BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN 5S TẠI PHÒNG F1.02 - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kỹ thuật
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN 5S TẠI PHÒNG F1.02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.4 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCMKHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌCBÁO CÁO THỰC HIỆN 5S Giảng viên hướng dẫn: Th. Trần Cẩm ThúyNhóm 1Lớp: DHPT6Khoá: 2010 - 2014Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCMKHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌCBÁO CÁO CHUYÊN ĐỀTHỰC HIỆN 5S TẠI F1.02Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Cẩm ThúyNhóm 1Lớp: DHPT6Khoá: 2010 - 2014Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014NHẬN XÉT Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2014 Giảng viên hướng dẫn Ký tên Trần Cẩm ThúyLỜI MỞ ĐẦUNgày nay, với sự phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngày càngnhiều nhà máy sản xuất, trường học cơ sở hạ tầng được xây dựng. Mục đích pháttriển kinh tế, nâng cao năng suất lao động nhiều nhà máy, phòng làm việc, phòngthí nghiệm để nâng cao chất lượng công việc. Trong đó chương trình 5S đã và đangđược phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.5S là một công cụ cải tiến năng suất chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản.Tên gọi của 5S xuất phát từ những chữ cái S trong tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso,Sheiketsu và Shitsuke, tạm dịch sang tiếng Việt là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch Sẽ, Sănsóc và Sẵn sàng. Mục đích của 5S là tạo nên và duy trì một môi trường làm việcthuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị trí làm việc từ khu vựcvăn phòng, nơi sản xuất, kho hàng, nguyên vật liệu hay các vị trí xung quanh nhưsân bãi, chỗ để xe Vì liên quan đến mọi vị trí trong một tổ chức nên 5S đòi hỏi sự cam kết, nhậnthức và sự tham gia của tất cả mọi người từ lãnh đạo cho tới người công nhân. 5S làhoạt động dành cho tất cả mọi người và không loại trừ bất kì ai trong Công ty.Được sự phân công của khoa và giáo viên hướng dẫn nhóm em đã làm 5S tạiphòng F1.02.Tại đây nhóm em đã được thực hành 5S dựa vào lý thuyết trên lớp. Để hoànthành tốt công việc được giao nhóm chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến côTrần Cẩm Thúy là giáo viên hướng dẫn của lớp, cô Minh phụ trách phòng F1.02 đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡ tụi em trong suốt thời gian thực hiện.Nội dung sau đây thể hiện đầy đủ quy trình thực hiện 5S tại phòng F1.02.MỤC LỤCDANH MỤC HÌNH ẢNHCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ 5S1.1. Lịch sử hình thành5S được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở cáccông ty Nhật Bản. Sau đó được phổ biến sang nhiều nước khác.Ở Việt Nam, 5S lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1993, ở 1 công ty Nhật(VYNICO). Hiện nay, rất nhiều công ty sản xuất ở Việt Nam áp dụng 5S vì cónhiều lợi ích từ 5S như: chỗ làm việc sạch sẽ, gọn gàng, mọi người đều cảm thấythoải mái, vui vẻ, năng suất lao động cao, hiệu quả tức thời, hiện ra ngay trước mắt,tạo hình ảnh tốt cho công ty. Một ví dụ điển hình của áp dụng hiệu quả 5S ở ViệtNam là công ty CNC VINA.1.2. 