Bảng đổi đơn Vị Vật Lý, Tổng Hợp Các Kiến Thức Cơ Bản Về đơn Vị
Có thể bạn quan tâm
1. Đôi nét về bảng đổi đơn vị vật lý
Vật lý là môn học tự nhiên và phản ánh được những yếu tố, vật chất xung quanh chúng ta. Và để mọi thứ được cụ thể hóa hơn thì những yếu tố vật chất được nhắc đến sẽ đi kèm với các số đo kích thước tương ứng. Mỗi một loại số đo lại có đơn vị khác nhau, điều này nhằm phản ánh đúng những gì mà nó thể hiện.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc có quá nhiều số đo với đơn vị sẽ gây khó khăn trong việc quy đổi cũng như đưa về cùng một đại lượng để thuận tiện cho việc thực hiện những sự biến đổi, so sánh cần thiết. Do vậy mà bảng đổi đơn vị vật lý được ra đời.
Dựa trên bảng đổi đơn vị vật lý, các bạn học sinh cũng như những người làm việc với các số đo nhiều sẽ có thể nắm bắt được các công thức quy đổi tương ứng của từng đơn vị vật lý nhất định. Những đơn vị có sự liên kết với nhau ra sao và việc quy đổi diễn ra như thế nào. Thông qua đó, việc thực hiện các phép tính cũng như các kết quả phản ánh trong các dạng bài tập vật lý như các công thức tính điện trở, bản chất của dòng điện trong kim loại, bài tập sóng ánh sáng, bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn,... sẽ có độ chính xác cao hơn. Đảm bảo được sự ứng dụng trong thực tiễn đời sống tốt hơn.
Với bề dày lịch sử và quá trình nghiên cứu dài đằng đẵng để có thể tìm ra các đơn vị vật lý, sau đó là sự liên kết cũng như mối quan hệ giữa những đơn vị này và rồi, chúng ta đón nhận thành tựu đó. Bảng đổi đơn vị vật lý chính là yếu tố phản ánh về sự tìm tòi, nghiên cứu của con người với lĩnh vực vật lý, cùng với đó là tâm huyết, là tri thức của cả nhân loại ẩn chứa bên trong.
Sử dụng bảng đổi đơn vị vật lý sẽ giúp các bạn có thể giải quyết bài tập hiệu quả cũng như thuận tiện trong quá trình ứng dụng vào đời sống trong thực tiễn của mình.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học
2. Hiểu rõ hơn về bảng đổi đơn vị vật lý
Bảng đổi đơn vị vật lý sẽ là bảng tổng hợp các đơn vị vật lý từ thông dụng cho tới ít thông dụng nhất. Cùng với đó chính là biểu diễn mối quan hệ giữa các đơn vị vật lý với nhau thông qua việc quy đổi và chuyển đổi về cùng một đơn vị vật lý nhất định.
2.1. Bảng mẫu đơn vị về ước số và bội số trong Si
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các loại đơn vị vật lý mới mẻ, chúng ta sẽ bắt đầu với những loại đơn vị vật lý thông dụng và có tính vi mô. Những đơn vị được nói đến sau đây sẽ diễn giải sự liên quan và cách chuyển đổi đơn vị sao cho đúng và phù hợp nhất.
- Giga: Ký hiệu là G, có giá trị là 1.000.000.000 và độ lớn là 10^9.
- Mega: Ký hiệu là M, có giá trị là 1.000.000 và độ lớn là 10^6.
- Kilo: Ký hiệu là k, có giá trị là 1.000 và độ lớn là 10^3.
- Hecto: Ký hiệu là h, có giá trị là 100 và độ lớn là 10^2.
- Deca: Ký hiệu là da, có giá trị là 10 và độ lớn là 10.
- Deci: Ký hiệu là d, có giá trị là 0,1 và độ lớn là 10^-1.
- Centi: Ký hiệu là c, có giá trị là 0,01 và độ lớn là 10^-2.
