Bảng Tham Chiếu đánh Giá Năng Lực, Phẩm Chất Học Sinh Tiểu Học
Có thể bạn quan tâm
Bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học đưa ra những biểu hiện hành vi có thể quan sát thấy ở một học sinh, từ đó giáo viên có thể đánh giá xem học sinh này thực hiện ở mức độ nào? Đây sẽ là tài liệu tham khảo về năng lực phẩm chất của học sinh tiểu học, giúp quý thầy cô thực hiện Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT hiệu quả. Riêng lớp 1 sẽ thực hiện đánh giá theo Thông tư 27.
- Lời nhận xét học bạ lớp 1 theo Thông tư 27
- Nhận xét học bạ lớp 2 theo Thông tư 27
- Nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 22
- Nhận xét học bạ lớp 4 theo Thông tư 22
- Nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22
Bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học
- 1. Bảng tham chiếu hướng dẫn đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh
- 2. Cách thức đánh giá với từng năng lực, phẩm chất học sinh
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc. Các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo), với khả năng khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực chung của học sinh.
Năng lực đặc thù môn học (của môn học nào) là năng lực mà môn học (đó) có ưu thế hình thành và phát triển (do đặc điểm của môn học đó). Một năng lực có thể là năng lực đặc thù của nhiều môn học khác nhau.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người. Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
1. Bảng tham chiếu hướng dẫn đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh
THANG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
(dành cho cha mẹ đánh giá học sinh tiểu học)
Họ và tên học sinh: ..............................................Tuổi.........Nam/Nữ.........Lớp .......
Trường...........................
Họ và tên cha mẹ: ....................................................... Ngày đánh giá:......................
Hướng dẫn: Dưới đây là những biểu hiện hành vi có thể quan sát thấy ở con. Cha mẹ hãy đọc kỹ từng câu và đánh giá xem con mình thực hiện chúng ở mức độ nào? Hãy khuyên tròn vào một số thích hợp biểu thị đúng nhất hành vi của con. (chỉ chọn 1 trong 4 mức độ):
1 = Không đúng, hoặc chưa bao giờ 2 = Đôi khi đúng, thi thoảng đúng | 3 = Thường xuyên đúng 4 = Rất thường xuyên đúng |
1. Các năng lực và phẩm chất:
STT | Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở từng năng lực, phẩm chất | Mức độ | ||
1 | 2 | 3 | ||
Năng lực | ||||
I | Tự phục vụ, tự quản | |||
1 | HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng sạch sẽ | |||
2 | HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân ở trên lớp, ở nhà | |||
3 | HS tự giác hoàn thành công việc được giao đúng hạn | |||
4 | HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập | |||
5 | HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí | |||
6 | HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên | |||
II | Hợp tác | |||
7 | HS có kĩ năng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ các bạn | |||
8 | HS tích cực tham gia vào các công việc ở nhóm/ tổ | |||
9 | HS dễ làm quen, dễ dàng kết bạn | |||
10 | HS biết nói lời cảm ơn khi người khác giúp mình một điều gì đó | |||
11 | HS tích cực, tự giác hoàn thành công việc được nhóm giao đúng hẹn | |||
12 | HS lắng nghe và dễ dàng thỏa thuận với các bạn trong nhóm | |||
III | Tự học và giải quyết vấn đề | |||
13 | HS tự thực hiện được các nhiệm vụ học tập cá nhân, học tập theo nhóm | |||
14 | HS tự giác, chủ động hoàn thành các bài tập được giao đúng hẹn | |||
15 | HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học | |||
16 | HS vận dụng điều đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập | |||
17 | Để giải quyết một vấn đề, HS thường cố gắng đến cùng | |||
18 | HS chủ động nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết vấn đề |
Phẩm chất | 1 | 2 | 3 | |
IV | Chăm học, chăm làm | |||
19 | HS tự giác tham gia làm các việc vặt trong nhà giúp bố mẹ | |||
20 | HS tự giác thực hiện những công việc được giao, không cần nhắc nhở | |||
21 | HS thể hiện sự chăm chỉ, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp | |||
22 | HS có sự tập trung, chú ý lắng nghe trong các giờ học | |||
23 | HS chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học | |||
24 | HS nỗ lực hoàn thành các công việc được giao ở lớp, ở nhà đúng hẹn. | |||
V | Tự tin, trách nhiệm | |||
25 | HS tự tin trong giao tiếp ứng xử với các bạn trong lớp | |||
26 | HS chủ động, tự tin trong các tình huống học tập và rèn luyện | |||
27 | HS thể hiện sự tự tin trong các cuộc thảo luận nhóm | |||
28 | HS luôn nỗ lực, có trách nhiệm trong học tập, rèn luyện bản thân | |||
29 | HS tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi, sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai | |||
30 | HS luôn được các bạn trong nhóm/lớp tin tưởng | |||
VI | Trung thực, kỉ luật | |||
31 | HS thể hiện sự thật thà, ghét sự gian dối | |||
32 | HS luôn nói đúng về sự việc, không nói sai về người khác | |||
33 | HS tôn trọng cam kết, giữ đúng lời hứa | |||
34 | HS tôn trọng nội quy và thực hiện nghiêm túc quy định về học tập | |||
35 | HS tự giác, tập trung cho các nhiệm vụ học tập, không cần nhắc nhở | |||
36 | HS biết bảo vệ của công, không lấy những gì không phải của mình | |||
VII | Đoàn kết, yêu thương | |||
37 | HS thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn, gắn kết trong nhóm | |||