5S là gì5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc đảm bảo chấtlượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạchđẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ caohơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn.1.3. Các phương pháp cơ bản của 5S5S là chữ cái đầu của các từ: Theo tiếng Nhật là: “Seri”, “Seiton”, “Seiso”, “Seiketsu” và “Shitsuke” Theo tiếng Việt là: “Sàng Lọc”, “Sắp Xếp”, “Sạch Sẽ”, “Săn Sóc” và “SẵnSàng”.Theo tiếng Anh là: “Sort”, “Systematize”, “Sweep”, “Sanitize” và “Self-Discipline”.- SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứkhông cần thiết tại nơi làm việc.- SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lýđể dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng.- SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bịđể đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc.- SEIKETSU(Săn sóc): Là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc sach sẽ,ngăn nắp.- SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặtcác qui định tại nơi làm việc. 1.4. Mục tiêu chương trình 5S- Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc.- Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người.- Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thôngqua các hoạt động thực tế.- Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.1.5. Ý nghĩa hoạt động 5S5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dầntrở nên phổ biến ở nhiều nước khác 5S xuất phát từ nhu cầu:- Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên.- Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc.- Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở.- Nâng cao chất lượng cuộc sống.- Nâng cao năng suất.Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc,người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác củangười thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người côngnhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xưởng, người quảnlý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”,“chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấpnhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoànthành “công việc của mình” một cách tốt nhất.1.6. Lợi ích của 5S- Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.- Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến.- Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.- Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc.- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.- Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp củamình.- Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:- Cải tiến Năng suất (P – Productivity)- Nâng cao Chất lượng (Q – Quality)- Giảm chi phí (C – Cost)- Giao hàng đúng hạn (D – Delivery)- Đảm bảo an toàn (S – Safety)- Nâng cao tinh thần (M – Morale)Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, nhà trường… 5S sẽ đưa lại sự thayđổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, nhữngvật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện chongười sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ cáchoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của mọingười, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thứchơn với công việc.1.7. Lý do nhiều người tham gia 5S- 5S có thể áp dụng đối với mọi loại hình tổ chức và mọi quy mô doanhnghiệp.- 5S có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào: sảnxuất, thương mại hay dịch vụ.- Triết lý của 5S đơn giản, không đòi hỏi phải biết các thuật ngữ khó.- Bản chất mọi người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp tại nơilàm việc.Trong khi các công ty thường gặp những vấn đề sau:- Có rất nhiều những thứ không cần thiết và chúng không được sắp xếpgọn gàng.