Bảng Giá Ván ép Phủ Phim Mới Nhất Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
Ván ép phủ phim là gì?
Ván ép phủ phim hay còn gọi là ván ép cốp pha phủ phim,… chính là các lớp gỗ công nghiệp dán lại với nhau bởi các lớp keo chống nước trong quá trình ép nhiệt, bề mặt được được bao phủ bởi lớp phim màu đen hoặc nâu có tác dụng chống thấm, giúp cho ván ép có độ bền lâu dài.
Cấu tạo ván ép phủ phim gồm 3 phần chính là lớp keo, ruột ván và lớp phim.
- Lớp keo là yếu tố quan trọng quyết định ván có chịu được nước hay không. Thông thường có 3 loại keo chính Phenolic có thể chịu được nước sôi ít nhất 12 giờ, lực liên kết giữa các lớp gỗ tốt; Melamine chịu được nước sôi trong 4 giờ;
Và loại keo MR (Urea formaldehyde) được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, thường trộn với Melamine theo tỷ lệ 12% Melamine và 88% MR hoặc 15% Melamine và 85% MR.
Khi cắt tấm ván để đúc cột hoặc đà, nước thấm vào có làm hư ván hay không là do keo. Nếu nhà sản xuất không dùng 100% keo Phenolic, các lớp gỗ sẽ bong ra sau 2-3 lần đổ bê tông.
- Ruột ván và ép nhiệt: đây là yếu tố quyết định độ bền và khả năng chịu lực. Có 3 loại nguyên liệu chính để làm ruột gồm gỗ cứng nhiệt đới, sơ dừa và Bạch Dương. Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.
- Phim: là màng nhựa mỏng tạo độ láng, hạn chế trầy xước mặt ván, trước khi phủ lên ván qua quá trình ép nhiệt phải giữ trong kho lạnh. Có 2 màu phổ biến là phim nâu và phim đen với chất lượng khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt ván.
Ván ép cốp pha phủ phim được phân loại dựa trên độ dày của ván với 4 loại phổ biến gồm ván ép phủ phim 12mm, 15mm, 18mm và 21mm.
Đặc điểm và ứng dụng của ván ép phủ phim
Ván ép phủ phim được sử dụng làm cốp pha trong ngành xây dựng, dùng để làm khuôn đổ sàn bê tông ở các công trình xây dựng như khách sạn, chung cư, biệt thự, công trình công nghiệp, đường hầm giao thông, lót sàn container, lót sàn tàu biển, sàn sân khấu,…
Sở hữu mặt ván phẳng không thấm nước và vữa bê tông nên khi thi công dùng ván ép phủ phim giúp bề mặt bê tông hoàn thiện bằng phẳng, không cần tô trát lại.
Loại ván ép cốp pha này còn có khả năng chịu lực cao, đáp ứng được tiêu chí an toàn trong xây dựng.
Ván ép phủ phim có trọng lượng nhẹ, dễ thi công lắp đặt, có thể tái sử dụng nhiều lần giúp giảm được chi phí, rút ngắn thời gian thi công.
Trong quá trình sử dụng, nếu có nhu cầu phải cưa, cắt tấm ván ép cốp pha thì ngay sau đó, bạn phải sơn chống thấm hoặc quét keo lại cho các cạnh ván, tránh để lâu vì hơi ẩm, nước sẽ xâm nhập làm phồng rộp ván, rất chóng hỏng.
Khi trên bề mặt ván ép cốp pha xuất hiện bất kỳ vết xước, thủng nào thì cũng cần phải sơn chống nước, quét các loại keo chống nước cho ván.
Bảng giá ván ép phủ phim tham khảo
Ruột ván | Độ dày | Giá bán (tấm) |
Gỗ cao su | 12mm | 320.000đ |
15mm | 370.000đ | |
18mm | 420.000đ | |
Gỗ bạch đàn | 12mm | 330.000đ |
15mm | 390.000đ | |
18mm | 450.000đ |
Bảng giá ván ép phủ phim theo ruột ván (kích thước tấm 1,22m x 2,44m)
Ván ép phủ phim đen | Đơn giá (VNĐ/tấm) |
1220x2440x12mm | 315.000 |
1220x2440x15mm | 350.000 |
1220x2440x18mm | 420.000 |
1220x2440x21mm | 430.000 |
Bảng giá ván ép cốp pha phủ phim theo độ dày.
Từ khóa » Gỗ Phíp Tấm
-
Thông Tư 39/2021/TT-BGDĐT Danh Mục Thiết Bị Dạy Học Tối Thiểu ...
-
Quyết định 57/2018/QĐ-UBND Hà Tĩnh Giá Bồi Thường Nhà Cửa, Hoa ...
-
Làm Gì để Hạn Chế Tối đa Thiệt Hại Do Cháy Nổ?
-
5 Mẹo Hô Biến Góc Nhà, Văn Phòng Thành Góc Xanh đáng Yêu Nhanh ...
-
Những đêm Dài Thiếu đói Trước Đổi Mới
-
Cách Tự Làm Kem đánh Răng Tại Nhà Không Chứa Thành Phần độc Hại