38 | HS biết cách ứng xử, không gây mất đoàn kết trong tổ, lớp | |||
39 | HS không nói xấu bạn hoặc ganh ghét các bạn trong lớp | |||
40 | HS yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em | |||
41 | HS yêu trường, lớp, biết ơn thầy giáo, cô giáo | |||
42 | HS yêu thương bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn |
2. Con có gặp những vấn đề sau đây ở mức độ nào?
STT | Biểu hiện | Không/ rất hiếm | Thỉnh thoảng | Thường xuyên | Rất thường xuyên |
1 | Lạnh lùng, ít nói, giao tiếp kém tự tin | ||||
2 | Thụ động, không tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập | ||||
3 | Hay gây gổ hoặc phá rối, trêu chọc các bạn | ||||
4 | Nhút nhát, không thân với bạn nào trong lớp | ||||
5 | Làm gì sai hay đổ lỗi cho người khác | ||||
6 | Dễ bị kích động, khó kiểm soát xúc cảm tiêu cực | ||||
………………………………………………………… |
3. Con có những điểm mạnh/ khó khăn nào?
a/ Những điểm mạnh (về nhận thức, kỹ năng, thái độ):
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
b/ Những khó khăn:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
4. Cha mẹ đã làm gì để giúp Con phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu?
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
...........................................................
2. Cách thức đánh giá với từng năng lực, phẩm chất học sinh
Lượng hóa kết quả đánh giá từng năng lực, phẩm chất dựa trên mức độ thể hiện qua các câu cho các lần đánh giá giữa kì và cuối kì theo quy ước sau:
- Xếp vào nhóm TỐT nếu: ≥ 3/4 số câu đạt mức 3, không có câu nào ở mức 1;
- Xếp vào nhóm ĐẠT nếu: > 3/4 số câu đạt mức 2 hoặc 3
- Xếp vào nhóm CẦN CỐ GẮNG nếu: ≥ 1/4 số câu đạt mức 1.
..................................................................................
Bảng tham chiếu hướng dẫn đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học là mẫu bảng biểu thể hiện các biểu hiện cụ thể được quan sát ở từng năng lực, phẩm chất của học sinh như: học sinh chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập; học sinh tích cực tham gia vào các công việc ở nhóm/ tổ; học sinh tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí; học sinh tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng sạch sẽ.
Bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh áp dụng cho toàn trường trên cả nước để các thầy cô cần phải nắm rõ để có thể đánh giá học sinh dựa vào mức đánh giá theo đúng tiêu chuẩn.
VnDoc còn có những mẫu nhận xét học bạ học sinh tiểu học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 mới nhất gửi tới bạn đọc. Mẫu nhận xét theo thông tư 22 bao gồm những lời nhận xét trong học bạ học sinh tiểu học theo từng môn học, theo từng chương trình học, bên cạnh đánh giá các chương trình học thì mẫu còn có những lời nhận xét theo năng lực, theo phẩm chất của học sinh.
Tài liệu trên là tài liệu dành cho các thầy cô giáo tiểu học sử dụng để đánh giá nhận xét kết quả học tập, năng lực và phẩm chất, ý thức học sinh sau mỗi kỳ học, mỗi năm học.
Trên đây là Bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất theo thông tư 22. Dựa vào bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học sẽ giúp các giáo viên căn cứ để đánh giá học sinh của mình với các mức giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để các thầy cô dễ dàng làm và thực hiện theo đúng thông tư 22 ban hành và từ đó có thể kèm cặp các em học sinh một cách đều đặn nhất. Với lớp 1 thì từ 2020 sẽ thực hiện theo Bảng đánh giá định kỳ các môn học theo thông tư 27
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Từ khóa » Bảng Kiểm đánh Giá Học Sinh
-
Bảng Kiểm - Blog Tài Liệu
-
Bảng Kiểm đánh Giá Học Sinh Tiêu Học - Thả Rông
-
Trong Dạy Học Hóa Học, Bảng Kiểm được Sử Dụng Với Mục đích đánh ...
-
Bảng Kiểm Trong Kiểm Tra đánh Giá Là Gì - Học Tốt
-
Một Vài Kinh Nghiệm Vận Dụng Bảng Kiểm, Rubrics Vào Kiểm Tra đánh ...
-
Mẫu Bảng Kiểm Tra Cá Nhân Và Kế Hoạch Hành động 2022
-
Thầy, Cô Hãy Trình Bày Cách Thiết Kế Bảng Kiểm.
-
Thầy/cô Hãy Trình Bày Hiểu Biết Của Mình Về Bảng Kiểm?
-
Thầy/cô Thường Sử Dụng Phương Pháp đánh Giá Bằng Quan Sát ...
-
Thông Tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh Giá Học Sinh Tiểu Học
-
[PDF] HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ, SỬ DỤNG RUBRIC VÀ BỘ RUBRIC MẪU