- Di chuyển các đồ vật mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến hoạt độngkhác, không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng các khu vực làm việc.- Lãng phí thời gian, công sức trong phần lớn các công việc.- Tồn tại nhiều sai sót trong công việc.- Nhiều công việc phải làm lại, giao hàng luôn chậm trễ và phải làm ngoàigiờ nhiều.- Tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm quá nhiều và mất nhiều thời gianxếp dỡ.- Thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất bẩn, diện tích bỏ không, tỷ lệmáy móc không hoạt động cao.- Sàn nhà, tường, cửa sổ, thiết bị chiếu sáng bẩn, bám bụi ảnh hưởng sứckhỏe người lao động.- Nơi làm việc không an toàn dẫn đến nhiều tai nạn, sự cố xảy ra.- Những nơi công cộng (phòng ăn, tủ đồ đạc, nhà vệ sinh ) không sạchsẽ.- Tinh thần làm việc của công nhân viên kém.- Người lao động không tự hào về nơi làm việc và công việc của mình.1.8. Các yếu tố cơ bản thực hiện thành công 5S- Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành côngkhi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hìnhthành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện.- Bắt đầu bằng đào tạo: Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn củachương trình.Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tựgiác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S.- Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọingười. - Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sựlặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quảnlý.1.9. Giai đoạn chuẩn bị 5SBước 1: Chuẩn bị- Ban lãnh đạo hiểu rõ nguyên lý và lợi ích của 5S.- Tìm hiểu kinh nghiệm về các hoạt động 5S.- Cam kết thực hiện 5S.- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện 5S. (Phụ lục Quyết định)- Chỉ định người có trách nhiệm về hoạt động 5S.- Đào tạo người có trách nhiệm chính và các thành viên hướng dẫn thựchiện.Bước 2: Thông báo chính thức của lãnh đạo- Thông báo chính thức về chương trình thực hiện 5S.- Trình bày mục tiêu của chương trình 5S cho tất cả mọi người.- Công bố thành lập ban chỉ đạo thực hiện, phương hướng triển khai, phâncông nhóm, cá nhân chịu trách nhiệm đối với từng khu vực cụ thể.- Lập ra các công cụ tuyên truyền, quảng bá như biểu ngữ, áp phích, bảntin - Tổ chức đào tạo về các nội dung cơ bản của 5S cho mọi người.1.10. Nội dung cơ bản của 5S1.10.1. Seiri (sàng lọc)Sàng lọc là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiếttại nơi làm việc.Các bước thực hiện:- Bước 1: Hãy quan sát kỹ nơi làm việc. Hãy phát hiện và xác định nhữngcái không cần thiết cho công việc, sau đó vứt bỏ chúng.- Bước 2: Nếu không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó còn cầnhay không cần cho công việc thì hãy đánh dấu sẽ hủy và để riêng ra mộtnơi.- Bước 3: Sau một thời gian hãy kiểm tra lại xem có ai cần đến cái đókhông. Nếu không ai cần đến thì cái đó không còn cần cho công việc củabạn nữa. Nếu không thể tự mình quyết định thì hãy để ra một thời hạn đểxử lý.Bảng 1.1: Bảng phân loại tần suấtNhóm Mức độ sử dụng Minh họa Cách xử lý1. Thiết bị vănphòngCao (thường xuyên)Máy tính; hồ sơ; tủ; bàn;ghế; kéo bấm; băng keo;viết; Sắp xếp và bố trí hợplýTrung bình (thỉnhthoảng)Thấp (hầu như khôngsử dụng)2. Vật dụng cánhânCao (thường xuyên)Túi xách; ly uốngnước Quy định vị trí lưutrữ, không mang vàovị trí khác.Thấp (hầu như khôngsử dụng)Chai nước; đồ dùng cũ,không sử dụng Loại bỏ khỏi khu vựcphòng.3. Dụng cụ vệsinhCao (thường