Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học: định Nghĩa, Cấu Tạo
Có thể bạn quan tâm
Trong Hoá Học, bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học là vật không thể thiếu đối với mọi học sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bảng này và biết cách sử dụng như thế nào. Đừng lo vì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn tất cả những thông tin cần thiết nhất.
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là gì?
Mục lục bài viết
- Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là gì?
- Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Ô nguyên tố
- Chu kỳ
- Nhóm nguyên tố
- Có bao nhiêu nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào
- Cách xem bảng tuần hoàn hóa học
- Số nguyên tử
- Nguyên tử khối trung bình
- Độ âm điện
- Cấu hình electron
- Số oxi hoá
- Tên nguyên tố
- Ký hiệu hoá học
- Hướng dẫn học thuộc bảng tuần hoàn
- Học theo phương pháp truyền thống
- Mẹo học thuộc bảng tuần hoàn
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tiếng Anh
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học còn có tên gọi khác là bảng tuần hoàn Mendeleev. Bảng này thể hiện các nguyên tố hoá học dựa theo cách sắp xếp số hiệu nguyên tử của chúng.
Nó được Dimitri Mendeleev phát minh và sử dụng rộng rãi vào năm 1869. Sau đó, bảng này được ứng dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học. Nhờ vào nó, con người có thể dễ dàng hiểu về sự vận hành của các nguyên tố và các quy luật hoá học khác. So với thời điểm mới ra mắt, bảng tuần hoàn hoá học đã được bổ sung thêm một số nguyên tố mới.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Ô nguyên tố
Ô nguyên tố cung cấp thông tin gồm: ký hiệu hoá học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Trong đó, số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số E trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử đồng thời chính là số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
Ví dụ: Số hiệu nguyên tử của Al là 13 cho biết: Al ở ô số 13, điện tích hạt nhân nguyên tử là 13+, có 13 electron trong nguyên tử Nhôm
Chu kỳ
Chu kỳ là một dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo thứ tự điện tích hạt nhân tăng dần. Thông thường, chu kỳ có số thứ tự bằng số lớp electron.
Bảng tuần hoàn hoá học gồm 7 chu kỳ, trong đó, các chu kỳ nhỏ là chu kỳ số 1,2,3, còn lại là các chu kỳ lớn.
- Chu kỳ 1: Có 2 nguyên tố gồm H và He
- Chu kỳ 2: Gồm 8 nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne
- Chu kỳ 3: Gồm 8 nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar
- Chu kỳ 4 và chu kỳ 5: Mỗi chu kỳ có 18 nguyên tố, bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm
- Chu kỳ 6: Có 32 nguyên tố, từ Cs đến Rn
- Chu kỳ 7: Chưa hoàn thiện
Nhóm nguyên tố
Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà trong đó nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng. Chúng có tính chất tương tự nhau và được xếp lần lượt theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của nhóm nguyên tố được tính bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B. Trong đó:
- Nhóm A: Gồm các nguyên số s và p
- Nhóm B: Gồm các nguyên tố d và f
Có bao nhiêu nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng cộng có 118 nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xác thực, bao gồm từ nguyên tố 1 (Hydro) tới 118 (Oganesson).
Trong tổng cộng 118 nguyên tố của thì có đến 98 nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên, 20 nguyên tố còn lại từ Ensteini đến Oganesson thường chỉ xuất hiện ở các phép tổng hợp nhân tạo. Trong số 98 nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên thì có 84 nguyên tố nguyên thuỷ – tức là chúng đã được xuất hiện trước khi Trái đất được hình thành. 14 nguyên tố còn lại chỉ xuất hiện trong các chuỗi phân rã của các nguyên tố nguyên thuỷ đó. Ở dạng tinh khiết, không nguyên tố nào nặng hơn Einsteini (99).
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc nào
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học được sắp xếp dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Các nguyên tố hóa học.i.được sắp xếp theo chiều tăng dần.i.của điện tích hạt nhân
- Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp.i.electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ngang (hay còn gọi là chu kì)
- Nguyên tắc 3: Các nguyên tố hóa học có cùng số electron hóa trị được xếp vào thành một cột (hay còn gọi là nhóm)
Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học hay còn gọi là electron lớp ngoài cùng.
