[Bảng Tra] Phân Cấp Công Trình Xây Dựng Mới Nhất 2021
Có thể bạn quan tâm
Phân cấp công trình để làm gì?
Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Luật Xây dựng sửa đổi bổ sung số 62/2020/QH14.
Trong đó:
- Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
- Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.
- Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Việc phân loại và phân cấp công trình nhằm mục đích phân định để sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng đối với từng dự án, tổ chức và cá nhân. Ví dụ:
- Phân cấp công trình để xác định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ áp dụng
- Phân cấp công trình để xác định phạm vi được hoạt động tương ứng với năng lực hành nghề của tổ chức, cá nhân
Phân cấp, phân loại công trình quy định ở đâu?
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về Loại và cấp công trình xây dựng tại Điều 5.
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ, quy định PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH THEO CÔNG NĂNG SỬ DỤNG tại Phụ lục 1
- Thông tư số 06/2021/TT-BXD quy định chi tiết về PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH tại Phụ lục I và Phụ lục II
Có bao nhiêu loại công trình?
Theo quy định (Luật Xây dựng và Nghị định 06/2021/NĐ-CP), có 6 loại công trình bao gồm:
- Công trình dân dụng
- Công trình công nghiệp
- Công trình hạ tầng kỹ thuật
- Công trình giao thông
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Công trình quốc phòng, an ninh
Phân cấp công trình xây dựng theo mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất
(Theo Phụ lục I - Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Bảng 1.1 Phân cấp công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng)
- Công trình giáo dục, đào tạo
- Công trình y tế
- Công trình thể thao
- Công trình văn hóa
- Chợ
- Công trình tôn giáo
- Trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Ghi chú: Công trình dân dụng khác có mục đích sử dụng phù hợp với loại công trình nêu trong Bảng 1.1 thì sử dụng Bảng 1.1 để xác định cấp theo mức độ quan trọng hoặc quy mô công suất.
Bảng 1.2 Phân cấp công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp)
- Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng
- Công trình luyện kim và cơ khí Chế tạo
- Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
- Công trình dầu khí
Bảng 1.3 Phân cấp công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng kỹ thuật)
Bao gồm các công trình :
- Công trình cấp nước
- Công trình thoát nước
- Công trình xử lý chất thải rắn (CTR)
- Công viên cây xanh
- Nghĩa trang Nhà tang lễ Cơ sở hỏa táng
- Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị
- Đường cáp truyền tín hiệu viễn thông
Bảng 1.4 Phân cấp công trình phục vụ giao thông vận tải (công trình giao thông)
- Công trình đường bộ
- Công trình đường sắt
- Công trình cầu
- Công trình đường thủy nội địa
- Công trình hàng hải
- Công trình hàng không
Bảng 1.5 Phân cấp công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn)
- Công trình thủy lợi
- Công trình đê điều
Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu
(Theo Phụ lục II - Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Bảng 2. Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu
STT | Loại kết cấu | Tiêu chí phân cấp | Cấp công trình | ||||
Đặc biệt | I | 11 | III | IV | |||