xuyên)Chổi, giẻ lau, nước laukính, Quy định vị trí đặtriêng trả về vị trí cấtgiữ ngay sau khi sửdụngThấp (hầu như khôngsử dụng)4. Thiết bịCao (thường xuyên)Máy đo pH, máy chuẩnđộ điện thế,…Sắp xếp lại cho gọn,quy định vị trí xácđịnhThấp (hầu như khôngsử dụng)Cân khối lượng lớn,…Bố trí vào nơi xácđịnh chung các thiết bịít dùng đến5. Dụng cụ thínghiệmCao (thường xuyên)Erlen, bình định mức,ống đong,…Sắp xếp lại đúng nơiquy địnhThấp (hầu như khôngsử dụng)Giá đỡ ống nghiệm, kẹp,…Sắp xếp vào nơi ít sửdụng đến6. Hóa chất Cao (thường xuyên)Thấp (hầu như khôngsử dụng)7. KhácCao (thường xuyên)Thấp (hầu như khôngsử dụng)1.10.2. Seiton (sắp xếp)Sắp xếp là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng,nhanh chóng cho sử dụng khi cần.Nguyên tắc sắp xếp:- Vào trước ra trước (FIFO): Những dụng cụ được sắp xếp theo thứ tự lầnlượt trong tủ theo từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái, chúng ta sẽ lấylần lượt khi sử dụng với mục đích để sử dụng những dụng cụ theo ýmuốn riêng của người quản lý phòng thí nghiệm.- Mỗi đồ vật, dụng cụ được bố trí riêng: Nghĩa là sự phân bố theo khu vựcdụng cụ, theo dãy tủ, có danh mục để tra vị trí tủ từ đó dù ta không biếtdụng cụ đó ở đâu mà chỉ cần nhìn trên sơ đồ cũng có thể nhận ra đụng cụnằm ở tủ số bao nhiêu và tới đó lấy.- Nhận biết các đồ vật và vị trí qua hệ thống nhãn, thẻ nhận biết: Trên cửatủ có danh sách dụng cụ, giúp người tìm có thể dễ dàng phát hiện trongthùng chứa đựng những gì mà không cần mở cửa tủ ra. Trên trùm chìakhóa chẳng hạn, trên đó có thẻ nhận biết hoặc màu sắc nhận biết màngười tìm dễ dàng phát hiện ra nó.- Đưa các đồ vật sao cho dễ nhìn và dễ vận chuyển: các dụng cụ thủy tinhkhi để trong thùng thì đều được lót bằng giấy báo hoặc vật liệu chống sócđể tránh hoặc hiện tượng vỡ trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra cũngđược chọn những thùng chứa phù hợp với từng dụng cụ và thiết bị - Để riêng các đồ vật chuyên dụng với các đồ vật dùng chung: Các đồ vậtđang sử dụng được đặt tại vị trí riêng, trên kệ hoặc trên bàn để dễ dàngkiểm kê và sử dụng ngay. Còn các đồ vật, dụng cụ , thiết bị ít sử dụng sẽbỏ vào thùng và đưa vào tủ đánh dấu ghi chú.- Các đồ vật dùng chung cho các phòng thì có vị trí và biểu mẫu người sửdụng để dễ dàng kiểm kê khi trả phòng và lưu lại.- Các đồ vật thường xuyên được đặt gần người sử dụng.Các bước thực hiện:- Bước 1: Phải chắc là mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ khỏi nơilàm việc. Hãy suy nghĩ xem để cái gì ở đâu là thuận tiện theo quy trìnhlàm việc hay vị trí, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.- Bước 2: Phác thảo cách bố trí và trao đổi với mọi người về cách sắp xếpbố trí, sau đó thì thực hiện, trên quan điểm thuận tiện cho thao tác.- Bước 3: Với những vật sử dụng chung phải làm sao cho mọi người đềubiết được là cái gì, để ở chỗ nào để tự họ sử dụng mà không phải hỏi ai.Lập danh mục các vật dụng và nơi lưu giữ, ghi chú từng đồ đựng, nơiđựng.- Bước 4: Áp dụng chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần thiếtkhác.1.10.3. Seiso (sạch sẽ)Mọi người giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môitrường, mỹ quan tại nơi làm việc.- Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh. Hãy dọn vệ sinh thường xuyên nơilàm việc, làm cho thiết bị, dụng cụ, đồ đạc không còn cơ hội để dơ bẩn.- Dành 5 phút mỗi ngày để làm sạch sẽ.- Mọi người có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc.- Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở nhữngnơi công cộng.