Giới Thiệu Về Bánh Chưng: Bật Mí Những Điều Mà Bạn Chưa Biết
Có thể bạn quan tâm
Tết của người Việt gắn liền với bánh chưng, bánh tét. Cứ mỗi dịp năm mới, nhiều nhà lại háo hức cho việc chuẩn bị nếp - đậu ngon để gói bánh. Kinh nghiệm gói bánh chủ yếu được ông bà cha mẹ truyền lại, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, cứ vậy mà thành truyền thống.
giới thiệu về bánh chưng
Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển, ẩm thực ngày càng phong phú. Nhưng cái Tết của người Việt nhất định không thể thiếu món bánh này. Bài viết này tổng hợp lại những điều cần biết về bánh chưng, làm sao để gói được một chiếc bánh đúng chuẩn, đúng vị, từ đó để cho chúng ta hiểu hơn về món bánh ngàn đời của người dân nước Việt.
Ý nghĩa của chiếc bánh chưng trong văn hóa Việt
Từ bao đời nay, Người Việt cứ truyền tai nhau câu chuyện chàng Lang Liêu được thần báo mộng và làm ra hai chiếc bánh chưng bánh dày để dâng lên vua Hùng. Một chiếc bánh do thần linh ban tặng, chiếc bánh của lòng biết ơn trời đất thiên nhiên đã cho chúng ta được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chiếc bánh thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên của gia đình mình.
cách làm bánh chưng
Bánh chưng từ đấy trở thành văn hóa và nguồn cội, mang đầy đủ những tinh hoa của nền văn hóa lúa nước gắn liền với dân tộc ta.
Chọn nguyên liệu nấu bánh chưng thơm ngon đẹp mắt
Gạo nếp
Gạo nếp nấu bánh chưng phải là loại gạo nếp dẻo, không bị lại gạo sau khi nấu, hạt gạo bóng mẩy và đều nhau. Ở nước ta, gạo nếp cái hoa vàng và gạo nếp nương Điện Biên là 2 loại nếp có chất lượng cao, phù hợp để nấu bánh chưng. Nếp sau khi nấu sẽ có độ dẻo, thơm và vị ngọt đặc trưng, hạt nếp ráo, trong, làm cho bánh chưng chắc và ngon hơn nhiều.
nguyên liệu làm bánh chưng
Gạo nếp sau khi được ngâm 8 tiếng, đãi sạch, để ráo nước rồi mới đem gói bánh.
Đậu xanh
Nhiều người băn khoăn nên chọn đậu xanh nguyên vỏ hay đậu đã tách vỏ để làm bánh. Lời khuyên cho các bạn: mặc dù mất nhiều thời gian hơn cho việc đãi vỏ, nhưng dùng đậu xanh nguyên vỏ để nấu bánh sẽ có mùi thơm, bùi và ngọt hơn đậu xanh đã tách vỏ sẵn.
nguyên liệu làm bánh chưng
Loại đậu miền Bắc có hạt nhỏ và chắc sẽ ngon hơn đậu hạt to ở miền Nam. Hạt đậu nên đều và mẩy, da không bị nhăn mà có độ xanh bóng, không bị mọt, không lẫn cát sạn nhiều.
Sơ chế đậu:
- Bước 1: Ngâm đậu trong vòng 4 tiếng với nước ấm pha một chút muối, đến khi đậu nở thì đãi sạch vỏ.
- Bước 2: Xóc đậu với một chút muối rồi đem hấp chín trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Trộn đậu đã hấp với gia vị cần thiết (hạt tiêu, hạt nêm, hành tỏi băm nhuyễn,...)
- Bước 4: Giã nhuyễn phần đậu đó. Có thể chia đậu thành từng viên tròn để tiện gói bánh.
Thịt lợn
Nhân bánh ngoài đậu xanh còn phải có thịt nạc và mỡ. Thiếu nạc hoặc thiếu mỡ, bánh chưng thành phẩm sẽ lập tức bị ngấy hoặc khô. Vì vậy, chúng ta nên chọn mua thịt ba chỉ (ba rọi) để nấu bánh.
nguyên liệu làm bánh chưng
Thịt cắt thành từng miếng vừa vặn làm nhân, ướp với gia vị (hạt nêm, bột ngọt, tiêu,..) và hành tím.
Lá dong
Lá dong có 2 loại: lá dong nếp và lá dong tẻ.
- Lá dong tẻ (lá dong lông): cuống to, gân lá nổi đậm, lá giòn dễ rách, 2 mặt trên dưới của lá dong tẻ đều màu xanh như nhau. Nếu dùng lá dong tẻ, bánh sẽ không có màu xanh tự nhiên đẹp mắt như lá dong nếp.
