Bảng đơn Vị đo Khối Lượng Và Cách đổi đơn Vị Khối Lượng Dễ Nhớ Nhất

Chúng ta đã được học về bảng đơn vị đo khối lượng suốt những năm tiểu học lớp 2,3,4,5. Tuy nhiên theo thời gian nhiều kiến thức bị lãng quên đi không ít. Vậy cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất là như thế nào? Hãy cùng thapgiainhietliangchi khám phá ngay trong bài viết sau.

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về bảng đơn vị đo khối lượng, cách quy đổi và các cách tính khối lượng của vật chúng ta sẽ tìm hiểu xem khối lượng là gì? 

Tìm hiểu đơn vị đo khối lượng là gì?
Tìm hiểu đơn vị đo khối lượng là gì?

Trong tiếng Anh, Mass chính là khối lượng. Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật mà ta cân, đo lường. Người ta thường dùng cân để xác định khối lượng của vật. 

Ví dụ, cân nặng của một kiện hàng là 300kg thì 300 là khối lượng của kiện hàng đó. Còn kg chính là đơn vị đo khối lượng của kiện hàng. 

Đơn vị đo khối lượng là đơn vị dùng để xác định một vật cụ thể. Tùy theo kích thước của từng vật mà ta có thể sử dụng các đơn vị đo khối lượng tương ứng.  

Ví dụ:

– Khối lượng của cả hành tinh rất lớn nên thay vì sử dụng các đơn vị đo như Hg, Yến, kg…. Người ta thường sử dụng tạ hoặc tấn để nói về khối lượng của nó.

– Cân nặng của bạn là 49 kg, đơn vị để đo là kg

Bảng đơn vị đo khối lượng

Bảng các đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo nguyên tắc từ lớn đến bé theo chiều từ trái qua phải. Kilogram (kg) là sẽ đơn vị đo khối lượng ở trung tâm và được sử dụng phổ biến nhất tại nước ta.

Bảng các đơn vị đo khối lượng
Bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4

Trong đó ta có:

Tấn là đơn vị đo khối lượng lớn nhất, thường viết là “tấn” đứng sau số đo khối lượng.

Tạ là đơn vị đo khối lượng lớn thứ 2, xếp sau tấn, thường viết là “tạ” đứng sau số đo khối lượng. 

Yến là đơn vị đo khối lượng lớn thứ 3,lớn hơn kilôgam và nhỏ hơn đơn vị tạ. Yến được thường viết là “yến” đứng sau số đo khối lượng vật. 

Kilôgam là đơn vị đo khối lượng trung tâm trong bảng đơn vị đo khối lượng. Kilôgam thường viết tắt là kg.

Héc Tô Gam, thường được viết tắt là Hg đứng sau số chỉ khối lượng vật. 

Đề ca gam, được viết tắt là Dag đứng sau số khối lượng của vật. 

Gam là đơn vị đo khối lượng nhỏ nhất trong bảng đơn vị đo, được viết tắt là “g” hay “gr” đứng sau số khối lượng. Tại Việt Nam, gam còn có tên gọi là lạng. 

Trong thực tế, để đo khối lượng của các vật nặng hàng chục đến hàng nghìn kilôgam, người ta sẽ thay thế bằng các đơn vị đo khối lượng lớn hơn là: yến, tạ và tấn. Còn để đo khối lượng của các vật nặng từ hàng chục đến hàng nghìn gam, người ta cũng sử dụng các đơn vị đo lớn hơn thay thế như là: Dag, Hg, Kg. 

Bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng
Bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng

Xem thêm: Bảng đơn vị đo thể tích và cách đổi giữa các đơn vị đo thể tích

Cách đổi các đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất

Để tránh quy đổi nhầm giữa các đơn vị tính khối lượng, chúng ta cần phải nắm chắc các nguyên tắc quy đổi như sau: 

Mỗi đơn vị sẽ lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền kề sau nó.

Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến.

Mỗi đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng ngay liền kề trước nó.

Ví dụ: 1 tạ = 0.1 tấn, 1 dag = 0.1 hg. 

Chúng ta có thể hiểu bằng cách đơn giản hơn như sau: 

Khi đổi từ đơn vị đo lớn, sang đơn vị đo bé liền kề thì nhân số đo với 10. 

Khi đổi từ đơn vị đo bé sang đơn vị đo lớn liền kề thì chia số đó cho 10.

Cách đổi giữa các đơn vị đo khối lượng
Cách đổi giữa các đơn vị khối lượng

Xem thêm: Bảng đơn vị đo độ dài, mẹo học thuộc nhanh, đơn giản nhất

Tham khảo một số đơn vị tính khối lượng khác

Thực tế, ngoài những đơn vị đo khối lượng trên, còn một số đơn vị tính khối lượng khác nhưng không được sử dụng phổ biến tại nước ta như:

Đơn vị Pound: 1 pound  bằng 0.45359237kg bằng 453.5g 

Đơn vị Ounce: 1 ounce bằng 0.02835kg bằng 28.350g

Đơn vị Carat: thường được sử dụng để đo khối lượng của các loại đá quý, hột xoàn như đá cẩm thạch, kim cương,đá ruby,… Ta có 1 carat bằng 0.2g và bằng 0.0002kg

Đơn vị Centigram, milligram là hai đơn vị dùng để đo khối lượng của những vật có kích thước rất nhỏ. Chúng thường được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Trong đó ta có: 1g = 100 centigram = 1000 miligram. 

Đơn vị Microgam (µg) và nanogam (ng) là hai đơn vị đo khối lượng siêu nhỏ. Trong đó, 1 µg chỉ bằng 0.000001g và 1 ng = 1.10-9g. 

Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

17 yến = … kg                                      12 tấn = … tạ                                          5 tạ = … yến

6 hg = … dag                                        8 kg = … g                                              12 yến = … hg

21 tấn = … kg                                       3 yến 1kg = … dag                                  4 tấn 8 yến = … kg

Bài tập 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng

5 kg + 4 kg = ? kg

11 kg + 56 g =? g

2 kg x 13 = ? kg

100 g : 5 = ? g

2 tạ 4 yến + 10 kg = ? kg

5kg – 2200 g = ? g

Bài tập 3: So sánh > , < , =

900 g và 70 dag

8 kg và 4000 g

4 tạ 8 yến và 480 kg

345 kg 100 dag và 3 tạ 55 kg

Bài tập 4: Giải bài toán sau đây

Một cửa hàng muối lần đầu bán được 2 tạ muối, lần sau bán được 9 yến muối. Hỏi cả lần cửa hàng đó bán được bao nhiêu yến muối?

Bài viết trên là những kiến thức khái quát về bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4, và cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm kiến thức bổ ích có thể vận dụng vào học tập hay cuộc sống thường ngày. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Cách Quy đổi đơn Vị Khối Lượng