- Hãy tạo ra môi trường sạch sẽ và an toàn. Đừng bao giờ vứt rác, khạc nhổbừa bãi và hãy tạo thành thói quen.- Vệ sinh dọn dẹp cũng là một hành động kiểm tra.- Hãy bắt đầu ngay, hàng ngày, trong tuần, trong tháng.Quy định 5 phút làm sạch hàng ngày. Gồm có 5 bước:Bước 5W1H Ý nghĩa1 Why Tại sao cần giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ?2 What/where Làm sạch cái gì/ở đâu?3 Who/where Ai chịu trách nhiệm làm sạch/nơi nào?4 How Cách thức làm sạch, dụng cụ, phương tiện ra sao?5 When Khi nào làm sạch 5 phút mỗi ngày?1.10.3.1. Tại sao cần phải thục hiện sạch sẽMục đích của việc làm sạch là làm giảm diện tích, tạo môi trường làm việcthông thoáng, trong sạch, vui tươi và thoải mái. Giúp ích cho việc tìm kiếm trở nênthuận tiện và an toàn hơn.1.10.3.2. Những nơi cần thực hiện sạch sẽ và cách thức làm sạch- Đối với trần nhà, sàn nhà, cửa kính, quạt: Quét mạng nhện trên trần nhà,lau sạch sàn nhà, lau chùi cửa kính và quạt.- Đối với các chai hóa chất rắn, lỏng: Lau sạch bụi bằng khăn khô, dánnhãn và đánh số đúng theo danh mục hóa chất.- Đối với các kệ: Cắt, hàn ở chiều cao thích hợp, chùi rửa và sơn lại kệ bị rỉsét.- Đối với dụng cụ vệ sinh: Đặt đúng nơi quy định, dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm.- Đối với sinh viên trực phòng thí nghiệm: Khi làm việc cần có tác phongnhanh nhẹn, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đầu tóc, quần áo gọngàng, luôn mặc áo blouse.1.10.3.3. Trách nhiệm làm sạcha. Sơ đồ phân công trách nhiệm làm sạch:- Vẽ sơ đồ làm việc, phân thành nhiều khu vực nhỏ.- Phân công người thực hiện làm sạch.b. Lịch phân công làm sạch:- Dán lịch ở nơi dễ thấy.- Thông báo với mọi người.1.10.3.4. Làm sạch như thế nào- Quét sạch các góc, chân tường và chung quanh các cột.- Quét/ lau bụi bặm và vết bẩn bám trên tường, cửa sổ, cửa ra vào, tẩy sạchcác vết bẩn trên các chai hóa chất và trên kệ.- Mọi người cùng tham gia và giúp nhau làm sạch.1.10.4. Seiketsu (săn sóc)Săn sóc là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng 3S ở trên.- Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp ở nơi làm việc.Cần có lịch làm vệ sinh.- Phong trào thi đua giữa các đơn vị cũng rất quan trọng và hiệu quả trongviệc lôi kéo cuốn hút mọi người tham gia 5S.1.10.5. Shitsuke (sẵn sàng)Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc.- Cần phải làm cho mọi người thực hiện 4S một cách tự giác như một thóiquen hay lẽ sống. Thường xuyên thực hành cho tới khi mọi người đềuyêu 5S.- Cần tạo ra bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu5S, muốn vậy phải chú ý:• Coi nơi làm việc như là ngôi nhà thứ hai của chính bạn.• Nhận thức được Công ty là nơi bạn tạo ra thu nhập.• Nếu bạn mong muốn và thường xuyên làm cho ngôi nhà của bạnsạch sẽ, vệ sinh, ngăn nắp thì tại sao bạn lại không cố gắng làm chonơi làm việc của bạn sạch sẽ thoải mái dễ chịu như ở nhà.1.11. Đánh giá quá trình thực hiện 5SMột trong những hoạt động quan trọng góp phần và việc duy trì và cải tiếnhoạt động 5S là “Đánh giá 5S”. Đánh giá định kỳ 5S là hoạt động có ý nghĩakhuyến khích các hoạt động 5S.1.11.1. Biểu đồ radarViệc đánh giá 5S không thể thiếu biểu đồ radar vì biểu đồ radar sẽ trực tiếpgiúp ích cho toàn thể nhóm làm việc qua quá trình tự đánh giá. Nó cũng giúp chotrưởng nhóm thấy được nhóm đã đạt được sự tiến bộ như thế nào. Với những gìnhìn thấy trong biểu đồ mạng nhện sẽ giúp lãnh đạo cấp cao và mọi người biết vềtiến độ thực hiện của nhóm.Các hoạt động 5S cần được duy trì thường xuyên và nâng cao. Để khuyếnkhích duy trì và nâng cao các hoạt động này cần có các hoạt động đánh giá. Nộidung công tác đánh giá bao gồm:- Lập kế hoạch đánh giá và khuyến khích hoạt động 5S.