Bảng Tra Cường độ Chịu Nén Của Bê Tông Mác 200, 250, 300

Mác bê tông, cường độ chịu nén của bê tông là gì? Đâu là công thức tính và bảng tra cường độ chịu nén của bê tông? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết mà HRC Việt Nam chia sẻ ngày hôm nay!

Tìm hiểu về mác bê tông và cường độ chịu nén của bê tông

Tìm hiểu về mác bê tông và cường độ chịu nén của bê tông

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông (ký hiệu: M) là đại lượng dùng để chỉ cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương gồm các cạnh có kích thước là 15cm, sau khi ninh kết được bảo dưỡng ở điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày. Tiếp đến, đưa bê tông vào máy đo ứng suất nén, nén cho mẫu vỡ ra. Từ đó có thể xác định được chính xác cường độ chịu nén của mẫu bê tông.

Bên cạnh đó, trong các tác động mà bê tông có thể chịu như: chịu nén, trượt, kéo, uốn thì chịu nén cũng là ưu thế lớn nhất. Vì vậy, cường độ chịu nén thường được chọn làm chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông nên gọi là mác bê tông.

Đối với các công trình thông thường như trường học, bệnh viện, nhà ở,... người ta dùng bê tông M250. Các dự án nhà cao tầng có nhịp và tải trọng lớn hơn sẽ cần những loại bê tông mác cao hơn.

Cường độ chịu nén của bê tông là gì?

Cường độ chịu nén của bê tông là khả năng chịu tác động lực nén từ bên ngoài, hiểu đơn giản là ứng suất nén có thể phá hủy của bê tông (tức là mức cường độ mà tại đó khi lực tác động vượt quá, bê tông sẽ bị phá hủy). Thông thường, để xác định cường độ này, người ta sẽ dùng thí nghiệm mẫu.

Đơn vị tính cường độ chịu nén: daN/cm2 hay KG/cm2.

Công thức tính cường độ chịu nén của bê tông

Để xác định cường độ chịu nén của bê tông, trước tiên chúng ta tiến hành thí nghiệm mẫu theo các bước dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 3 viên bê tông (trường hợp không đủ có thể giảm còn 2 viên/mẫu). Trong đó, viên mẫu chuẩn có hình lập phương kích thước mỗi cạnh là 15cm. Những viên mẫu trụ và viên mẫu lập phương có kích thước khác viên chuẩn phải được tính đổi kết quả thử về cường độ tiêu chuẩn.

Chuẩn bị mẫu thử theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 3 viên bê tông

Chuẩn bị mẫu thử theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 3 viên bê tông

Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 cho các công đoạn: lấy hỗn hợp bê tông, đúc bảo dưỡng, khoan cắt mẫu bê tông và chọn kích thước viên mẫu thử nén.

Sản phẩm yêu cầu thử mẫu để đưa vào sử dụng hoặc nghiệm thu thi công có kết cấu ở tuổi, trạng thái nào thì phải thử nén các viên mẫu ở đúng tuổi, trạng thái đó.

Bước 2: Tiến hành thử nghiệm

Đầu tiên, tính diện tích trung bình số học giữa hai mặt phẳng song song để xác định diện tích chịu lực của mẫu.

Đặt thang lực của máy nén sao cho tải trọng phá hoại mẫu thuộc khoảng 20% - 80% mức tải trọng cực đại của thang nén sử dụng.

Thử nghiệm xác định cường độ chịu nén của viên bê tông mẫu

Thử nghiệm xác định cường độ chịu nén của viên bê tông mẫu

Cuối cùng, đặt mẫu vào máy nén sao cho mặt chịu nén nằm đúng tâm thớt dưới của máy. Vận hành máy sao cho mặt trên của thớt tiếp xúc mặt trên của mẫu. Tiếp đến, tăng tải liên tục với vận tốc không đổi cho tới khi mẫu bị phá hoại. Các mẫu bê tông có cường độ cao thì đặt tốc độ cao, ngược lại cường độ thấp thì đặt tốc độ gia tải thấp.

Bước 3: Áp dụng công thức tính kết quả

Công thức tính cường độ chịu nén của viên mẫu bê tông:

R = α(P/F)

Trong đó:

  • P: Tải trọng phá hoại bê tông, đơn vị tính: daN.
  • F: Diện tích chịu lực nén của viên bê tông mẫu, đơn vị tính: cm2.
  • α: Hệ số tính đổi (lấy giá trị α theo bảng dưới).
  • R: Cường độ chịu nén của viên bê tông mẫu, đơn vị tính: daN/cm2 hay KG/cm2.

Mẫu

Hình dáng và kích thước của mẫu (mm)

Hệ số tính đổi

Lập phương

100 x 100 x 100

0,91

150 x 150 x 150

1,00

200 x 200 x 200

1,05

300 x 300 x 300

1,10

Mẫu trụ

71,4 x 143 và 100 x 200

1,16

150 x 300

1,20

200 x 400

1,24

Bước 4: Xác định cường độ chịu nén của bê tông

So sánh cường độ chịu nén nhỏ nhất, lớn nhất với cường độ chịu nén trung bình của viên mẫu:

  • Nếu không lệch quá 15%: Cường độ chịu nén của bê tông là trung bình số học của viên trung bình.
  • Một trong hai giá trị lệch quá 15%: Cường độ chịu nén là cường độ của viên mẫu trung bình.

Bảng tra cường độ chịu nén của bê tông

Để dễ theo dõi, bạn có thể tra thông tin cường độ chịu nén của bê tông mác 200, 250, 300 và một số mác bê tông khác theo bảng quy đổi cường độ chịu nén của bê tông tương ứng với mác bê tông (M), cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012. Cụ thể như sau:

Cấp độ bền (B)

Mác bê tông (M)

Cường độ chịu nén (Mpa)

B3.5

50

4.5

B5

75

6.42

B7.5

100

9.63

B10

12.84

B12.5

150

16.05

B15

200

19.27

B20

250

15.69

B22.5

300

28.9

B25

32.11

B27.5

350

32.32

B30

400

38.53

B35

450

44.95

B40

500

51.37

B45

600

57.8

B50

64.22

B55

700

70.64

B60

800

77.06

B65

83.84

B70

900

89.9

B75

96.33

B80

1000

102.75

Những sản phẩm nổi bật của HRC Việt Nam

Những sản phẩm nổi bật của HRC Việt Nam

HRC Việt Nam - đơn vị cung cấp giải pháp tấm tường bê tông đúc sẵn

HRC Việt Nam - đơn vị cung cấp giải pháp tấm tường bê tông đúc sẵn uy tín

Trên đây là những chia sẻ của HRC Việt Nam về mác bê tông và cường độ chịu nén của bê tông. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ về tường rào bê tông, hàng rào bê tông đúc sẵn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất!

Từ khóa » độ Bền Nén Của Bê Tông