2.1 | 2.1.1 Nhà, Kết cấu dạng nhà | a) Chiều cao (m) | >200 | >75 ÷ 200 | >28 ÷75 | >6 ÷28 | ≤6 |
Cấp công trình của nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại mục này. Nhà ở biệt thự không thấp hơn cấp III. | b) Số tầng cao | >50 | 25÷50 | 8÷24 | 2 ÷7 | 1 | |
2.1.2 Công trình nhiều tầng có sàn (không bao gồm kết cấu mục 2.2) | c) Tổng diện tích sàn (nghìn nr) | >30 | >10÷30 | 1÷ 10 | <1 | ||
2.1.3 Kết cấu nhịp lớn dạng khung (không bao gồm kết cấu mục 2.3 và 2.5) | d) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) | >200 | 100÷200 | 50÷<100 | 15÷<50 | <15 | |
Ví dụ: Cổng chào, nhà cầu, cầu băng tải, khung treo biển báo giao thông, kết cấu tại các trạm thu phí trên các tuyến giao thông và các kết cấu nhịp lớn tương tự khác. | đ) Độ sâu ngầm (m) | >18 | 6 ÷18 | <6 | |||
e) Số tầng ngầm | ≥5 | 2 ÷4 | 1 | ||||
2.2 | 2.2.1 Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (không gồm mục 2.2.3) | Chiều cao của kết cấu (m) | >200 | >75 ÷ 200 | >28 ÷75 | >6 ÷28 | ≤6 |
Ví dụ: Tượng đài, cột/tháp quảng cáo, cột truyền tải điện, ống khói, cột tín hiệu giao thông và các kết cấu tương tự khác. | |||||||
2.2.2 Kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong công trình hạ tầng kỹ thuật | Chiều cao của kết cấu (m) | ≥300 | 150÷<300 | 75÷<150 | >45 ÷<75 | ≤45 | |
Ví dụ: Cột ăng ten, tháp thu phát sóng truyền thanh/truyền hình; cột BTS; cột đèn, cột điện trong hệ thống chiếu sáng... | |||||||
2.2.3 Đèn biển, đăng tiêu | Chiều cao của kết cấu (m) | ≥58 | 26,5 ÷<58 | 7,5 ÷<26,5 | <7,5 | ||
2.3 | Tuyến cáp treo | a) Chiều cao trụ đỡ (m) hoặc Độ cao so với mặt đất, mặt nước (m) | >200 | >75 ÷ 200 | >28 ÷75 | >6 ÷28 | ≤6 |
b) Khoảng cách lớn nhất (m) giữa hai trụ cáp | ≥1.000 | 500÷<1.000 | 200÷<500 | 50 ÷ <200 | <50 | ||
2.4 | Kết cấu dạng bể chứa, si lô (Bể bơi, bể/gieng chứa các chất lỏng, chất khí, vật liệu rời; các loại bể kỹ thuật đặt thiết máy móc/thiết bị; Si lô; Tháp nước và các kết cấu chứa tương tự khác). | a) Dung tích chứa (nghìn m3) | >15 | 5÷15 | 1 ÷<5 | <1 | |
Đối với kết cấu chứa các chất độc hại (nguy hiểm tới sức khỏe con người, động vật, ảnh hưởng đến sự sống của thực vật): sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì tăng lên một cấp, nhưng không thấp hơn cấp II và không có cấp đặc biệt. | b) Chiều cao kết cấu chứa(m) | ≥75 | >28 ÷<75 | 6 ÷28 | <6 | ||
c) Độ sâu ngầm (m) | >18 | >6 ÷18 | >3 ÷6 | ≤3 | |||
2.5 | Cầu (trong công trình giao thông) | ||||||
2.5.1 Cầu đường bộ: Xét theo các tiêu chí a và b | a) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) | >150 | >100÷150 | >42 ÷100 | >25 ÷ 42 | ≤25 | |
2.5.2 Cầu đường sắt: Xét theo các tiêu chí b và c | b) Chiều cao trụ cầu (m) | >50 | 30÷50 | 15÷<30 | 6÷<15 | <6 | |
c) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) | >100 | 50÷100 | 25 ÷<50 | <25 | |||
2.5.3 Cầu vượt dành cho người đi bộ, xe đạp; Cầu treo dân sinh (dành cho người đi bộ, gia súc, xe đạp, xe mô tô/gắn máy và xe thô sơ khác; cầu dây võng, một nhịp, nằm trên đường giao thông nông thôn và khổ cầu không lớn hơn 3,5 m) | a) Nhịp kết cấu lớn nhất (m) | >50 | 25÷50 | <25 | |||
b) Chiều cao trụ cầu hoặc Độ cao tính từ đáy kết cấu dầm cầu tới mặt đất/nước bên dưới (m) | >30 | 15÷30 | <15 | ||||
2.6 | 2.6.1 Hầm (hầm giao thông đường bộ. đường sắt; hầm thủy lợi, hầm thủy điện...) | a) Tổng chiều dài (m) | >1.500 | 500÷ 1.500 | 100÷ <500 | <100 | |
