Bảng Tăng Cân Của Mẹ Bầu Theo Từng Tam Cá Nguyệt | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Vì sao mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng?
- Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu khi mang thai
- Những dưỡng chất cần bổ sung vào tháng cuối thai kỳ
- Một số mẹo nhỏ giúp duy trì cân nặng mẹ bầu và mức tăng cân ổn định
- Một số câu hỏi thường gặp về bảng tăng cân chuẩn của mẹ bầu
Trong thai kỳ, việc tăng cân là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra những tác động tiêu cực. Vậy mẹ bầu tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam? Hãy cùng tham khảo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu dưới đây.
Tham khảo thêm:
- Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
- Mang thai 8 tháng bụng căng cứng nguy hiểm không?
Vì sao mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng?
Duy trì cân nặng hợp lý trong thời gian mang thai đóng vai trò thiết yếu, góp phần giúp mẹ bầu trải qua một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Mỗi phụ nữ sẽ có tốc độ tăng cân khác nhau, phụ thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ, tình trạng sức khỏe cá nhân, và sự phát triển của thai nhi. Yếu tố tăng cân bao gồm sự phát triển của thai nhi, nhau thai, lượng nước ối, gia tăng thể tích máu, sự tích tụ mô, mỡ và dịch trong cơ thể, cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nhiều người cho rằng mẹ bầu cần ăn nhiều và tăng cân đáng kể để "nuôi hai người," nhưng quan niệm này không hoàn toàn đúng. Tăng cân quá mức hoặc quá ít so với mức chuẩn đều có thể gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Tác hại khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều
Khi mẹ bầu tăng cân quá nhanh và vượt mức cho phép, cơ thể phải đối mặt với nhiều rủi ro như:
- Nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao tăng lên, dễ gây biến chứng.
- Khó sinh thường do thai nhi quá lớn.
- Nguy cơ biến chứng trong quá trình đau bụng chuyển dạ.
- Tăng khả năng nhiễm khuẩn vết mổ hoặc vết rạch sau sinh.
- Cơ thể mẹ bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, đau lưng và phù chân.
- Gặp vấn đề về vùng xương chậu, són tiểu.
- Trẻ có nguy cơ cao mắc tiểu đường sau sinh.
- Khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Nguy cơ khi mẹ bầu tăng cân quá ít
Nếu tăng cân quá ít, mẹ bầu cũng đối diện với các nguy cơ đáng lo ngại:
- Cơ thể suy nhược, thiếu sức sống, không đủ sức khỏe để vượt cạn.
- Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, phát triển chậm.
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc trẻ bị dị tật bẩm sinh.
- Trẻ sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến việc tạo sữa sau sinh, làm giảm chất lượng và lượng sữa.
Tăng bao nhiêu cân khi mang thai là đủ?
Để duy trì cân nặng chuẩn, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi cân nặng và duy trì chế độ ăn uống cân đối. Theo các chuyên gia, với những mẹ mang thai đơn, mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ là từ 10-12 kg, tương đương khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể trước khi mang thai. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị cụ thể dựa trên từng trường hợp.
Xem thêm:
- Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
- Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và chu kỳ kinh chính xác
Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên tăng từ 10-12kg trong suốt thai kỳ. (Nguồn: Sưu tầm)
Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
Cân nặng luôn là mối quan tâm lớn của phụ nữ, đặc biệt là đối với những mẹ mang thai lần đầu. Sự thay đổi cân nặng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu tăng cân ít, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và gặp khó khăn khi sinh. Vậy tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là đủ?
Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên tăng từ 10-12kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này có thể thay đổi tùy theo số lượng thai nhi. Với mẹ mang thai đôi, cân nặng cần tăng thêm từ 16-20kg. Ngoài ra, cân nặng trước khi mang thai cũng ảnh hưởng đến mức tăng cân lý tưởng trong thai kỳ.
- Mẹ có chỉ số BMI dưới 18,5 nên tăng từ 12-18kg.
- Mẹ có chỉ số BMI từ 25-29,9 nên giữ mức tăng cân từ 7-11kg.
- Mẹ có BMI trên 30 chỉ nên tăng từ 5-7kg để đảm bảo sức khỏe.
