Bánh Chưng – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Các lang đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có lang thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: "Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý". Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giầy. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Các lang mang tới toàn là sơn hào hải vị, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu, Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không làm sao hơn được. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi lấy lễ vật của Lang Liêu đem cúng tổ tiên. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Tục này còn truyền cho đến bây giờ, lấy tên của Lang Liêu, gọi là Tết Liệu. Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em kia đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở. Về sau, anh em tranh giành lẫn nhau, mỗi người dựng "mộc sách" (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phường bắt đầu có từ đây vậy
Từ khóa » Giới Thiệu Về Bánh Chưng Bánh Tét
-
Top 11 Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Chưng Hay Và Ngắn Gọn
-
Thuyết Minh Bánh Chưng Hay Nhất (24 Mẫu) - Văn 8
-
Giới Thiệu Về Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết - Sahara
-
Top 5 Bài Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết ❤️️ 20 Bài Hay Nhất
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giầy Và Bánh Tét Trong Ngày Tết
-
2 Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 9, Ngắn Gọn - Thủ Thuật
-
Giới Thiệu Về Bánh Chưng: Bật Mí Những Điều Mà Bạn Chưa Biết
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết – Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết (dàn ý Chi Tiết+13 Mẫu Bài Làm ...
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 9 ...
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Bánh Chưng, Bánh Giầy Ngày Tết Cổ Truyền
-
Bánh Chưng Bánh Tét Khác Nhau Như Thế Nào? Tìm Hiểu Về Bánh ...
-
Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng Lớp 8 Ngắn Nhất - TopLoigiai