- Cán bộ đánh giá thường xuyên hoạt động 5S.- Phát động phong trào thi đua giữa các phòng ban về hoạt động 5S.- Trao thưởng định kỳ cho nhóm và cá nhân thực hiện tốt 5S.- Tổ chức tham quan tìm hiểu việc thực hiện 5S ở các đơn vị khác.- Tổ chức các phong trào thi đua 5S giữa các công ty để hoàn thiện hơn.Phương pháp thực hiện 5S hàng ngày:- Tiến hành 5S khoảng 5 phút vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều hàngngày.- Mọi người thực hiện 5S khoảng 10 phút tại nơi làm việc của mình vàothứ sáu hàng tuần (khu vực cá nhân và khu vực chung).- Hàng tháng, thực hiện 5S toàn công ty khoảng 30 phút trong giờ làm việc(khu vực chung như văn phòng, phân xưởng , căn tin, nhà vệ sinh, v.v ).- Mọi người chia sẻ kinh nghiệm thực hiện.- Tạo ra nơi làm việc thuận tiện.- Không ngừng cải tiến môi trường làm việc.Để có thể thực hiện công tác đánh giá 5S tốt, công ty, nhà trường… cần cómột đội ngũ cán bộ đảm nhiệm vai trò là các chuyên gia đánh giá. Các chuyên giađánh giá cần được đào tạo về kỹ năng đánh giá, các yêu cầu của thực hành 5S, cáchthức tiến hành đánh giá, lập báo cáo… Các yêu cầu đối với một chuyên gia đánh giábao gồm:- Hiểu được ý nghĩa và các hoạt động 5S.- Nắm được các nội dung và yêu cầu của thực hành 5S.- Nắm rõ các quy định, nội quy của công ty về hoạt động 5S.- Hiểu được cách thức đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá cho từngkhu vực/bộ phận.Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia đánh giá là lên kế hoạch đánh giá định kỳ, xâydựng các tiêu chí đánh giá cho từng khu vực, phòng ban, chuẩn bị các nguồn lực vàthời gian cần thiết để tiến hành đánh giá. Một trong những phương pháp quan trọngnhất trong đánh giá 5S là sử dụng những hình ảnh trực quan, thông qua việc chụpảnh những khu vực được đánh giá. Đây cũng chính là cách để cung cấp những bằngchứng khách quan khi đưa ra những kết luận, kiến nghị và là cơ sở để theo dõi và sosánh quá trình cải tiến sau này. Bằng cách quan sát và phỏng vấn, các chuyên giađánh giá tập trung vào các nội dung trong tâm như sau:- Ban lãnh đạo công ty và các cán bộ quản lý có hỗ trợ cho chương trình 5Shay không?- Mọi người có tự hào về nơi làm việc của mình hay không?- Nơi làm việc có sạch sẽ và ngăn nắp không?- Nơi làm việc có an toàn không?- Máy móc và thiết bị có được vệ sinh và bảo dưỡng không?- Mọi thứ có được sắp xếp hợp lý để dễ tìm và dễ lấy hay không?- Máy móc và các vật dụng có được đặt ở nơi thuận tiện cho người sử dụngkhông?- Các hồ sơ có được lưu giữ để dễ truy tìm không?- Các đồ vật có đảm bảo sạch sẽ không- Mọi người có làm vệ sinh hàng ngày một cách tự giác không?- Các cán bộ nhân viân có mặc đồng phục/quấn áo sách sẽ, gọn gàng theoquy định hay không?- Mọi người có ý thức về việc tạo và giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của công ty,nhà trường của mình không?