Bảng Chuyển đổi đường Huyết Và Cách ứng Dụng Hiệu Quả - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tổng quan về chỉ số đường huyết
- Bảng quy đổi đường huyết
- Chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo tuổi
- Sự khác biệt giữa tăng đường huyết và hạ đường huyết
Ngày nay, kiểm soát đường huyết như một phần của công cuộc phòng ngừa bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận,… Song, không phải ai cũng nắm rõ về chỉ số đường huyết và cách chuyển đổi chúng. Cụ thể chỉ số đường huyết là gì? Ứng dụng bảng chuyển đổi đường huyết như thế nào? Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Vũ Thành Đô sẽ bật mí câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết trong bảng chuyển đổi là gì?
Đường huyết hay còn gọi là glucose. Chúng là dạng năng lượng đã được chuyển hóa từ thức ăn mà cơ thể sử dụng. Glucose được xem là yếu tố dinh dưỡng thúc đẩy hoạt động của tế bào. Không có một cơ quan nào hoạt động mà không dùng glucose. Chính vì thế, chỉ số đường huyết trong bảng chuyển đổi được xem là chỉ số về mức độ chuyển hóa của cơ thể.
Cách chuyển đổi trong bảng đường huyết
Hiện nay có 2 đơn vị của chỉ số đường huyết được quốc tế công nhận. Đó mmol/ l và mg/ dl. Mỗi đơn vị sẽ có kết quả chỉ số đường huyết khác nhau trong bảng chuyển đổi. Vì thế bạn cần biết cách chuyển đổi giữa 2 đơn vị này, đặc biệt nếu bạn có bệnh đái tháo đường.
- Quy đổi từ mg/ dl sang mmol/l: mmol/ l = mg/ dl : 18.
- Quy đổi từ mmol/ l sang mg/dl: mg/ dl = mmol/ l x 18.
Bảng quy đổi đường huyết
Bảng chuyển đổi đường huyết là gì?
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa 2 đơn vị tính trên, Bác sĩ Thành Đô sẽ gợi ý thông số mmol/l và mg/dl tương ứng:
Tình trạng đường huyết | mmol/ l | mg/ dl |
Hạ đường huyết | < 3.8 mmol/ l | < 69 mg/ dl |
Đường huyết lý tưởng | 4 – 7 mmol/ l | 72 – 126 mg/ dl |
Tiền đái tháo đường | 7,2 – 10 mmol/ l | 130 – 180 mg/ dl |
Tăng đường huyết | > 10,2 mmol/ l | > 184 mg/ dl |
Nếu vẫn còn băn khoăn liệu bạn đã chuyển đổi chỉ số đường huyết chính xác chưa; đường huyết của bạn (hoặc người thân) có đang ở mức bình thường hay không,… Không cần phải đi đâu xa, bạn hãy đặt câu hỏi trực tiếp cho ThS.BS Vũ Thành Đô qua tính năng Chat với bác sĩ trên ứng dụng YouMed.
Bác sĩ Đô sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc một cách nhanh chóng, với những thông tin y khoa chính xác và phù hợp với tình trạng của bạn. Từ đó giúp bạn và người thân quản lý đường huyết một cách hiệu quả.
Cài đặt ứng dụng YouMed tại đây và thực hiện 3 bước đơn giản sau để chat với Bác sĩ Vũ Thành Đô:
- Bước 1: Tại trang chủ ứng dụng YouMed, chọn tính năng Chat với bác sĩ.
- Bước 2: Vào thanh tìm kiếm nhập “Bác sĩ Vũ Thành Đô”.
- Bước 3: Chọn Chat ngay để hỏi đáp cùng bác sĩ.
Các yếu tố tác động đường huyết
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong ngày, có thể kể đến như: rượu, kinh nguyệt, tình trạng ốm, mất nước, stress, tuổi tác, hoạt động thể chất, các bữa ăn trong ngày, thuốc sử dụng.
Vì thế lượng đường huyết trong bảng chuyển đổi không cố định trong ngày. Mức đường huyết an toàn dành cho tất cả những người khỏe mạnh không mắc bệnh tiểu đường vào buổi sáng phải dưới 100 mg/dl.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo tuổi
Lượng đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và thời gian trong ngày. Khi hiểu biết những mức đường huyết chẩn đoán bệnh tiểu đường theo độ tuổi sẽ giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn. Những chỉ số đường huyết sau đây là của người bệnh tiểu đường.
1. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi
- Trước bữa ăn: 100 – 180 mg/ dL.
- 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn: 180 mg/ dL
- Khi ngủ: 110 – 200 mg/ dL.
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, khi có bệnh đái tháo đường, đường huyết nên được kiểm soát trong khoảng 80 đến 120 mg/ dL mỗi ngày. Lượng đường huyết trong cơ thể sẽ thay đổi nhiều. Ba mẹ nên kiểm tra đường huyết của trẻ thường xuyên. Trong một số trường hợp bất thường, trẻ nên được đo đường huyết vào giữa đêm để tránh triệu chứng nguy hiểm.
2. Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi
- Trước bữa ăn: 90 – 180 mg/ dL.
