Bảng Màu Sơn PU Và Cách Pha Màu Cho đồ Nội Thất - SƠN PROPAN

SƠN PU SƠN ĐỒ GỖ NỘI NGOẠI THẤT

Sơn PU có tên tiếng anh chính là Polyurethane, đây là một loại polymer nó có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, sơn PU được phân loại làm hai loại đó chính là sơn PU dạng cứng và sơn PU dạng cho ra độ bóng rất cao, sáng đẹp. Sơn cao cấp Polyurethane dùng làm sơn phủ bề ngoài với tính năng chịu thời tiết vượt trội; có tác dụng trang trí và chống thẩm thấu các tác nhân ăn mòn đối với bề mặt cần bảo vệ, chịu nước ngọt và nước mặn rất tốt.

Sơn PU có tác dụng chống tia UV rất tốt, độ bóng cao và độ bền màu cao nên đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tàu và công nghiệp nặng – những lĩnh vực yêu cầu cao về chất lượng và độ bền màu sắc.

Bảng màu của sơn PU

Thông thường mỗi hãng sơn đều có bảng màu riêng, và tùy thuộc vào ngành nghề mà ta sử dụng màu sơn khác nhau.

Trong nội thất gỗ, Sơn PU là một loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng bề mặt, tạo cho màu gỗ được tự nhiên và mịn nhất.

Bảng màu sơn PU so với màu trên thực tế sẽ có sự chệnh lệch một chút lệ thuộc vào kỹ thuật sơn. Thông thường màu trên thực tế sẽ đậm hơn một chút so với màu chuẩn.

Ngoài ra màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn còn phụ thuộc vào loại màu các yếu tố không gian và ánh sáng. Dưới tác động của môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, quá trình oxi hóa màu sơn sẽ phải dần theo thời gian và quá trình sử dụng. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt, mục đích sử dụng và phương pháp thi công Sơn PU.

bảng màu sơn pu

Cách pha màu sơn PU cho đồ nội thất

Pha màu sơn theo tỉ lệ

Pha màu sơn PU không đơn giản như các loại sơn nước hay sơn dầu bình thường, mà cần phải pha theo tỉ lệ chính xác thì mới cho ra màu sắc chất lượng tốt nhất. Nếu pha sai công thức không như nhà sản xuất hướng dẫn thì sơn sẽ không được màu như mong muốn, hơn nữa là chất lượng cũng như độ kết dính không được bền lâu, dễ bị bong tróc và ảnh hưởng đến công trình về sau.

Cách pha màu sơn

Sơn PU (Polyurethane) là một loại polymer được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống. Sơn PU tồn tại dưới 2 dạng đó là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ nội thất như: bàn ăn gỗ, bàn trà gỗ, cửa gỗ,…Đối với dạng foam còn được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế như ghế ngồi trong ô tô chẳng hạn. Bên cạnh đó foam cũng được ứng dụng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

cách pha màu sơn

Sơn PU có 3 thành phần chính:

  • Sơn lót: Có công dụng làm cho bề mặt gỗ được phẳng, che được khuyết điểm để khi sơn sản phẩm sẽ đẹp hơn (bạn cứ tưởng tượng như khi sơn tường nhà cũng cần dùng đến bột trét để làm phẳng bề mặt).
  • Sơn màu: Phần này sẽ do khách hàng yêu cầu có hay không, nhưng đa số sơn PU sử dụng cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều.
  • Sơn bóng: Nhiều thợ sơn đánh bóng từ sơn PU, nhưng đúng ra thì đây là cách pha chế sơn nhằm tạo độ bóng đẹp cho gỗ suốt cả quá trình sơn PU

Tỉ lệ pha sơn sẽ là:

Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)

Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp)

Sau khi đã nắm được tỉ lệ pha sơn PU bạn chỉ cần thực hiện đúng quy trình sơn, đảm bảo đúng kỹ thuật để có được sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Sơn PU màu cánh gián

Màu cánh gián là một sắc độ của màu nâu pha với một chút của màu đỏ màu vàng đất. Màu cánh gián tuy không quá nổi bật nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng nhất là sơn gỗ nội thất trong gia đình.

Đây là màu mang đến sự thanh tịnh, sang trọng cho ngôi nhà khi sử dụng trong thiết kế nội thất. Màu cánh gián kết hợp với sơn bóng sẽ là một lựa chọn sáng suốt khiến cho căn nhà thêm phần bắt mắt.

