Bảng Xếp Hạng Kinh Tế Thế Giới Của 10 Quốc Gia Giàu Nhất

Sau 2 năm biến động do đại dịch Covid-19, đến năm 2021, bảng xếp hạng kinh tế thế giới của các quốc gia giàu nhất có nhiều biến động. Nhiều nước rơi vào khủng hoảng kinh tế do chịu ảnh hưởng của lệnh phong tỏa cùng số người mắc SARS-CoV-2 đạt ngưỡng kỷ lục. Bên cạnh đó, một số nước khác lại giữ vững phong độ cùng các chế tài thúc đẩy phát triển kinh tế nên nhanh chóng đạt được thành tựu nhất định. Bài viết sau đây sẽ khái quát bảng xếp hạng kinh tế theo GDP bình quân đầu người (theo PPP) của 10 quốc gia giàu nhất thế giới. Tìm hiểu ngay!

1. Diện mạo mới của nền kinh tế các quốc gia trong đại dịch Covid-19

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, đại dịch Covid-19 đã “nuốt chửng” gần 28 nghìn tỷ USD tính đến năm 2025 cho nền kinh tế của toàn cầu. Bùng nổ từ năm 2019 nhưng sau 2 năm hoành hành, Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và tiếp tục là gánh nặng cho nhiều quốc gia trên thế giới về: kinh tế, chính trị, y tế, văn hóa, v.v.

Theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, 2021 vẫn được coi là một năm khủng hoảng của kinh tế. Giá dầu mỏ, vàng, đồng USD biến động thất thường gây áp lực đến tình trạng lạm phát, kinh tế thế giới đứng trước nhiều thách thức đan xen.

Năm 2020 ghi đậm dấu ấn của những “cú trượt dài” lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia nắm giữ những đồng tiền giá trị nhất thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Indonesia, v.v. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, thương mại dịch vụ không mấy khả quan khiến nhiều quốc gia đứng trước nguy cơ nợ công, đổ vỡ tài chính, bảng xếp hạng kinh tế thế giới bắt đầu có sự phân hóa.

Sang năm 2021, vắc xin Covid-19 đã bắt đầu được “phổ cập” rộng rãi. Đây được coi là “phao cứu sinh” cần thiết để khôi phục nền kinh tế suy thoái. Tuy vậy, nhiều nhà nhận định cho rằng năm 2021 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chủng mới Delta siêu lây nhiễm tiếp tục gây khó dễ cho hệ thống y tế thế giới. Cùng với đó là xung đột chính trị, thiên tai, những thay đổi về điều kiện tài chính khiến sự phục hồi kinh tế giữa các nước không đồng đều, tạo nên diện mạo mới cho bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới.

2. Bảng xếp hạng kinh tế thế giới của 10 quốc gia giàu nhất

Bảng xếp hạng kinh tế thế giới được xếp hạng theo nhiều yếu tố khác nhau và sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin cập nhật bảng xếp hạng kinh tế thế giới theo GDP bình quân đầu người (theo PPP) của 10 quốc gia giàu nhất tính đến năm 2021. Cùng tham khảo!

2.1 Hạng 1: Qatar

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 134.620 USD.
  • Dân số: 2.8 triệu người.
  • Diện tích : 11.571 km2.

Qatar được mệnh danh là quốc gia giàu nhất thế giới. Đây là quốc gia Ả Rập đầu tiên đăng cai tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới sắp sửa tổ chức vào năm 2022. Nền kinh tế chủ yếu của Qatar là công nghiệp, đặc biệt là ngành khai thác dầu khí.

Hiện nay, Qatar chỉ có 1828 ca mắc Covid-19. Nhờ các chính sách khống chế dịch bệnh đi đôi với phát triển kinh tế mà Qatar đang dẫn đầu thế giới về sự giàu có, xứng đáng là đất nước đáng sống trên thế giới.

Bảng xếp hạng kinh tế thế giới của 10 quốc gia giàu nhất
Qatar – Đất nước giàu nhất thế giới

2.2 Hạng 2: Luxembourg

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 118.149 USD.
  • Dân số: 0.63 triệu người
  • Diện tích: 2.586 km2

Luxembourg là một quốc gia nhỏ thuộc khu vực Tây Âu, tiếp giáp với Bỉ, Pháp và Đức. Đất nước này có nền kinh tế phát triển sôi động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt phát triển các ngành nghề then chốt như: công nghiệp nặng gang thép, lĩnh vực tài chính và chính sách tài khóa. Luxembourg còn là nước đi đầu trong công nghiệp vệ tinh, truyền thông và công nghệ thông tin. Sau Qatar, Luxembourg được xem là đất nước có GDP đáng ngưỡng mộ, là “thành phố gây bất ngờ bậc nhất Châu Âu”.

2.3 Hạng 3: Singapore

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 103.720 USD.
  • Dân số: 5.7 triệu người
  • Diện tích: 728 km2

Singapore là một đất nước giàu có nhờ chính sách mở cửa hội nhập kinh tế với cảng quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới. Đất nước này tập trung phát triển ngành tài chính, công nghiệp hóa chất với tỷ trọng xuất khẩu cao.

