Làm Gì để Hạn Chế Tối đa Thiệt Hại Do Cháy Nổ?
Có thể bạn quan tâm
Cần nâng cao cảnh giác PCCC khu vực phố cổ Hà Nội | |
Quận Thanh Xuân: Tăng cường tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy | |
Tích cực tập huấn công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ từ cơ sở |
Người dân cần cảnh giác với công tác PCCC (ảnh minh họa) |
Công tác PCCC vẫn còn lơ là
Số liệu đưa ra từ lực lượng PCCC TP Hà Nội cho thấy, trong số các vụ cháy nổ xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua, thì hơn 50% nguyên nhân các vụ cháy được xác định là do sự cố điện và thiết bị điện. Điều đó cho thấy, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ đâu và bất cứ khi nào, đe dọa đến tài sản và tính mạng của người dân. Tuy nhiên, theo đánh của các chuyên gia trong lĩnh vực PCCC, hiện nay ý thức PCCC nói chung và ý thức an toàn PCCC trong sử dụng điện nói riêng của đa số người dân còn lơ là, mất cảnh giác.
Để đảm bảo an toàn trong công tác PCCC, Đại tá Nguyễn Trường Sơn - Phó Công an quận Cầu Giấy cho biết, nhằm hạn chế những vụ cháy do điện gây ra trước hết người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở và chủ hộ gia đình khi lắp đặt hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ và bảo vệ điện phải tính toán, thiết kế theo đúng quy định về an toàn điện và PCCC, dùng thiết bị điện phù hợp với khả năng chịu tải của đường dây diện…
Đặc biệt, với các thiết bị điện động lực hay phụ tải có công suất lớn, trước khi dùng phải xem xét kỹ lại hệ thống điện và thông số của phụ tải đó. Không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm. Đồng thời, không nên sử dụng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm cùng lúc, đặc biệt gần khu vực có nhiều chất dễ cháy. Không dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây dẫn điện. Không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện để hở các mối nối dây điện. Khi cần đấu, nối dây dẫn điện phải thực hiện các phương pháp đấu, nối đúng kỹ thuật điện, có các biện pháp cách điện đảm bảo a toàn điện và an toàn PCCC.
Không nên dùng dây điện trần để dẫn điện mà phải dùng dây dẫn điện đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, luồn dây điện trong các ống luồn chuyên dụng có khả năng chống cháy cao. Trước khi ra khỏi phòng phải đóng ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết và tắt hết các nguồn lửa, nguồn nhiệt. Bóng đèn hoặc những thiết bị điện khác không đặt gần những vật dễ cháy như giá áo, tủ sách, giá báo, tủ quần áo... nhằm tránh tình trạng bức xạ nhiệt.
Cũng theo ông Sơn, cần phải định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện và các thiết bị điện do trong quá trình sử dụng lâu trong môi trường có bụi, bụi sẽ tích tụ dẫn đến làm nóng các thiết bị tiêu thụ điện, gây rò rỉ điện hoặc do côn trùng, gián, chuột cắn làm hư hỏng lớp vỏ ngoài dây điện, dẫn đến chạm chập gây cháy nổ. Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các nguy cơ, dấu hiệu gây mất an toàn về PCCC do điện và kịp thời khắc phục nhằm hạn chế các nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Nên lắp đặt, sử dụng thiết bị bảo vệ aptomat có mức độ an toàn cao; có khả năng cách ly chống ngắn mạch, quá tải, chống dò điện đất và bảo vệ các thiết bị điện chống quá nhiệt. Mỗi cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình cần bố trí lối thoát nạn an toàn hoặc các lối ra khẩn cấp ở ban công, lô gia, lối lên mái… đồng thời trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC để kịp thời xử lý khi có cháy, nổ xảy ra.
Hạn chế thắp hương, đốt vàng mã
Cùng với việc lơ là, không quan tâm đến công tác PCCC trong quá trình sử dụng điện, một trong những nguyên nhân được các chuyên gia đề cập liên quan đến các vụ cháy nổ đó chính là thói quen thắp hương và đốt vàng mã của người dân. Theo đó, việc thắp hương, đốt vàng mã nếu không chú ý sẽ dễ xảy ra cháy gây thiệt hại khó lường. Khi bố trí nơi thắp hương, thờ cúng phải đảm bảo các quy định về an toàn PCCC như bố trí nơi thờ cúng hợp lý.
Về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Trường Sơn đưa ra lời khuyên rằng, khi lắp đặt các ban thờ thì cần phải cách xa vật liệu dễ cháy ít nhất 0.75m. Tường phía đặt bàn thờ, phía trên bàn thờ, bàn thờ phải làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy và có vách ngăn chống cháy lan sang khu vực xung quanh. Chân đèn, bát hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật liệu không cháy (tấm kính, tấm tôn, gỗ phíp) và cách xa các đồ thờ (vàng mã, nến) ít nhất 0.2 m.
Ngoài ra, cần hạn chế tối đa việc đặt vàng mã, hương, nến trên ban thờ. Khi thắp hương phải có người trông coi đến khi hết tàn hương. Nơi hóa vàng phải riêng biệt, các xa vật liệu dễ cháy. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn để tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan. Đối với nhà chung cư, nhà tập thể, các hộ liền kề phải hóa vàng tại đúng nơi quy định. Tuyệt đối không sử dụng lửa trần, hút thuốc, thắp hương, đốt vàng mã; tồn chứa sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như xăng, dầu, cồn, gas và các hóa chất dễ cháy, nổ trong khu vực kinh doanh của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng, các hộ dân và tại những nơi có quy định cấm.
Đại tá Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo, để không còn những tai nạn thương tâm do cháy nổ gây ra, công tác phòng cháy cần phải được ưu tiên hàng đầu, đi trước so với chữa cháy. Vấn đề này đòi hỏi ý thức trách nhiệm của mỗi hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và mỗi người dân. Chỉ có tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy chuẩn PCCC tại mỗi công trình, dự án, ngôi nhà… thì mới có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Từ khóa » Gỗ Phíp Tấm
-
Bảng Giá Ván ép Phủ Phim Mới Nhất Năm 2021
-
Thông Tư 39/2021/TT-BGDĐT Danh Mục Thiết Bị Dạy Học Tối Thiểu ...
-
Quyết định 57/2018/QĐ-UBND Hà Tĩnh Giá Bồi Thường Nhà Cửa, Hoa ...
-
5 Mẹo Hô Biến Góc Nhà, Văn Phòng Thành Góc Xanh đáng Yêu Nhanh ...
-
Những đêm Dài Thiếu đói Trước Đổi Mới
-
Cách Tự Làm Kem đánh Răng Tại Nhà Không Chứa Thành Phần độc Hại