Bàng Quang Thần Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...

Bàng quang thần kinh là gì?

Các bất thường gây tổn thương chấn thương thần kinh trung ương (não) tuỷ sống gây ra những rối loạn trong việc tiểu tiện và kiểm soát bàng quang được gọi là hội chứng bàng quang thần kinh. Tổn thương dây thần kinh cũng có thể là kết quả của các bệnh như đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson hoặc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể do viêm não màng não, viêm tuỷ cắt ngang, nhiễm độc kim loại nặng, tai biến mạch não, chấn thương cột sống hoặc phẫu thuật vùng tiểu khung ổ bụng. Bất thường tuỷ sống bẩm sinh như nứt đốt sống cũng có thể ảnh hưởng đến bàng quang.

Các dây thần kinh trong cơ thể kiểm soát cách bàng quang lưu trữ hoặc thải nước tiểu và các vấn đề với các dây thần kinh này gây ra bàng quang tăng hoạt(OAB), tiểu không tự chủ, bàng quang kém hoạt động (UAB) hoặc bàng quang tắc nghẽn.

Bàng quang thần kinh

Bàng quang thần kinh

Giải phẫu hệ tiết niệu

Bàng quang và thận là 2 phần của hệ tiết niệu. Đây là những cơ quan tạo ra, lưu trữ và thải nước tiểu. Khi hệ tiết niệu hoạt động tốt, thận sẽ tạo ra nước tiểu và dẫn vào bàng quang. Bàng quang là một cơ quan hình quả bóng có vai trò như một bộ phận lưu trữ nước tiểu. Nó được giữ cố định bởi các dây chằng và các hệ cơ xương tiểu khung

Khi bàng quang chưa đầy nước tiểu, cơ bàng quang không co bóp. Các tín hiệu thần kinh từ bàng quang phản hồi về não qua tuỷ sống. Nước tiểu trong bàng quang đầy dẫn cũng kích thích các thụ cảm này, não chi phối cảm giác mót tiểu và hoạt động đi tiểu bằng cách co bóp cơ bàng quang và mở cơ thắt niệu đạo. Ép nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ cơ thể bệnh nhân. Niệu đạo của bệnh nhân có các cơ được gọi là cơ thắt. Chúng giúp giữ cho niệu đạo đóng lại để nước tiểu không bị rò rỉ trước khi bệnh nhân sẵn sàng đi vệ sinh.

Từ khóa » điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Thần Kinh