Singapore đang trải qua những năm có tốc độ kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Tại quý I/2021, kinh tế nước này tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của chính phủ cùng những tác động tích cực từ phía lĩnh vực sản xuất.

Bảng xếp hạng kinh tế thế giới của 10 quốc gia giàu nhất
Singapore đang trải qua những năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc

2. 4 Hạng 4: Brunei

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 83.780 USD.
  • Dân số: 0.45 triệu người
  • Diện tích: 5.765 km2

Tuy chỉ là một đất nước nhỏ bé nhưng Brunei khiến nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ bởi mức thu nhập GDP cao thứ 4 thế giới. Đất nước này tập trung phát triển ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể. Brunei đã và đang xây dựng, phát triển chính sách phúc lợi xã hội, thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2.5 Hạng 5: Ireland

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 82.440 USD.
  • Dân số: 4.8 triệu người
  • Diện tích: 70.273 km2

Không chỉ nổi tiếng với những địa điểm du lịch đáng mơ ước, Ireland còn khiến cả thế giới khâm phục bởi sự vững mạnh trong ngành dệt may, khai thác và sản xuất thực phẩm – sản phẩm.

2.6 Hạng 6: Nauy

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 76.740 USD.
  • Dân số: 5.4 triệu người
  • Diện tích: 385.207 km2

Đất nước Nauy với những cảnh đẹp bậc nhất thế giới nằm trọn trong khu vực Bắc Âu. Vương quốc này không chỉ được mệnh danh là thiên đường du lịch mà còn là nơi tập trung các mỏ khoáng sản, kim loại dồi dào. Đây là điều kiện cần giúp Nauy nhanh chóng phát triển kinh tế, vươn lên vị trí số 6 trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới 10 quốc gia giàu nhất.

Có thể bạn chưa biết, Nauy là nguồn cung ứng khí thiên nhiên lớn cho các quốc gia trên thế giới. Cụ thể, hạng 3 các quốc gia có lượng khí thiên nhiên lớn nhất và hạng 9 quốc gia có ngành dầu tinh luyện lớn nhất.

Ghi nhận tại thời điểm hiện nay, Nauy có tổng số ca mắc Covid-19 là 179.450. Với các chính sách kiểm soát dịch chặt chẽ, vương quốc này đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế, kịp ổn định cuộc sống của người dân và thích nghi kinh tế với tình hình mới của dịch bệnh.

Bảng xếp hạng kinh tế thế giới của 10 quốc gia giàu nhất
Vương quốc Nauy được mệnh danh là thiên đường du lịch

2.7 Hạng 7: UAE

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 76.740 USD.
  • Dân số: 8 triệu người
  • Diện tích: 83.600 km2

UAE trứ danh với quốc gia có lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khổng lồ. Chính nguồn tài nguyên “trời phú” giúp UAE nhanh chóng “vượt mặt” các quốc gia lớn trên thế giới, soán ngôi thứ 7 trong 10 quốc gia giàu nhất có bảng xếp hạng kinh tế thế giới đáng ngưỡng mộ.

2.8 Hạng 8: Kuwait

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 70.933 USD.
  • Dân số: 4.78 triệu người
  • Diện tích: 17.818 km2

Kinh tế của đất nước Kuwait luôn tăng trưởng vượt bậc trong những năm vừa qua. Nhờ có hệ thống khoáng sản, mỏ dầu, khí đốt tự nhiên mà quốc gia này “lên hương” trở thành 1 trong những quốc gia giàu nhất. Ngay cả khi đại dịch Covid-19 hoành hành, Kuwait vẫn tăng trưởng dương với tỷ lệ xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 6 và chiếm 10% trữ lượng dầu toàn thế giới.

2.9 Hạng 9: Thụy Sĩ

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 65.741 USD.
  • Dân số: 41.285 km²
  • Diện tích: 41.285 km²

Nếu như các quốc gia trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới giàu có nhờ thiên nhiên ưu ái những mỏ khoáng sản, dầu khí khổng lồ thì Thụy Sĩ lớn mạnh nhờ các tổ chức tài chính. Hầu hết các tài khoản của những người giàu nhất thế giới, những công ty lớn nhất thế giới đều được gửi tại Thụy Sĩ. Phải chăng quốc gia này đang “cầm đằng chuôi” đầu tư với những tổ chức tài chính “siêu to khổng lồ”.

2.10 Hạng 10: Hồng Kông

  • Mức thu nhập GDP bình quân đầu người theo (PPP) là 70.354 USD.
  • Dân số: 7.6 triệu người.
  • Diện tích: 1.106 km2

Hồng Kông là quốc gia của những cao ốc chọc trời, đặc biệt quanh cảng Victoria. Nhờ có vị trí đắc địa, nằm ở “nút thắt” giao thương của Trung Quốc mà Hồng Kông có cơ hội phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư có “tâm” và “tầm.

3. Lời kết

Trên đây là bảng xếp hạng kinh tế thế giới của 10 quốc gia giàu nhất năm 2021. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Truy cập website https://toptradingforex.com/ để cập nhật những thông tin về kinh tế, chứng khoán, tài chính mỗi ngày nhé!

Google search engine

Từ khóa » Bxh Quốc Gia Giàu Nhất Thế Giới