- Lá dong nếp: nhẵn hai mặt, cuống nhỏ, lại có mùi thơm dễ chịu của lá, nên người ta thường chọn lá dong nếp để gói bánh chưng. Lá dong nếp có mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt hơn.
nguyên liệu làm bánh chưng
Ở các làng quê, ta hay bắt gặp hình ảnh những chiếc lá dong được cột trên cột nhà. Sau khi được làm sạch, lá được buộc như vậy cho ráo nước, lá sẽ có độ dai nhất định và yên tâm không bị rách, khi nào gói bánh thì gỡ xuống, tỉa tót cho vừa vặn.
Nên gói bánh chưng bằng cách nào?
Một chiếc bánh sẽ cần khoảng từ 5 đến 6 lá dong được đặt so le nhau, phần nếp và nhân bánh ở giữa được cân đo đong đếm cho phù hợp với kích thước của bánh.
cách gói bánh chưng
Dù gói bằng khuôn hay gói truyền thống không dùng khuôn, bánh chưng vẫn phải đạt độ chắc chắn và vuông vức nhất định. Bánh được gói bằng khuôn thường có hình thức đẹp hơn, nhưng không được nén chắc bằng bánh gói tay truyền thống. Chính vì vậy, cần chú ý nén bánh thật chặt để bánh không bị nhanh thiu, bảo quản được lâu ngày.
Những điều cần chú ý khi luộc bánh chưng
Lót một lớp lá dong dưới đáy nồi để bánh chưng không bị cháy. Ngoài ra, lớp lá dong đó sẽ làm bánh có màu xanh đẹp mắt hơn. Bánh trong nồi phải được chèn chặt để không bị vỡ khi bánh nở ra trong quá trình chín.
cách làm bánh chưng
Trong quá trình luộc, không được để nồi thiếu nước. Vì vậy chúng ta nên chú ý tiếp nước đúng lúc, sao cho nồi bánh vẫn giữ được lượng nước vừa đủ và nhiệt độ phù hợp, để bánh không bị lại gạo sau khi nấu.
cách làm bánh chưng
Nấu bánh chưng thì nên nấu bằng bếp củi thì lửa mới đượm, bánh chín dẻo thơm ngon. Thời gian nấu bánh khoảng 8 đến 11 tiếng, sau khi rút củi thì ngâm bánh trong nồi một lúc rồi mới vớt ra. Đêm 28 hoặc 29 Tết, cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, vừa hàn huyên tâm sự, vừa hưởng chút ấm áp tỏa ra từ bếp lửa trong cái se se lạnh cuối năm, những khoảnh khắc đó sẽ khiến chúng ta nhớ mãi về sau.
Bảo quản bánh chưng không bị thiu qua những ngày Tết
Sau khi luộc bánh, công đoạn ép nước ra khỏi bánh rất quan trọng, giúp cho bánh được khô ráo, bên trong chặt chẽ thì mới giữ được lâu. Để bánh ở những nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp. Nếu để bánh trong tủ lạnh nên để nguyên lá, ăn tới đâu cắt tới đó. Tuy nhiên bánh chưng để tủ lạnh sẽ bị cứng, vì thế, chúng ta phải làm nóng bánh trước khi ăn để bánh có được mùi vị thơm ngon nhất có thể.
cách làm bánh chưng
Dù là bánh chưng truyền thống ăn kèm với dưa món, củ kiệu, cho đến bánh chưng chiên, bánh chưng gấc hay bánh chưng cốm,...cứ thấy bánh chưng là thấy Tết. Có bánh chưng, Tết mới tròn vị. Tết là lúc chúng ta tạm dừng lại những lo toan công việc, học hành, để trở về với gia đình, để nhớ đến ông bà tổ tiên, để hương về nguồn cội. Một mùa Tết lại về, chúc cho mọi người luôn bình an, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và có một cái Tết thật đầm ấm bên gia đình mình.
Tham khảo thêm công thức các món ăn truyền thống trong dịp Tết cổ truyền:
Canh khổ qua cho mọi đau khổ đi qua, may mắn lại về
Thịt kho tàu đón Tết yên vui
Ngọt ngào mới lạ với mứt vừa viên
Có thể bạn quan tâm:
- Mâm cúng tất niên gồm những gì?
- Cách chọn lạp xưởng ngon ngày Tết
- Xử lý Coca còn lại sau Tết
Từ khóa » Giới Thiệu Về Bánh Chưng Bánh Tét
-
Bánh Chưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 11 Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Chưng Hay Và Ngắn Gọn
-
Thuyết Minh Bánh Chưng Hay Nhất (24 Mẫu) - Văn 8
-
Giới Thiệu Về Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết - Sahara
-
Top 5 Bài Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết ❤️️ 20 Bài Hay Nhất
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giầy Và Bánh Tét Trong Ngày Tết
-
2 Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 9, Ngắn Gọn - Thủ Thuật
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết – Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết (dàn ý Chi Tiết+13 Mẫu Bài Làm ...
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 9 ...
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Bánh Chưng, Bánh Giầy Ngày Tết Cổ Truyền
-
Bánh Chưng Bánh Tét Khác Nhau Như Thế Nào? Tìm Hiểu Về Bánh ...
-
Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng Lớp 8 Ngắn Nhất - TopLoigiai