Bánh Trung Thu Nướng - Thành Phần, Cấu Tạo Và Các Loại Bánh

Bánh trung thu nướng (hay còn gọi là bánh nướng) là một trong hai loại bánh cổ truyền của người Việt vào mỗi dịp Tết Trung thu. Bánh nướng thường có hình tròn, màu vàng sẫm – là biểu tượng của sự tròn đầy, viên mãn trong cuộc sống.

Bánh trung thu nướng là gì?

Bánh trung thu nướng là một loại bánh cổ truyền của người Việt, thường được sử dụng vào mùa Tết Đoàn viên. Có rất nhiều câu chuyện lưu truyền về nguồn gốc xuất xứ của những chiếc bánh trung thu nướng. Trong đó có một câu chuyện nổi bật là vào thời n, thời Chu. Có một loại bánh được làm để kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng, thời đó, bánh chủ yêu được làm từ hồ đào nên người ta thường hay gọi là bánh Hồ Đào. bánh trung thu nướng

Mục lục bài viết

  • Bánh trung thu nướng là gì?
  • Cấu tạo của bánh trung thu nướng
  • Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng
    • Vỏ bánh nướng trung thu
    • Nhân bánh trung thu nướng
  • Cách làm bánh trung thu nướng
  • Các loại nhân bánh trung thu nướng đặc trưng
    • Bánh nướng trung thu nhân đậu xanh
    • Bánh trung thu nướng nhân đậu đỏ
    • Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm
    • Bánh trung thu nướng nhân vi cá
    • Bánh nướng trung thu nhân mè đen
    • Bánh trung thu nhân khoai môn
    • Bánh trung thu thập cẩm và gà quay
    • Bánh nướng nhân trà xanh
  • Lưu ý cách bảo quản bánh trung thu nướng
 

Sau một thời gian, bánh Hồ Đào lan truyền tới thời nhà Đường. Trong một đêm trăng tròn, vua Đường cùng Quý Phi ngồi thưởng thức bánh, thấy bánh ngon nên Quý Phi mới đặt tên cho loại bánh này là bánh Nguyệt. Cho đến ngày ngày nay, người ta vẫn còn lưu giữ công thức làm bánh này. Tuy nhiên, bánh đã có nhiều sự cải tiến về nguyên liệu làm bánh để phù hợp với thời đại. Thông thường, bánh nướng sẽ có hai hình dạng là hình vuông và hình tròn. Tuy nhiên, bánh hình tròn được sử dụng phổ biến hơn. Về kích thước, đối với bánh hình tròn sẽ có đường kính 10cm, bề dày bánh từ 4-5cm; còn đối với bánh vuông thì sẽ có kích thướng là 10x10cm (kích thước này không cố định, tùy theo cách làm của mỗi người mà sẽ có sự thay đổi). Bánh trung thu mang ý nghĩa biểu trưng cho sự tròn đầy và viên mãn, chính vì vậy mà cứ vào mùa Tết Trung thu, mọi người thường tặng cho nhau những chiếc bánh thơm ngon, gởi trao những lời chúc tốt đẹp về sức khỏe và công việc.

Cấu tạo của bánh trung thu nướng

Bánh trung thu có hai thành phần chính, lớp nhân bên trong và lớp vỏ bao bọc bên ngoài.

  • Vỏ bánh nướng làm từ bột mì là chủ yếu, kết hợp với các nguyên liệu khác như dầu ăn, nước đường, nước tro tàu, baking soda.
  • Còn đối với nhân bánh thì sẽ có sự đa dạng hơn. Nhân bánh truyền thống thường được làm từ các loại nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, vi cá, gà quay, mứt bí… hoặc các loại nhân hiện đại socola, tôm hùm, trà xanh…

Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng

Vỏ bánh nướng trung thu

  • Bột mì

Bột mì được xem là một trong những yếu tố quyết định nên độ mềm dẻo, thơm ngon của lớp vỏ bánh. Một số loại bột mì thường được dùng để làm bánh nướng trung thu như: Cái Cân, Bread Flour, bột mì đa dụng, bột mì Hoa Ngọc Lan. Hoặc nếu muốn vỏ bánh mềm hơn, có thể kết hợp bột làm bánh mì và bột làm bánh ngọt lại với nhau.

