Từ A-Z Bảng Màu Và Cách Pha Màu Sơn PU - Thiết Kế Nội Thất KAI
Có thể bạn quan tâm
Qua thời gian, vì tác động bên ngoài khiến đồ nội ngoại thất, đồ gỗ quý giá của bạn dễ bị mối mọt hoặc nấm mốc tấn công. Từ đó tuổi thọ của vật liệu, đồ gỗ bị giảm, hư hại xấu xí và giảm tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, việc sơn PU sơn trên bề mặt vật liệu, đồ gỗ sẽ giúp vật liệu chống nấm mốc, kháng khuẩn có tác dụng tăng tuổi thọ và bảo vệ chúng hiệu quả. Cùng Kiến An tìm hiểu về sơn PU là gì, bảng màu, cách pha màu sơn PU đúng chuẩn và các vấn đề xoay quanh sơn PU ở bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về sơn PU
Sơn PU (hay Polyurethane) là loại polymer được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Sơn PU có 2 loại là:
- Sơn PU dạng cứng, thường được dùng để làm vẹc ni, tạo một lớp sơn bảo vệ nội thất như cửa gỗ, bàn ghế gỗ… cho bề mặt bóng bẩy, giúp bảo vệ và tăng độ thẩm mỹ bằng lớp màu tự nhiên, mịn nhất.
- Sơn PU dạng foam: dùng làm dạng mút các loại ghế ngồi xe hơi
Ưu điểm của sơn PU dạng cứng:
Hiện nay, Sơn PU rất được ưa chuộng sử dụng và được ứng dụng trên nhiều bề mặt vật liệu, không chỉ chất liệu gỗ mà còn được sơn trên bề mặt nội ngoại thất, bề mặt kim loại,… và với vô vàng những ưu điểm sau:
- Ứng dụng trên đa dạng vật liệu như chất liệu gỗ nội và ngoại thất, gốm, kim loại, mây tre lá.
- Có độ bám dính cao
- Giữ màu bền bỉ, thậm chí dưới tác động của môi trường tự nhiên
- Màu sắc tươi sáng, chuẩn màu
- Giúp gia tăng tính thẩm mỹ của vật liệu bởi lên màu bóng đẹp.
- Thuận tiện, dễ thi công, dễ sử dụng.
Bảng màu thông dụng của sơn PU:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều màu sơn PU đẹp và thông dụng, cũng như mỗi hãng sơn sẽ có những bảng màu khác nhau như màu Vàng, Nâu, Cánh Gián Non, Cánh Gián Già, Cánh Gián, Đỏ….
Màu cánh gián với màu sắc chân thực, sang trọng, bắt mắt, đem lại hiệu ứng thị giác tốt là một trong những màu sơn PU được ưa chuộng nhất hiện nay. Ngoài ra, còn có màu Gỗ Óc Chó và các tông màu gỗ tự nhiên khác cũng được nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn.
Tuy nhiên, sau khi thi công sẽ có sự chênh lệch một chút với bảng màu sơn PU và màu thực tế, vì màu lên có độ sáng hay đậm hơn còn phụ thuộc vào kỹ thuật sơn, loại màu, không gian và ánh sáng.
Ngoài ra, về lâu dài độ bền màu sơn sẽ phụ thuộc vào điều kiện sử dụng (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng), thời gian, mục đích sử dụng, chất lượng sơn và phương pháp sơn.
Các thành phần chính của sơn PU
- Sơn lót: có vai trò quan trọng nhằm làm phẳng bề mặt vật liệu trước khi sơn màu, giúp giai đoạn sơn màu bóng và mượt hơn, đồng thời còn che đi những khuyết điểm bề mặt nếu có.
- Sơn màu: Đa số sơn PU cho gỗ đều có thành phần sơn màu, và sẽ tùy thuộc vào khách hàng yêu cầu.
- Sơn bóng: Sơn bóng có tác dụng giúp bề mặt vật liệu sau sơn màu bóng đẹp hơn.
- Ngoài ra còn có Cứng (chất đóng rắng) và xăng thơm (xăng PU, xăng nhật)
Hướng dẫn cách pha màu sơn PU đúng chuẩn:
Sơn PU có 3 thành phần chính là sơn lót, sơn màu và sơn bóng. Và tỷ lệ pha sơn khác nhau lần lượt là:
- Sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
- Sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu với lượng phù hợp
- Sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + 1 xăng
Bạn lưu ý cần tuân thủ và pha đúng theo công thức. Bởi nếu pha không đúng thì dễ gặp những vấn đề sau về màu sơn:
- Màu sơn lên không đúng, không đẹp
- Sơn bị giảm chất lượng, giảm độ dính
- Sau khi sơn có thể xảy ra tình trạng bong tróc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng bảo vệ vật liệu của sơn.