- Mili: Ký hiệu là m, có giá trị là 0,001 và độ lớn là 10^-3.
- Micro: Ký hiệu là μ, có giá trị là 0,000.001 và độ lớn là 10^-6.
- Nano: Ký hiệu là n, có giá trị là 0,000.000.001 và độ lớn là 10^-9.
>> Xem thêm: Cách sử dụng máy tính Casio fx 570ms
2.2. Bảng chuyển đổi các đơn vị vật lý thông thường
Tiếp theo đây chính là bảng quy đổi và biểu diễn các đơn vị vật lý thông thường mà các bạn hay gặp. Việc nắm chắc các đơn vị này sẽ giúp bạn ứng dụng vào giải quyết các vấn đề hiệu quả và nhanh chóng hơn.
2.2.1. Bảng đổi đơn vị chiều dài trong vật lý
Các đơn vị đo chiều dài và mối quan hệ giữa các đơn vị này trong vật lý sẽ bao gồm:
- Kilomet: Ký hiệu là km, có giá trị quy đổi = 1000m.
- Met: Ký hiệu là m, có giá trị quy đổi như sau:
1m = 10dm = 100cm = 1000mm.
>> Xem thêm: Giải toán qua mạng
- Decimet: Ký hiệu là dm, có giá trị quy đổi = 0,1m.
- Centimet: Ký hiệu là cm, có giá trị quy đổi = 0,01m.
- Milimet: Ký hiệu là mm, có giá trị quy đổi = 0,001m.
2.2.2. Bảng đổi đơn vị đo diện tích trong vật lý
- Kilomet vuông: Ký hiệu là km2, có giá trị quy đổi cụ thể như sau:
1km2 = 1.000.000m2 = 100ha = 10000a.
- Hecta: Ký hiệu là ha, có giá trị quy đổi tương ứng là:
1ha = 10.000m2 = 100a.
- Mét vuông: Ký hiệu là m2, có giá trị quy đổi = 100dm2.
- Decimet vuông: Ký hiệu là dm2, có giá trị quy đổi = 100cm2.
- Centimet vuông: Ký hiệu là cm2, có giá trị quy đổi = 100mm2.
2.2.3. Bảng đổi đơn vị tính thể tích trong vật lý
Các đơn vị tính thể tích và mối liên hệ trong việc chuyển đổi cụ thể như sau:
- Mét khối: Ký hiệu là m3, có giá trị chuyển đổi như sau:
1m3 = 1000dm3 = 1000000cm3
- Decimet khối: Ký hiệu là dm3, giá trị chuyển đổi = 1lit.
- Hectolit: Ký hiệu là hl, giá trị chuyển đổi = 10 dal = 100lit.
- Decalit: Ký hiệu là dal, giá trị chuyển đổi = 10 lít.
- Lít: Ký hiệu là l.
2.2.4. Bảng đổi đơn vị đo khối lượng trong vật lý
- Tấn: Ký hiệu là T, có giá trị chuyển đổi cụ thể:
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg.
- Tạ: có giá trị chuyển đổi = 10 yến = 100kg.
- Yến: có giá trị chuyển đổi = 10kg.
