu là cổ vũ, cổ động cho một hành động, việc làm xấu.

Súy không có nghĩa nào liên quan, song cũng do cách dùng lâu dài trong đời sống, hơn nữa người Việt thường phát âm “X” và “S” tương đối giống nhau nên Cổ Súy và Cổ Xúy bị dùng lẫn lộn.

( Sưu tầm)

Mình tình cờ đọc được bài báo về người nước ngoài nghĩ gì về Tiếng Việt. Câu trả lời nhận lại vô cùng thú vị . Nội dung như sau:

Mỗi khi nghe tiếng Việt, tôi cảm thấy như mình không có miệng. Nghiêm túc đó, tôi không thể hiểu được cách các bạn tạo ra những âm thanh đó. Tôi cảm thấy như mỗi buổi sáng thức dậy, người Việt Nam phải khởi động miệng để sẵn sàng nói tiếng Việt cả ngày.

Từ lúc học tiếng Việt tới giờ, chắc chắn rồi, tôi thực sự thích sự chân thành của ngôn ngữ này, nghe rất biểu cảm và có vẻ rất vui khi có thể nói được. Thực ra tôi thường xuyên nghe (và cố gắng hát theo) bài hát này (rất hay đó).

Tôi phải nói mặc dù trong tất cả các ngôn ngữ chúng ta nghe thấy ở Mỹ, tiếng Việt là ngôn ngữ nổi bật nhất. Nó dường như có âm thanh khác nhất so với tiếng nói của chúng ta. Nó khá là tuyệt đó. Đây là ngôn ngữ mà nếu bạn có một người bạn Việt Nam thường nói tiếng Anh, khi họ bắt đầu nói tiếng Việt trên điện thoại, mọi người đều im lặng, bởi vì nó kiểu như “Wow! Điều này sao có thể xảy ra? Sao có thể như thế được?”.

Nhưng thành thật mà nói, tôi nghĩ đối với hầu hết mọi người, tiếng Việt có lẽ nghe “hay ho” hơn là “đẹp”. Khi chúng ta nói đến ngôn ngữ đẹp, thường có nghĩa là những ngôn ngữ lãng mạn bởi vì chúng nghe khá quyến rũ và bí ẩn. Tiếng Việt có vẻ quá khác biệt đối với chúng tôi đến nỗi hầu hết mọi người khó có thể nhìn thấy được gì ngoài sự kỳ lạ. Nhưng cũng không ít người bị hấp dẫn bởi âm thanh quyến rũ của nó.

Còn  bạn thì sao bạn có suy nghĩ gì về Tiếng Việt. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết bảng chữ cái tiếng việt bạn sẽ nghiêm túc dành ra một khoảng thời gian để suy nghĩ cảm nhận của mình về Tiếng Việt nhé. Chúc các bạn có thể thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. 

Từ khóa » Bằng Chữ Cái Việt Cổ