Hướng dẫn thi công sơn PU tại nhà
Kiến An chia sẻ đến bạn các bước sơn PU tại nhà, vô cùng đơn giản dễ làm chỉ cần tuân thủ sơn theo các bước dưới đây
Màu sắc bề mặt gỗ lên màu chuẩn nếu bạn pha màu và thực hiện các bước đúng trình tự kỹ thuật
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt và chống nứt
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng, để phần sơn lót tiếp theo có độ bám dính tốt nhất. Với bước này, bạn cần sử dụng giấy nhám P240 để chà nhám bề mặt thật kỹ cho bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ hết những chất bẩn bám trên nền.
Bạn cũng lưu ý khâu bã bột ở bước này nếu cần thiết, để lấp đầy các tim gỗ hay khuyết tật bề mặt. Nếu bỏ qua khâu bã bột ở những bề mặt khuyết tật, thì bạn sẽ phải mất nhiều nguồn lực và nguyên liệu để trám các khe hở sau khi sơn.
Bước 2: Sơn lót lần 1
Sau khi bề mặt đã sạch sẽ, không còn bụi thì bước qua bước sơn lót lần 1. Sơn lót lần 1 thường là lớp sơn không màu, và tỷ lệ pha sơn lót sẽ điều chỉnh tùy theo điều kiện môi trường. Lưu ý ở bước này, bạn cần sơn thật đều tay lên bề mặt vật liệu.
Bước 3: Chà nhám và sơn lót lần 2
Sau khi lớp sơn lót lần 1 khô hoàn toàn, bạn tiến hành chà nhám, xử lý trám trét các khuyết tật nếu có, và tiến hành phun lót lần 2. Bước sơn lót lần 2 này rất quan trọng để tăng độ mịn cho bề mặt và giúp sơn lên màu đẹp hơn, giúp tăng tuổi thọ của sơn.
Bước 4: Phun màu Pha trộn màu sơn phù hợp với sở thích và loại gỗ của bạn, tiến hành phun sơn lên bề mặt. Để sơn lên màu đẹp và như ý, thì bước sơn màu này cần thực hiện 2 lần.
Ở bước sơn màu lần 2 cách với lần 1 khoảng 5-10 phút. Bước sơn lần 2 này sẽ giúp dậm thêm sơn đậm hơn ơ những vùng bị thiếu màu.
Bước 5: Phun bóng bề mặt.
Sau khi lớp sơn màu khô, thì bạn tiến hành bước phun bóng bề mặt. Và bạn lưu ý, khi phun bóng cần tìm những nơi không có bụi bẩn để đảm bảo hiệu quả phun được tốt nhât.s
Bước 6: Bảo quản
Khi vừa mới sơn xong, bạn cần có một khu vực riêng cho bề mặt sản phẩm khô hoàn toàn, tránh bụi, các tác động ngoại lực hay lớp sơn khác dính vào làm mất thẩm mỹ, thậm chí là làm hỏng sản phẩm của bạn.
Và bạn sẽ cần từ 12-16 tiếng chờ khô hoàn toàn cho cả quá trình sơn PU.
Ghé thăm Pinterest Thiết kế biệt thự Kiến An để xem bộ sưu tập các mẫu biệt thự đẹp.
Từ khóa » Cách Pha Sơn Pu Màu Nâu
-
Bảng Màu Và Cách Pha Màu Sơn Pu đúng Cách - Nội Thất Viễn Đông
-
Hướng Dẫn Cách Pha Chế Sơn PU Cho Đồ Gỗ đẹp & Bền Màu
-
#1 Hướng Dẫn Tỉ Lệ - Cách Pha Màu Sơn PU & Bảng Màu 2022
-
Cách Pha Màu Pu Cơ Bản Cho Người Không Chuyên - YouTube
-
Khám Phá Bảng Màu Và Cách Pha Màu Sơn PU Chuẩn Cho Nội Thất ...
-
Bảng Màu Và Cách Pha Màu Sơn PU Cho đồ Nội Thất
-
Những Cách Pha Màu Sơn PU đơn Giản | Lê Phát
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn Màu Cánh Gián
-
Bảng Màu Và Cách Pha Màu Sơn PU Chuẩn Nhất Cho đồ Nội Thất
-
Bảng Màu Và Cách Pha Màu Sơn PU Cho đồ Gỗ Nội Thất Chuẩn Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Cách Pha Màu Nâu Từ Các Màu Phổ Biến
-
Bảng Màu Sơn PU Và Cách Pha Màu Cho đồ Nội Thất - SƠN PROPAN
-
Cách Pha Chế Sơn PU Và Kỹ Thuật Sơn PU Trên đồ Gỗ