Tìm Hiểu Về Cường độ Chịu Nén Của Bê Tông Trong Xây Dựng Nhà ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu về cường độ chịu nén của bê tông trong xây dựng nhà xưởng
Nội dung
- 1 Cường độ chịu nén của bê tông là gì?
- 2 Định nghĩ về mác bê tông
- 3 Lựa chọn mác bê tông phù hợp với công trình
- 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén và bảng tra cứu cường độ bê tông
Trong xây dựng nói chung và đặc thù xây dựng các công trình công nghiệp, đòi hỏi đáp ứng các tiêu chuẩn về cường độ chịu nén của bê tông, cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng và các thông số liên quan.
Cường độ chịu nén của bê tông là gì?
Cường độ chịu nén của bê tông được định nghĩa là ứng suất nén, có thể phá hủy bê tông. Được tính bằng lực trên một đơn vị diện tích như H/mm2, hoặc Kg/cm2.
Cường độ chịu nén là đặc trưng cơ bản của bê tông nhằm phản ánh khả năng chịu lực. Để xác định được cường độ của bê tông, thông thường sẽ dùng thí nghị mẫu.
Trong thực tế thi công nhiều kết cấu bê tông có thể uốn nhờ cốt thép, do đó nhiều công trình hiện tại để bù đắp cho các vấn đề của bê tông, người ta thường dùng thép đặt vào vùng bê tông chịu kéo để tối ưu hóa khả năng chịu lực của bê tông.
Định nghĩ về mác bê tông
Mác bê tông được phân thành nhiều loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².
Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm² (được lấy để tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất). Ngày nay với công ngệ phát triển người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao lên đến 1000 kg/cm².
Lựa chọn mác bê tông phù hợp với công trình
Đối với các dự án được thiết kế ngay từ ban đây, thì mác bê tông sẽ được các kỹ sư kết cấu quyết định. Hồ sơ thiết kế sau khi hoàn thiện và đưa ra công trình sẽ ghi rõ sử dụng mác bê tông là bao nhiêu. Kỹ sư công trình theo mác bê tông trong bản vẽ mà trộn tỷ lệ cấp phối bê tông cho phù hợp.
Hiện nay, đối với các công trình nhà xưởng, công trình công nghiệp thì bê tông được sử dụng có hai loại chính sau:
- Bê tông thương phẩm.
- Bê tông trộn tay.
Đối với những công trình có quy mô nhỏ, thời gian sử dụng không quá dài, hoặc những công trình dân dụng nhỏ, khối lượng bê tông sử dụng không lớn. Các đơn vị thi công sẽ cho sử dụng bê tông trộn tay. Tuy nhiên, loại này thường có nhiều vấn đề trong quá trình đổ cũng như khó kiểm soát chất lượng.
Bê tông thương phẩm, hay còn được biết đến là bê tông tươi là loại nguyên vật liệu đã được tính toán, thiết kế dựa trên các thí nghiệm tiêu chuẩn.
Ưu điểm của loại này là chủ đầu tư và đơn vị thi công đều có thể kiểm soát tốt các khâu như:
- Lựa chọn vật liệu.
- Tính toán được tỷ lệ pha trộn – cấp phối bê tông,
- Số lượng phụ gia bê tông được thêm vào
Bê tông thương phẩm ngày nay được sử dụng nhiều trong các công trình có quy mô và yêu cầu khối lượng lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén và bảng tra cứu cường độ bê tông
- Chất lượng của các thành phần nguyên liệu.
- Chất lượng xi măng, tỷ lệ nước.
- Phụ gia bê tông.
- Tỷ lệ pha trộn của các thành phần.
- Kiểm soát chất lượng trong quá trình trộn và đổ.
Thí nghiệm nén mẫu bê tông được thực hiện trên các mẫu lập phương hoặc mẫu hình trụ. Hiện tại dựa trên hai tiêu chuẩn chính gồm:
- Tiêu chuẩn tại Việt Nam: Yêu cầu nén mẫu lập phương.
- Tiêu chuẩn ACI của Mỹ: Yêu cầu nén mẫu hình trụ.
Trong thực tế, có thể quy đổi số liệu từ kết quả nén của 2 dạng này để có kết quả nhanh chóng, chính xác. Kích thước của mẫu lập phương thường là 15x15x15cm, khi đã chuẩn bị khuôn có kích thước theo yêu cầu, người ta sẽ đổ bê tông vào và lèn đúng cách để không có khoảng trống nào.
Tiếp theo cần bảo dưỡng mẫu, giữ ẩm trong 24h giờ. Sau đó các mẫu được lấy ra khỏi khuôn để ngâm vào nước bảo dưỡng. Bề mặt trên của mẫu cần được làm phẳng và mịn.
Những mẫu này được thí nghiệm bằng máy nén sau 7 ngày hoặc 28 ngày bảo dưỡng. Tải trọng tác dụng lên mẫu nên tăng dân dần với tốc độ 140kg/cm2 mỗi phút, cho đến khi mẫu bị phá hoại. Tải trọng lúc mẫu phá hoại, chia cho diện tích 225cm (15×15) cho ra cường độ chịu nén của bê tông, đơn vị là Kg/cm2.
Số lượng mẫu mỗi lần thí nghiệm ít nhất là 3 mẫu. Nếu có bất kỳ mẫu nào có cường độ chênh lệch quá 15% cường độ trung bình, thì nên loại bỏ mẫu đó.
——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline: 0989.04.05.06 Email: info@xaydungsongphat.comTừ khóa » độ Bền Nén Của Bê Tông
-
Bảng Quy đổi Cấp Phối Bê Tông Ra Cường độ Chịu Nén
-
Mác Bê Tông Là Gì - Cường Độ Chịu Nén √ Khái Niệm √ Chi Tiết
-
Cường Độ Chịu Nén Của Bê Tông Chính Xác Nhất - Đá Xây Dựng
-
Bảng Tra Cường độ Chịu Nén Của Bê Tông Mác 200, 250, 300
-
Mác Bê Tông Là Gì? Bảng Tra Cường độ, Cách Lấy Mẫu Và Thí Nghiệm
-
Cường độ Chịu Nén Của Bê Tông Là Gì? - Cẩm Nang Xây Dựng
-
Bảng Tra Cường độ Bê Tông Chuẩn Cho Công Trình Hoàn Hảo Nhất
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? Những điều Bạn Nên Biết
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì Và Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào Với ...
-
Bảng Tính Toán Mác Bê Tông Dựa Trên Chỉ Số đồng Hồ Khi Thí Nghiệm ...
-
# Mác Bê Tông Là Gì & Bảng Tra Cường độ Bê Tông
-
Cấp độ Bền Bê Tông Là Gì? | Dịch Vụ ép Cọc Bê Tông
-
Mác Bê Tông Là Gì? Bảng Tra Mác Bê Tông Và Cấp độ Bền Bê Tông