- Kilogam: Ký hiệu là kg, có giá trị chuyển đổi = 1000 g
- Gam: Ký hiệu là g, có giá trị chuyển đổi = 1000 mg
- Miligam: Ký hiệu là mg, giá trị chuyển đổi = 0,001 g
>> Xem thêm: Cách đọc bảng tuần hoàn hoá học
2.2.5. Bảng đơn vị đo trọng lượng thể tích
- 1kgf/m^3 = 9,81N/m^3 tương đương 10N/m^3
- 1Tf/m^3 = 9,81KN/m^3 tương đương 10KN/m^3
2.2.6. Đơn vị tính lực trong vật lý
- Công thức tính lực = đại lượng x gia tốc
- Meganiuton: ký hiệu là (MN) = 1 000 000 N
- Kiloniuton: ký hiệu là (Kn) = 1000N; 1Tf = 9,81KN tương đương với 10KN
- Niuton: ký hiệu là (N) = 1kgf = 9,81N tương đương với 10N = 1kg.m/s^2
2.2.7. Đơn vị tính áp suất và ứng suất/ diện tích
- Pascal: ký hiệu là (Pa) = 1N/m^2
1kgf/m^2 = 9,81N/m^2 = 9,81Pa tương đương 10N/m^2
1kgf/cm^2 = 9,81.104N/m^2 tương đương 0,1MN/m^2
- Atmotphe: ký hiệu là (at) = 1kgf/cm^2
>> Xem thêm: Cách học toán hiệu quả
2.2.8. Đơn vị đo năng lượng, nhiệt lượng và công
- Megajule: ký hiệu là (MJ) = 1 000 000J
- Kilojule: ký hiệu là (kJ) = 1000J = 0,239 Kcal
- Jule: ký hiệu là (J) = 1Nm
- Milijule: ký hiệu là (mJ)= 0,001J
- Kilocalo: ký hiệu là (Kcal) = 427 kgm = 1,1636Wh
1 mã lực giờ = 270 000kgm = 632Kcal.
2.2.9. Đơn vị tính công suất năng lượng và thời gian
- Mega oat: có ký hiệu là (MW) = 1 000 000 (W)
- Kilo - oat: có ký hiệu là (kW) = 1000W = 1000J/s = 1.36 mã lực = 0,239 Kcal/s.
- Mã lực: ký hiệu là (hp) = 0,764 kW
- Oat: ký hiệu là (W) = 1 J/s
- Mili oat: ký hiệu là (mW) = 0,001W.
2.2.10. Đơn vị tính tốc độ trong vật lý
- Kilomet/gio: ký hiệu (km/h) = 0,278 m/s
- Met/giây: ký hiệu (m/s)
>> Xem thêm: Khoa học lớp 5
2.2.11. Đơn vị đo tần số trong vật lý
Tần số được hiểu là chu kỳ của một vật chất tính trên đơn vị thời gian là giây.
- Hec: có ký hiệu là (Hz) = 1s-1
2.2.12. Đơn vị đo nhiệt độ trong vật lý
- Độ Kelvin còn gọi là độ K.
- Độ Celsius còn gọi là độ C, ký hiệu là ℃, giá trị chuyển đổi = 273,15 độ K.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết và cụ thể về bảng đổi đơn vị vật lý. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin bổ ích cho các bạn.
Từ khóa » M Trong Vật Lý Bằng Bao Nhiêu
-
M Là Gì Trong Vật Lý? Các Công Thức Về Khối Lượng Riêng - GiaiNgo
-
M Là Gì Trong Vật Lý? Công Thức Tính Khối Lượng Riêng Của Một Vật?
-
M Là Gì Trong Vật Lý? - TopLoigiai
-
Định Nghĩa (m) Là Gì Trong Vật Lý ? - Nhanh Như Chớp
-
M Là Gì Trong Vật Lý? Các Công Thức Về Khối Lượng Riêng
-
Hằng Số Vật Lý – Wikipedia Tiếng Việt
-
M Là Gì Trong Vật Lý? Các Công Thức Về Khối Lượng Riêng
-
Khối Lượng Riêng Là Gì? Công Thức Tính Khối Lượng Riêng - VietChem
-
Các đơn Vị đo Lường Phổ Biến | độ Dài, Nhiệt độ, áp Xuất...
-
Các Ký Hiệu Vật Lý Thường Gặp
-
CÁC KÍ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ THƯỜNG... - Bồi Dưỡng Kiến Thức Vật Lý
-
✓ Công Thức Vật Lý Lớp 6 - Trung Tâm Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Kí Hiệu Trong Vật Lý 6 Cần Nhớ - Monkey