Mục này không bao gồm các loại hầm sau: hầm tàu điện ngầm, hầm dạng tuy nen kỹ thuật trong các nhà máy (mục 2.10.4.b) và hầm mỏ khai thác tài nguyên, khoáng sản. | b) Diện tích mặt cắt ngang theo kích thước thông thủy của hầm (m2) | ≥100 | 30÷<100 | <30 | |||
c) Kết cấu vỏ hầm | Có kết cấu vỏ hầm | Không có kết cấu vỏ hầm | |||||
2.6.2 Bán hầm phục vụ cho giao thông đường bộ, đường sắt và để chống đất, đá rơi | Tổng chiều dài (m) | >1.500 | 500÷1.500 | 100÷<500 | <100 | ||
2.7 | Tường chắn, Kè | ||||||
Đối với tường chắn, kè có tổng chiều dài ≤500 m: Sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì hạ xuống một cấp nhưng không thấp hơn cấp IV. | |||||||
2.7.1 Tường chắn (Tường chắn đất, đá, trên cạn, không gồm kết cấu mục 2.9) | |||||||
Tường chắn sử dụng trong công trình chính trị thuộc mục 2.11 và 2.12 thì xét thêm các tiêu chí của kết cấu tại các mục này | |||||||
a) Nền là đá | Chiều cao tường (m) | >25 ÷ 40 | >15÷25 | >8÷15 | ≤8 | ||
b) Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng | >12 ÷20 | >5÷12 | ≤5 | ||||
c) Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo | >10÷15 | >4-10 | ≤4 | ||||
2.7.2 Kè bảo vệ bờ (sông, hồ) sử dụng trong các loại dự án đầu tư xây dựng nhưng không gồm các kết cấu mục 2.9 và 2.11.2) | Chiều cao kè (m) hoặc Độ sâu mực nước (m) | >8 | >5÷8 | >3 ÷5 | ≤3 | ||
2.8 | Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác | ||||||
2.8.1 Đập đất, đập đất-đá các loại | |||||||
a) Nền là đá | Chiều cao đập (m) | >100 | >70÷100 | >25 ÷ 70 | >10 ÷ 25 | ≤10 | |
b) Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng | >35 ÷ 75 | >15÷35 | >8÷15 | ≤8 | |||
c) Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo | >15÷25 | >5÷15 | ≤5 | ||||
2.8.2 Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác | |||||||
a) Nền là đá | Chiều cao đập (m) | >100 | >60÷100 | >25 ÷ 60 | >10÷25 | ≤10 | |
b) Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng | >25 ÷ 50 | >10÷25 | >5÷10 | ≤5 | |||
c) Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo | >10÷20 | >5÷ 10 | ≤5 | ||||
2.9 | Kết cấu gia cố bề mặt mái dốc (xây ốp gạch/đá, đổ bê tông hay các giải pháp khác trừ kết cấu tường chắn đất mục 2.7) | Chiều cao tính từ chân tới đỉnh mái dốc (m) | >30 | ≤30 | |||
2.10 | Đường ống/cống | ||||||
Đối với đường ống/cống có tổng chiều dài ≤1.000 m: Sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì hạ xuống một cấp nhưng không thấp hơn cấp IV. | |||||||
2.10.1 Đường ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch) | Đường kính trong của ống (mm) | ≥800 | 400 ÷<800 | 150÷<400 | <150 | ||
hoặc | hoặc | hoặc | hoặc | hoặc | |||
Diện tích mặt cắt ngang bên trong ống (m2) | ≥0,51 | 0,13 ÷<0,51 | 0,02÷<0,13 | <0,02 | |||
2.10.2 Cống thoát nước mưa, cống chung | ≥2.000 | 1,500 ÷<2.000 | 600÷ <1.500 | <600 | |||
hoặc | hoặc | hoặc | hoặc | ||||
≥3,14 | 1,77÷<3,14 | 0,28÷<1,77 | <0,28 | ||||
2.10.3 Cống thoát nước thải | ≥1.000 | 600÷ <1.000 | 200÷ <600 | <200 | |||
hoặc | hoặc | hoặc | hoặc | ||||
≥0,79 | 0,28÷<0,79 | 0,03÷<0,28 | <0,03 | ||||
2.10.4 Cống cáp, hào, tuy nen (sử dụng trong: công trình thông tin, truyền thông; hầm dạng tuy nen kỹ thuật trong các nhà máy) | |||||||