  • Nước tro tàu

Nước tro tàu. Môt thành phần quan trọng khi khi làm bánh trung thu. Nước tro tàu tạo nên hương vị, màu sắc riêng cho chiếc bánh nướng trung thu. Nước tro tàu được làm từ tro củi, gỗ, rồi được lắng đọng, chắt lọc lấy nước. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít khi nào sử dụng nước tro tàu để làm bánh vì đa số nước tro tàu được bán trên thị trường đều chứa nhiều hóa chất không tốt cho sức khỏe.

  • Nước đường

Nước đường, một thành phần quan trọng và quyết định đến độ ngon, màu sắc và thời gian sử dụng bánh. Thông thường, nước đường thắng để càng lâu thì bánh sẽ càng ngon.

  • Baking Soda

Hiện nay, khi làm bánh trung thu người ta thường sử dụng một lượng nhỏ để giúp cho vỏ bánh được mềm mịn, tránh tình trạng khô cứng.

Nhân bánh trung thu nướng

Nhân bánh nướng trung thu nướng thường được làm từ các nguyên liệu rất đa dạng và phong phú. Một số loại nhân thường hay được sử dụng có thể kể đến như: đậu xanh, hạt sen, vi cá, khoai môn…

  • Các loại đậu

Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen… là những nguyên liệu phổ biến để làm bánh trung thu truyền thống. Những loại đậu này thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, lại dễ ăn nên rất được ưa chuộng trong mùa Tết Trung thu. Bên cạnh đó, để vị bánh được thơm ngon và thú vị hơn thì có thể kết hợp thêm một số loại nguyên liệu khác như bột trà xanh, cacao, socola…

  • Trứng muối

Ngày nay, hầu như các loại bánh mặn đều sử dụng trứng muối để làm nhân. Trứng muối có vị bùi, béo, mặn mặn… thường được bỏ vào nhân bánh để giúp tăng thêm hương vị, giảm độ ngọt của bánh. bánh trung thu nướng nhân trứng chảy

 
  • Các loại củ

Khoai môn, khoai lang tím cũng là nguyên liệu thường được dùng để làm bánh trung thu nướng. Các loại khoai tuy có hàm lượng tinh bột cao nhưng bù lại hàm lượng đường rất thấp. Chính vì vậy mà bánh trung thu khoai môn, khoai lang rất thích hợp cho người ăn kiêng.

  • Mạch nha

Mạch nha, nguyên liệu quan trọng để giúp cho lớp nhân bánh được kết dính lại với nhau. Bên cạnh đó, mạch nha còn giúp cho nhân bánh được mềm dẻo, thơm ngon hơn, tránh tình trạng bị khô cứng.

  • Các loại hải sản

Vi cá, bào ngư, tôm hùm… là một trong các nguyên liệu hải sản thường được dùng để làm nhân bánh trung thu. Các loại hải sản này có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.

  • Các loại hạt

Bên cạnh các loại nguyên liệu chính, thì các loại hạt như hạt bí, hạt sen, hạt dưa, hạt vừng… cũng thường được sử dụng để làm nhân bánh nướng trung thu. Tuy chỉ là một thành phần phụ của lớp nhân, nhưng những loại hạt này góp phần giúp cho chiếc bánh trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.

  • Một số loại nguyên liệu khác

Ngoài các loại nguyên liệu kể trên, thì nhân bánh nướng trung thu còn được làm từ một số nguyên liệu như: thịt heo, gà quay, jambon, lạp xưởng… các nguyên liệu này chủ yếu được sử dụng để làm bánh trung thu nướng thập cẩm.