Ưu điểm nổi trội của sản phẩm này như sau:

  • Màu sắc chân thật, sang trọng, bắt mắt
  • Màng sơn láng mịn, sáng bóng, đem lại hiệu ứng thị giác tốt
  • Khả năng bám dính cao, dính chặt vào bề mặt gỗ, khó bong tróc và do đó có tuổi thọ cao hơn
  • Bảo vệ chất liệu gỗ khỏi nhiều tác động xấu từ bên ngoài như mối mọt, thời tiết, nấm mốc, trầy xước

sơn màu cánh gián

Sơn PU màu gỗ óc chó

Màu gỗ óc chó ngày càng trở nên thịnh hành hơn trong lĩnh vực nội thất, không chỉ những gia chủ lớn tuổi mà các gia chủ trẻ cũng đang dần cảm nhận được sự đẳng cấp và giá trị màu sắc của gỗ óc chó đem đến cho không gian ngôi nhà của mình.

Màu óc chó có độ trải dài từ nâu nhạt đến màu socola, chúng đem lại cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, bạn hãy kết hợp cây xanh trang trí trong không gian nội thất màu gỗ óc chó. Vì chúng đem đến một bức tranh không gian hoàn hảo đến bất ngờ.

Mặc dù bộ bàn trà và ghế sofa góc cạnh đơn giản đem đến phong cách truyền thống Nhật Bản, nhưng tone màu gỗ óc chó đã làm cho không gian bật lên nét đương đại mà không hề hoài cổ chút nào.

Với loại màu sơn PU là chất liệu tuyệt vời để tạo màu gỗ sơn óc chó, bởi chúng sẽ tạo nên màu sắc nổi bật của gỗ nhưng vẫn giữ nét tự nhiên vốn có của chúng, để tạo nên giá trị của món đồ gỗ.

sơn màu óc chó

Kỹ thuật sơn màu PU đúng cách cho đồ gỗ nội thất tuyệt đẹp

Biết cách pha sơn và lựa chọn màu sơn phù hợp theo sở thích là điều quan trọng, nhưng yếu tố cốt lõi để tạo nên bề mặt bóng loáng, hoàn thiện về thẩm mỹ là "kỹ thuật sơn đúng cách".

Bước 1: Chà nhám và xử lí bề mặt

Thực hiện chà nhám bề mặt gỗ bằng máy cầm tay cho đến khi bề mặt không còn đường xước, mặt gỗ được phẳng là được. Sau khi hoàn thành chà nhám, tùy theo mã màu sơn yêu cầu để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Đa phần các mẫu sơn PU đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt.

Lưu ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không, nếu có thì việc bả bột phải là bột màu. Thông thường là màu đen và màu nâu.

Đặc biệt, nếu công đoạn này không được trau chuốt kỹ sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ bề mặt nội thất. Tốn rất nhiều nguyên liệu và công sức để trám các khe hở này sau sơn.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Sơn lót là lớp sơn không màu, được pha theo tỷ lệ 2:1:3 (nghĩa là 2 lót, 1 cứng, 3 xăng) như đã đề cập ở bên trên.

Tùy vào những điều kiện nhiệt độ môi trường xung quanh mà chúng sẽ có độ bốc hơi khác nhau, việc bốc hơi nhanh sẽ làm bề mặt sơn nổi tim hoặc bọt khí.

Bước 3: Chà nhám và sơn lót lần 2

Lặp lại quy trình chà nhám và tiếp tục phủ lớp sơn lót lần 2. Thông thường, các thợ sơn sẽ lượt bỏ giai đoạn này để tiết kiệm sơn và cho rằng chúng không cần thiết.

Bước 4: Phun màu sơn PU

Bước phun sơn màu cần chia làm 2 lần: lần 1 chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu; sau 1 lúc mới tiến hành sơn màu lần 2, ở lần này sẽ sơn màu đậm hơn cho những chỗ sơn bị nhạt.

Phòng sơn cần được bố trí riêng, có đủ không gian để luồng khí lưu thông và tránh bám lên những khu vực xung quanh. Đồng thời, thợ sơn cần có tay nghề, vì chúng quyết định vẻ đẹp của toàn bộ đồ nội thất.

Bước 5: Sơn bóng bề mặt gỗ

Tùy theo sở thích và yêu cầu sẽ có những mức độ bóng đến bóng mờ khác nhau để bạn lựa chọn. Tỷ lệ pha lớp sơn bóng là 2 bóng, 1 cứng, 3 xăng (có thể điều chỉnh).

Lớp sơn bóng làm tăng thêm vẻ đẹp căng nhẵn, giữ đồ nội thất luôn có cảm giác mới mẻ, tôn lên vẻ đẹp màu sắc của những chi tiết nội thất.

Tóm lại qua những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp các bạn hình dung được quy trình sơn để cho ra sản phẩm đẹp nhất.

sơn pu

Từ khóa » Cách Pha Sơn Pu Màu Nâu