Xem thêm những tài liệu Hóa học hay của AMA
Cách xem bảng tuần hoàn hóa học
Số nguyên tử
Số nguyên tử hay còn được gọi là số proton của một nguyên tố hoá học. Số proton này được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử đó, giúp xác định nguyên tố hoá học đó. Số nguyên tử bằng số E trong một nguyên tử trung hoà về điện.
Nguyên tử khối trung bình
Đa phần các nguyên tố hoá học đều là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỷ lệ phần trăm số nguyên tử xác định khác nhau. Vì vậy nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị thường là trung bình khối của các đồng vị có tính đến tỷ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
Độ âm điện
Độ âm điện là khả năng hút electron của một nguyên tử trong các liên kết hoá học. Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng nhỏ thì tính phi kim càng yếu và ngược lại.
Cấu hình electron
Cấu hình electron của nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong nguyên tử đó ở các trạng thái năng lượng khác nhau ở ở vùng hiện diện của chúng.
Số oxi hoá
Số oxi hoá là số của một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử, cho biết số electron trao đổi khi một chất bị khử hoặc bị oxi hoá trong một phân tử.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Tên nguyên tố
Tên nguyên tố đại diện cho chất hoá học đó ở dạng tinh khiết, bao gồm một kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử
Ký hiệu hoá học
Ký hiệu hoá học là tên viết tắt của nguyên tố hoá học đó, thường bao gồm từ 1 đến 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latinh, trong đó chữ đầu tiên viết hoa.
Hướng dẫn học thuộc bảng tuần hoàn
Học theo phương pháp truyền thống
Ở phương pháp này, bạn sẽ nhận biết các thành phần nguyên tố theo 7 đầu mục mà chúng tôi vừa liệt kê ở mục trên. Theo đó, mỗi ngày, bạn nên chia ra học từ 3-5 nguyên tố để dễ ghi nhớ hơn.
Để thuận tiện hơn cho việc học, bạn nên dán bảng tuần hoàn ở khắp các khu vực thường xuyên đi qua. Khi đó, bạn có thể nhìn thấy và dễ dàng học thuộc những nguyên tố đó trong ngày.
Mẹo học thuộc bảng tuần hoàn
Vì bảng tuần hoàn các nguyên tố có rất nhiều thông tin nên có một số mẹo giúp bạn học thuộc bảng tuần hoàn nhanh chóng hơn như sau:
Mẹo 1: Học thuộc câu nói dành cho 16 nguyên tố hoạt động hoá học của kim loại
“ Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu “ tương ứng lần lượt với các nguyên tố K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, N, S, P, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
Mẹo 2: Học thuộc 6 nguyên tố nhóm IA
“Lâu nay không rảnh coi phim” tương ứng lần lượt với các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs, Pr
Mẹo 3: Bài ca hoá trị
Đây là một bài ca được truyền tai nhau từ lâu đời để giúp các bạn học thuộc số hoá trị của từng nguyên tố.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tiếng Anh
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tiếng Anh là Chemical periodic table
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học mà AMA muốn cung cấp tới các bạn học sinh. Chúc các bạn sớm học thuộc bảng tuần hoàn và ứng dụng nó thành công để học tập thật tốt môn Hoá Học.
Xem thêm:
- Bảng đơn vị đo khối lượng
- Kể một câu chuyện bằng tiếng Anh
Từ khóa » Cấu Tạo Của Bảng Tuần Hoàn
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8, 9, 10 Mới Nhất
-
Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
-
Bài 7. Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học - Củng Cố Kiến Thức
-
Lý Thuyết Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học
-
Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn - Top Lời Giải
-
Ý Nghĩa Của Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học đầy đủ Nhất – Cách đọc ...
-
Sơ Lược Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
-
CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN : - Giao An Chuan
-
Tổng Hợp Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học 8 9 10 MỚI NHẤT
-
Lí Thuyết Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học - MÔN HÓA Lớp 10
-
5. Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Lớp 10
-
Bảng Tuần Hoàn Là Gì? Ý Nghĩa Ra Sao Và Cách đọc Dễ Hiểu Nhất