Bảng tăng cân cho mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
Kiểm soát cân nặng quyết định lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. (Nguồn: Huggies)
Tùy vào giai đoạn thai kỳ, cân nặng mẹ bầu sẽ có sự thay đổi đáng kể. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cân nặng thường không tăng nhiều do thai nhi còn nhỏ và mẹ có thể trải qua các cơn ốm nghén. Tuy nhiên, từ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ ba, cân nặng mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng rõ rệt, khoảng 450-500g mỗi tuần bắt đầu khi thai 13 tuần trở lên.
Bảng tăng cân theo từng tam cá nguyệt dưới đây chỉ mang tính tham khảo, nhưng sẽ giúp mẹ theo dõi được mức cân nặng chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn khác nhau. Mẹ có thể tham khảo để kiểm soát cân nặng tốt hơn trong suốt thai kỳ.
Xem thêm:
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
Giai đoạn | Nhu cầu năng lượng | Cân nặng mẹ bầu |
Tam cá nguyệt thứ 1 | Tăng thêm 200 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường | Mỗi tháng tăng thêm 400 -750gr. Tổng cân nặng tăng thêm trong 3 tháng đầu thai kỳ 1,5 - 2,5kg |
Tam cá nguyệt thứ 2 | Tăng thêm 300 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường | Mỗi tuần tăng thêm khoảng 450 gr Tổng cân nặng mẹ bầu tăng thêm trong 3 tháng giữa thai kỳ 5-6,5kg |
Tam cá nguyệt thứ 3 | Tăng thêm 400 - 450 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường | Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi tuần cân nặng bà bầu có thể tăng 0,5 kg. |
Mẹ có biết:
Bên cạnh việc giữ một cân nặng chuẩn trong quá trình mang thai, chế độ ăn vào con không vào mẹ thì mẹ cũng đừng quên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết để đón bé yêu chào đời nhé. Hành trang chuẩn bụ chào đón bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo thêm:
- Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
- Khi thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý và chuẩn bị những gì?
- Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của thai nhi tuần 36
Chế độ dinh dưỡng đa dạng và phù hợp giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cân hợp lý. Mẹ nên tham khảo bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu cùng với để biết mức tăng cân phù hợp, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa hoặc tham khảo thêm nội dung bài viết Mang thai, lên bao nhiêu cân là đủ của Huggies, đồng thời tìm hiểu thêm những mẹo dinh dưỡng tại chuyên mục Chế độ dinh dưỡng mẹ nhé.
Nguồn tham khảo:
https://www.thewomens.org.au/health-information/pregnancy-and-birth/a-healthy-pregnancy/weight-pregnancy
Từ khóa » Tính Bmi Bà Bầu
-
Mẹ Bầu Cần Tăng Bao Nhiêu Cân Là Chuẩn? - Nutricare
-
Cách Tính Chỉ Số Cân Nặng Hợp Lý Cho Mẹ Bầu
-
Cách Tăng Cân Theo BMI Cho Bà Bầu - Báo Người Lao động
-
Tăng Cân Khi Mang Thai Bao Nhiêu Là Hợp Lý? | Vinmec
-
Tính Chỉ Số BMI - Body Mass Index
-
Ứng Dụng đo Số Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Các Mẹ Khi Mang Thai
-
Chỉ Số BMI Cho Phụ Nữ Mang Thai Và Mức Tăng Cân Tiêu Chuẩn
-
Cách Tính Chỉ Số BMI Cho Bà Bầu Chính Xác | VFO.VN
-
Mức Tăng Cân Chuẩn Cho Mẹ Bầu - Procare
-
Bảng Cân Nặng Của Mẹ Bầu Theo Tuần Chuẩn WHO - Monkey
-
13 Cách Kiểm Soát Cân Nặng Khi Mang Thai Hiệu Quả
-
Chỉ Dẫn Mới Tính Tăng Cân Trong Thai Kỳ
-
Cân Nặng Bà Bầu Theo Từng Tháng Chuẩn WHO 2017 - MarryBaby
-
Cách Tính Chuẩn Nhất Cân Nặng Cần Tăng Khi Mang Bầu - Eva