Cách Tính Chuẩn Nhất Cân Nặng Cần Tăng Khi Mang Bầu - Eva

Việc tăng cân khi mang thai là cần thiết, tuy nhiên các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu không nên tăng quá nhiều, sẽ gây ra những hậu quả xấu.

Trên thực tế, mỗi người mẹ có một lối sống và thói quen ăn uống khác nhau nên số cân nặng cần tăng cũng khác nhau: có người sẽ giữ hoặc thậm chí giảm cân trong thời gian đầu mang thai vì ốm nghén, cũng có mẹ tăng đều đặn 0,5-1 ký mỗi tháng; có người thì tăng vọt trong giai đoạn 2 thai kỳ. Nhìn chung, nên tăng cân đều đặn và tăng vừa đủ, không nên “đột biến” hoặc tăng quá nhiều.

Bạn nên tăng bao nhiêu ký trong thai kỳ?

Dựa vào chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index (BMI)), bạn có thể xác định được cân nặng bạn cần tăng trong suốt thai kỳ phù hợp với thể trạng của mình.

Cách tính BMI như sau:

Cách tính chuẩn nhất cân nặng cần tăng khi mang bầu - 1

(Trong đó: W là cân nặng; H là chiều cao của mẹ bầu)

Theo đó, mức cân nặng trung bình mẹ bầu cần tăng là:

Cách tính chuẩn nhất cân nặng cần tăng khi mang bầu - 2

Ví dụ bạn 42 ký, cao 1,5m; thì chỉ số BMI của bạn là khoảng 18-19, bạn cân tăng cân trong khoảng 13-18 kg.

Số cân nặng tăng lên khi mang thai bao gồm:

- Tăng tuần hoàn máu - Tăng cường trữ nước và các chất lỏng nói chung - Tăng trọng lượng bầu ngực - Tăng kích thước tử cung - Xuất hiện túi nước ối và nhau thai - Em bé ngày càng lớn (bé nặng trung bình khoảng 3.2kg khi mới sinh).

Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ với một người mẹ bình thường sẽ là:

- Ba tháng đầu: 900gr - 1.8kg - Ba tháng giữa: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng - Ba tháng cuối: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng.

Cách tính chuẩn nhất cân nặng cần tăng khi mang bầu - 3

Tăng cân quá ít hoặc quá nhiều đều gây ra những hậu quả xấu cho thai kỳ. (ảnh minh họa)

Tăng cân quá ít sẽ gây ra hậu quả gì?

- Sinh con thiếu cân

- Sinh non

- Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú

- Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.

Tăng cân quá nhiều sẽ gây ra hậu quả gì?

- Khó sinh

- Sinh con quá to

- Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường

- Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són tiểu

- Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác

- Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại

- Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén

- Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận

- Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2.

Từ khóa » Tính Bmi Bà Bầu