Cách làm bánh trung thu nướng

Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu, một trong các khâu quan trọng quyết định đến chất lượng tổng thể của chiếc bánh khi ra lò. Việc lựa chọn loại nguyên liệu đa phần sẽ phụ thuộc vào công thức làm bánh của từng cơ sở, tuy nhiên, để bánh được thơm ngon thì nguồn nguyên liệu phải luôn được chọn lọc kỹ lưỡng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trộn vỏ, nhân bánh

Sau khi đã chọn và làm sạch nguyên liệu, thì việc tiếp theo làm trộn vỏ và nhân bánh. Công đoạn này đòi hỏi rất nhiều sự kỳ công, tỉ mỉ cùng kinh nghiệm dày dặn của người thợ làm bánh. Đặc biệt là đối với công đoạn trộn bánh, nếu trộn không đúng công thức hoặc sai quy trình thì rất dễ khiến bánh bị khô cứng, nứt nẻ khi nướng.

Bao nhân bánh và đóng khuôn

Sau công đoạn trộn nhân và vỏ bánh là đến công đoạn bao nhân và đóng khuôn. Ở công đoạn này những chiếc bánh trung thu sẽ được vo tròn rồi bỏ vào những chiếc khuôn để tạo hình dáng cho bánh.

Nướng bánh

Nướng bánh trung thu, là công đoạn cuối cùng trong quy trình làm bánh trung thu. Việc nướng bánh cũng cần có kỹ thuật nhất định, để bánh được thơm ngon, đẹp mắt. Thông thường, nhiệt độ thích hợp để nướng bánh dao động từ 180-200 độ C.

Các loại nhân bánh trung thu nướng đặc trưng

Bánh nướng trung thu nhân đậu xanh

Bánh trung thu nướng nhân đậu xanh, hương vị bánh phổ biến được rất nhiều người ưa thích. Bánh có hương vị thơm ngon, thanh ngọt rất dễ ăn. Ngoài ra, để tăng thêm hương vị cho bánh thì có thể kết hợp với trứng muối hoặc một số loại hạt như: hạt sen, hạt dưa, hạt bí… bánh trung thu nhân đậu xanh

 

Bánh trung thu nướng nhân đậu đỏ

Đậu đỏ, loại đậu thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng thưởng hay sử dụng trong các món ăn của người Việt. Bánh nướng trung thu nhân đậu đỏ cũng là một loại bánh truyền thống lâu đời, được nhiều người ưa thích sử dụng vào ngày Tết Đoàn Viên. Một số hương vị bánh đậu đỏ thường hay được sử dụng như:

  • Bánh trung thu đậu đỏ trứng muối
  • Bánh nướng trung thu đậu đỏ hạt dưa
  • Bánh nướng trung thu đậu đỏ

Bánh trung thu nướng nhân thập cẩm

Bánh nướng thập cẩm, loại bánh nướng phổ biến nhất hiện nay. Vì là bánh thập cẩm, nên nhân bánh sẽ được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Điều này sẽ tùy thuộc vào công thức pha trộn của mỗi đầu bếp. Một số loại nguyên liệu thường được dùng để làm bánh nướng thập cẩm, có thể kể đến như: hạt dưa, hạt điều, mứt bí, thịt heo, jambon, mè, mứt gừng, mứt chanh, mứt bí, trứng muối, gà quay, lạp xưởng… bánh trung thu nướng nhân thập cẩm

 

Một số loại bánh trung thu thập cẩm đặc biệt có thể kể đến như:

  • Bánh trung thu thập cẩm trứng muối.
  • Bánh trung thu thập cẩm sữa dừa.
  • Bánh nướng trung thu thập cẩm trái cây khô.