Đối với cống cáp, hào, tuy nen có tổng chiều dài ≤1.000 m: Sau khi xác định cấp công trình theo Bảng này thì hạ xuống một cấp nhưng không thấp hơn cấp IV. | |||||||
a) Hào kỹ thuật, cống cáp | Bề rộng thông thủy | >0,7 | ≤0,7 | ||||
(m) | |||||||
b) Tuy nen kỹ thuật | Bề rộng thông thủy | >7 | >3 ÷7 | ≤3 | |||
(Hầm dạng tuy nen kỹ thuật trong các nhà máy không lớn hơn cấp I) | (m) | ||||||
2.10.5 Đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt | a) Đường kính trong của ổng (mm) | ≥300 | <300 | ||||
b) Vị trí xây dựng | Dưới biển | Dưới sông | Trên đất liền | ||||
2.11 | Cảng biển | ||||||
2.11.1 Công trình ven biển: Bến cảng biển; khu vực neo đậu chuyển tải, tránh trú bão: cầu cảng biển. | a) Chiều cao bến (m) hoặc Độ sâu mực nước(m) | >20 | >15÷20 | >10÷15 | >5÷10 | ≤5 | |
b) Diện tích mặt bến cảng (nghìn m2) | ≥20 | >10÷<20 | 1 ÷ 10 | <1 | |||
2.11.2 Các kết cấu chính trị cửa biển, ven biển (đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ...) | Chiều cao lớn nhất của công trình (m) hoặc Độ sâu mực nước(m) | >16 | >12 ÷16 | >8÷12 | >5÷8 | ≤5 | |
2.11.3 Bến phà, cảng và cầu cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công trình trên biển (bến phao, đê thủy khí, bến cảng nổi đa năng...) | |||||||
2.12 | Cảng đường thủy nội địa | ||||||
2.12.1 Cảng, bến hàng hóa, bến hành khách, cầu cảng đường thủy nội địa; | a) Chiều cao bến (m) hoặc Độ sâu mực nước(m) | >8 | >5÷8 | >3 ÷5 | ≤3 | ||
2.12.2 Các kết cấu chính trị trong sông | b) Diện tích mặt bến (nghìn m2) | ≥10 | 5 ÷<10 | 1 ÷<5 | <1 | ||
2.13 | Âu tàu | Độ sâu mực nước (m) | >20 | >15÷20 | >10÷15 | >5÷10 | ≤5 |
2.14 | Kết cấu quy mô nhỏ, lẻ khác | ||||||
2.14.1 Phục vụ cho lắp đặt các trò chơi mạo hiểm có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng (tàu lượn, tháp, trụ thép, máng trượt nước, kết cấu thép đỡ thiết bị trò chơi,....) | Tổng chiều cao bao gồm công trình và phần thiết bị công nghệ gắn vào công trình (m) | >15 | ≤15 | ||||
2.14.2 Hàng rào, tường rào: Lan can can bảo vệ và kết cấu tương tự khác | Chiều cao (m) | >6 | ≤6 | ||||
2.14.3 Khối xây gạch/đá/bê tông hay tấm bê tông để làm các kết cấu nhỏ lẻ như bồn hoa, bia, mộ, mốc quan trắc (trên đất liền)...và các kết cấu có quy mô nhỏ, lẻ khác: cấp IV. |
Để thuận tiện cho việc tra cứu, bạn có thể tải về Bảng tra đầy đủ phân cấp công trình theo quy định mới nhất do HocThatNhanh biên soạn tại đây:
TẢI VỀ BẢNG TRA PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH (MỚI NHẤT)
Từ khóa » Hạng Công Trình Là Gì
-
Quy định Phân Loại, Phân Cấp Công Trình Xây Dựng Theo Thông Tư
-
Khái Niệm Phân Cấp Công Trình Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phân Cấp Công Trình Và Cách Phân Loại Công Trình Mới Nhất 2021
-
Phân Loại Và Phân Cấp Công Trình Xây Dựng Theo Quy định Mới Nhất
-
Thông Tư 06/2021/TT-BXD Phân Cấp Công Trình Xây Dựng
-
Công Trình Cấp 1, 2, 3, 4 được Quy định ở đâu?
-
Công Trình Dân Dụng Là Gì? Cách Phân Cấp Công Trình Dân Dụng
-
Hạng Mục Công Trình Là Gì? [Tìm Hiểu Chi Tiết] | DanaSun
-
Phân Cấp Công Trình Là Gì? Cách Phân Loại Công Trình Xây Dựng
-
Hạng Mục Công Trình Là Gì? Những Lưu ý Cơ Bản Về Hạng Mục Công ...
-
Công Trình Cấp 1 Là Gì? Quy định Công Trình Cấp 1 2 3 4 - Nhà Đất Mới
-
Hạng Mục Công Trình Là Gì Và 3 Lưu ý Cần Phải Hiểu Rõ - ST Decor
-
Quy định Mới Về Phân Cấp Công Trình Xây Dựng Theo Quy Mô Kết Cấu
-
Hỏi Về Công Trình Trong Dự án - Viện Kinh Tế Xây Dựng