Đối với mỗi phòng ban/bộ phận được đánh giá, nhóm chuyên gia đánh giá lậpdanh mục/bảng hỏi đánh giá, thang điểm và cách thức chấm điểm. Cách cho điểmđánh giá thường được quy định theo mức độ áp dụng 5S tại từng bộ phận và kết quảđạt được. Mỗi chuyên giá đánh giá sẽ cho điểm theo danh mục câu hỏi và dựa trênthang điểm đã được thống nhất. Tổng số điểm đạt được tại mỗi phòng ban/bộ phậnđược đánh giá sẽ được so sánh với nhau và với điểm tối đa có thể đạt được. Trên cơsở đó nhóm chuyên gia đánh giá đưa ra những khuyến nghị cải tiến, đề xuất thưởngđối với những đơn thực hiện tốt.Việc thực hiện 5S chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có sự tham gia của tất cả cánbộ nhân viên trong tổ chức. Bí quyết đem lại thành công trong việc huy động nguồnnhân lực cũng là yếu tố tạo nên năng suất và chất lượng.1.11.2. Biểu đồ kiểm soátBiểu đồ kiểm soát được sử dụng nhằm phân biệt những biến động do cácnguyên nhân đặc biệt cần được nhận biết, điều tra và kiểm soát gây ra với nhữngbiến động ngẫu nhiên vốn có của quá trình.Biểu đồ kiểm soát cho thấy sự biến động của các hoạt động và quá trình trongmột khoảng thời gian nhất định. Do đó nó được sử dụng để dự đoán, đánh giá sự ổnđịnh của quá trình; kiểm soát, xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình và để xácđịnh sự cải tiến của một quá trình.Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ kiểm soát:- Bước 1: Xác định đặc tính để áp dụng biểu đồ kiểm soát.- Bước 2: Lựa chọn loại biểu đồ kiểm soát thích hợp.- Bước 3: Quyết định cỡ mẫu và tần số lấy mẫu.- Bước 4: Thu thập và ghi chép dữ liệu hoặc sử dụng các dữ liệu lưu trữtrước đây.- Bước 5: Tính các giá trị thống kê đặc trưng cho mỗi mẫu.- Bước 6: Tính giá trị đường tâm, các đường giới hạn kiểm soát dựa trêncác giá trị thống kê tính từ các mẫu.- Bước 7: Thiết lập biểu đồ và đánh dấu trên biểu đồ các giá trị thống kêmẫu.- Bước 8: Kiểm tra trên biểu đồ đối với các điểm ở ngoài giới hạn kiểmsoát và đối với các dấu hiệu bất thường vượt khỏi tầm kiểm soát.- Bước 9: Ra quyết định.

Tài liệu liên quan

  • Báo cáo chuyến đi thực tế Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Đà Nẵng – Đồng Hới – Quê Bác – Vinh – Hà Nội Báo cáo chuyến đi thực tế Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Đà Nẵng – Đồng Hới – Quê Bác – Vinh – Hà Nội
    • 8
    • 29
    • 422
  • Báo cáo chuyên đề thực tập DA CHINH SUA Báo cáo chuyên đề thực tập DA CHINH SUA
    • 67
    • 883
    • 3
  • Tài liệu Báo cáo chuyên đề: Thực trạng tội phạm ma túy docx Tài liệu Báo cáo chuyên đề: Thực trạng tội phạm ma túy docx
    • 23
    • 2
    • 23
  • Tài liệu Báo cáo Tài liệu Báo cáo " Vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia " doc
    • 6
    • 681
    • 4
  • báo cáo chuyên đề thực tập  trạm mai động báo cáo chuyên đề thực tập trạm mai động
    • 47
    • 575
    • 0
  • báo cáo chuyên đề thực hành dịch tễ học bệnh quai bị báo cáo chuyên đề thực hành dịch tễ học bệnh quai bị
    • 47
    • 1
    • 1
  • Báo cáo chuyên đề môn kinh tế tài nguyên Báo cáo chuyên đề môn kinh tế tài nguyên
    • 18
    • 802
    • 0
  • BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN 5S TẠI PHÒNG F1.02 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN 5S TẠI PHÒNG F1.02
    • 94
    • 6
    • 15
  • Báo cáo chuyên đề thực phẩm biến đổi gen Báo cáo chuyên đề thực phẩm biến đổi gen
    • 25
    • 1
    • 6
  • Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp về đề tài kế toán vốn bằng tiền tại Xí nghiệp Xây lắp 12 thuộc Cty CP Xây Dựng Giao Thông TT Huế Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp về đề tài kế toán vốn bằng tiền tại Xí nghiệp Xây lắp 12 thuộc Cty CP Xây Dựng Giao Thông TT Huế
    • 57
    • 642
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(8.03 MB - 94 trang) - BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN 5S TẠI PHÒNG F1.02 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Form Báo Cáo 5s