- 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn: dưới 140 mg/ dL
- Khi ngủ: 100 – 180 mg/ dL.
Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, lượng đường trong máu lành mạnh là trong khoảng 80 đến 180 mg/ dL mỗi ngày. Để tránh tình trạng đường tăng cao khi đi ngủ, ba mẹ không nên cho bé ăn trước khi đi ngủ.
3. Đối với trẻ từ 13 đến 19 tuổi
- Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/ dL.
- 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn: dưới 140 mg/ dL
- Khi ngủ: 90 – 150 mg/ dL.
Trẻ vị thành niên có đường huyết trung bình từ 70 đến 150 mg/ dL. Đây là lứa tuổi khó kiểm soát đường huyết nhất. Bởi lẽ việc kiểm soát ý thức và hành vi của trẻ tương đối khó, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trẻ nên có mục tiêu đường huyết rõ ràng.
4. Đối với người lớn
- Trước bữa ăn: 70 đến 130 mg/ dL.
- 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn: dưới 180 mg/ dL
- Khi ngủ: 100 – 140 mg/ dL.
Ở người lớn bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu là 100 đến 180 mg/ dL. Lượng đường huyết ngay khi ngủ dậy sẽ là mức thấp nhất. Bạn sẽ được hỗ trợ và điều trị thuốc kiểm soát đường phù hợp.
Sự khác biệt giữa tăng đường huyết và hạ đường huyết
Hạ đường huyết trong bảng đã chuyển đổi
Đây là tình trạng lượng đường huyết hạ thấp dưới mức cho phép. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn này bao gồm: thuốc, rượu, rối loạn nội tiết, đái tháo đường thai kỳ, rối loạn tại gan, thận hay tim mạch, rối loạn dinh dưỡng,…
Dấu hiệu hạ đường huyết như là: chóng mặt, lâng lâng, run, hồi hộp, đổ mồ hôi lạnh, da xanh xao, nhợt nhạt, đói, buồn ngủ thậm chí có thể ngất xỉu. Những triệu chứng xuất hiện sớm nhất là chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi nhiều.
Việc cấp thiết cần làm ngay khi có triệu chứng hạ đường là đo đường và ăn hay uống đồ ngọt ngay cho tới khi cải thiện. Nếu tình trạng không tốt lên, bạn cần đến bệnh viện gần nhất để tránh nguy hiểm tính mạng.
Tăng đường huyết trong bảng đã chuyển đổi
Đây là tình trạng đường tăng bất thường trong máu. Sự đột biến này xuất phát từ việc thiếu hụt insulin hay sử dụng insulin kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến rối loạn này, có thể kể đến như: stress, bệnh tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2.
Những biểu hiện của tăng đường huyết có thể gặp phải là: khát nhiều, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều hơn, thèm đồ ngọt. Ngoài ra còn có mệt mỏi, nhức đầu, nhìn mở, khó tập trung và cân nặng sụt giảm.
Khi bạn gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ tăng đường huyết nhưng không chắc chắn về tình trạng của mình. Hãy nhắn tin và chia sẻ ngay với Bác sĩ Vũ Thành Đô (chuyên khoa Nội tiết) qua ứng dụng YouMed. Bác sĩ sẽ nhanh chóng tư vấn về các triệu chứng bạn đang gặp phải và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng của bạn.
Tăng đường huyết nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng toan ceton. Đây là một cấp cứu khẩn cấp, bởi có thể đe dọa tính mạng. Nhiễm toan ceton bao gồm: đau bụng, nôn mửa, lơ mơ. Bất kỳ tình trạng tăng đường huyết nào cũng cần khám và điều trị ngay.
Qua bài viết trên, hy vọng bảng chuyển đổi đường huyết sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát đường huyết. Những lứa tuổi khác nhau sẽ có mức đường trong máu khác nhau. Khi bạn nhận biết được những mức an toàn của đường huyết, bạn sẽ có những cách xử trí cần thiết. Bất kì tình trạng tăng hay giảm đường huyết đều có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Từ khóa » Cách đổi Creatinin Từ Mmol/l Sang Mg/dl
-
Công Thức Chuyển đổi Các Thông Số Sinh Hóa - ANAPATH CENTER
-
Đổi Creatinin Từ Mmol/l Sang Mg/dl?
-
Cách Quy đổi Mg/dl Sang Mmol/l Khi Xét Nghiệm Tiểu đường
-
Sinh Hóa Máu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách đổi đơn Vị Mmol/l Sang Mg/dl
-
Chuyển Đổi Creatinin Từ Mmol/L Sang Mg/Dl, Sinh Hóa Máu
-
Cách đổi Mmol/l Sang Mg/dl Và Ngược Lại - Sonapharm VN
-
Cách Đổi Creatinin Từ Mmol/L Sang Mg/Dl, Sinh Hóa Máu
-
Cách đổi đơn Vị Creatinin
-
[PDF] CREm Bảng Thông Tin Hóa Học Creatinin - Beckman Coulter
-
Level 2 - XÉT NGHIỆM HÓA SINH MÁU - XÉT NGHIỆM Y HỌC
-
(DOC) Điểm Quyết định Lâm Sàng | Nghiem Xét