Bánh trung thu nướng nhân vi cá

Vi cá mập là một nguyên liệu quý hiếm, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thường sử dụng để chế biến các món ăn cao cấp, sang trọng. Bánh trung thu nướng nhân vi cá cũng là một dòng bánh cao cấp rất được người tiêu dùng ưa thích vào mỗi mùa Tết Trung thu. Thông thường, để giảm giá thành của bánh trung thu vi cá, người ta thường hay kết hợp vi cá với một số nguyên liệu khác như: trứng muối, tổ yến, gà quay… Một số loại bánh trung thu vi cá đặc trưng có thể kể đến như:

  • Bánh nướng vi cá yến sào
  • Bánh nướng vi cá gà quay trứng muối

Bánh nướng trung thu nhân mè đen

Không giống như các loại bánh thông thường khác, bánh trung thu nướng nhân mè đen mang đến cho người dùng một hương vị hoàn toàn mới, ngon hơn, hấp dẫn hơn. Ngoài lớp nhân mè đen thông thường, nhân bánh còn có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như: trứng muối, hạt dưa, hạt sen…

Bánh trung thu nhân khoai môn

Nếu ai thích ăn bánh trung thu vừa dẻo vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe thì bánh trung thu nhân khoai môn là một gợi ý phù hợp. Bánh trung thu khoai môn được làm từ hai thành phần chính là lớp vỏ bên ngoài và lớp nhân bên trong. Lớp nhân bên trong bánh chủ yếu được làm bằng khoai môn sến dẻo. Ngoài ra, để tăng thêm hương vị cho bánh thì có thể kết hợp thêm một số loại nguyên liệu khác như: trứng muối, hạt dưa, hạt sen, đậu trắng…

Bánh trung thu thập cẩm và gà quay

Bánh trung thu thập cẩm nhân gà quay, một hương vị bánh truyền thống quen thuộc với người Việt. Thịt gà quay là nguyên liệu chính để làm bánh, bên cạnh đó kết hợp với một số loại nguyên liệu như: trứng muối, hạt dưa, hạt điều, mè trắng, mứt sen, mỡ đường, lạp xưởng, mứt bí…

Bánh nướng nhân trà xanh

Mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng bánh nướng nhân trà xanh rất được người dùng yêu thích. Khác xa so với các loại bánh thông thường khác, bánh nướng đậu xanh mang một hương vị tươi mát, ngọt thanh không gây cảm giác ngán cho người dùng. Một số loại bánh nướng nhân trà xanh có thể kế đến như:

  • Bánh nướng trà xanh trứng muối
  • Bánh nướng trà xanh hạt Macadamia
  • Bánh nướng trà xanh hạt sen
Xem thêm:
Bánh trung thu dẻo – Thành phần, cấu tạo và các loại bánh

Lưu ý cách bảo quản bánh trung thu nướng

Để giữ bánh nướng trung thu được thơm ngon và bổ dưỡng thì cách bảo quản cũng khá quan trọng. Việc bảo quản bánh trung thu đúng cách sẽ giúp cho bánh luôn được tươi ngon, giữ nguyên hương vị bánh như lúc ban đầu. Hầu như các loại bánh trung thu thường có hạn sử dụng từ 1-2 tháng, còn đối với các dòng bánh tươi, bánh handmade thì thời gian có thể ngắn hơn. Chính vì vậy, trước khi bảo quản bánh, cần xem thời hạn bánh sử dụng được trong bao lâu, để từ đó lựa chọn cách bảo quản sao cho hợp lý. Đối với các loại bánh trung thu thông thường, thì cách bảo quản là để bánh ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, tuyệt đối không được mở bao bánh, nếu mở bao bánh thì bạn phải sử dụng ngay, nếu không bánh sẽ rất chóng hư. Ngược lại, đối với các dòng bánh tự làm thì có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Vì các dòng bánh tự làm nên thường sẽ không chứa bất kỳ chất bảo quản nào, nếu muốn giữ được lâu hơn thì nên bỏ bánh vào ngăn mát mát của tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, chỉ nên để bánh từ 3-5 ngày là nên lấy ra sử dụng, tránh để quá lâu sẽ khiến bánh bị khô, cứng ăn không ngon. Trên đây là những thông tin chi tiết về bánh trung thu nướng, nếu bạn có thêm thông tin nào, hãy chia sẻ để Hội An Mooncake và mọi người cùng biết nhé!

Từ khóa » Thành Phần Của Bánh Nướng