Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu Khoa Học Công Nghệ

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ: Đánh giá tình hình sốt rét, thành phần loài và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét, sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu khu vực thủy điện sông sê san và krông pa liên quan đến bệnh sốt rét tại tỉnh Gia Lai

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, khu vực miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) là vùng có sốt rét lưu hành cao nhất toàn quốc: hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm gần 50%, ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) chiếm 75%, số bệnh nhân sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét chiếm trên 80% tổng số của cả nước.

Tỉnh Gia Lai là trọng điểm sốt rét của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, phần lớn các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực thủy điện thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng. Việc làm nhiều công trình thủy điện đã làm cho diện mạo cảnh quan thay đổi, điều này tất yếu tác động đến các quần thể muỗi Anopheles ở đây, dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tình hình mắc sốt rét trong các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực; cho đến nay, với thực tế có công trình thủy điện đang thi công và nhiều công trình thủy điện đã hoàn thành cả chục năm nay. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về bệnh sốt rét nói chung và muỗi truyền sốt rét nói riêng ở đây. Theo số liệu thống kê năm 2012 so với cùng kỳ 2011, BNSR tỉnh Gia Lai tăng 31,67% (4.794/3.641), KSTSR tăng 42.71% (4.167/2.920) tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Pa, Konchro, Đức Cơ, Chưprông, Iagrai là các vùng có liên quan đến thủy điện, thủy lợi.

Trong bối cảnh này, nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về muỗi truyền sốt rét, đánh giá nguy cơ cũng như mức độ lưu hành và đề xuất những biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét thích hợp cho các đối tượng nguy cơ, giúp phối hợp tốt giữa việc xây dựng thủy lợi, thủy điện, phát triển kinh tế với phòng chống sốt rét (PCSR), bảo vệ sức khỏe cho người dân trong khu vực. Việc nghiên cứu muỗi truyền bệnh sốt rét và tình hình mắc sốt rét trong các cộng đồng dân cư sinh sống tại các khu vực thủy điện và thủy lợi, không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa lý thuyết cơ bản về biến động các quần thể muỗi Anopheles mà còn nhằm có những cơ sở khoa học chính xác để có đề xuất các biện pháp PCSR hữu hiệu cho các cộng đồng dân cư sinh sống ở đây, cũng như ở những vùng có điều kiện môi trường tương tự.

Đề tài “Đánh giá tình hình sốt rét, thành phần loài và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét, sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu khu vực thủy điện sông Sê San và Krông Pa liên quan đến bệnh sốt rét tại tỉnh Gia Lai” được thực hiện với các mục tiêu:

1) Đánh giá tình hình sốt rét và các chỉ số sốt rét hiện mắc ở cộng đồng dân cư thuộc khu vực thủy điện sông Sê San và Krông Pa.

2) Xác định thành phần loài và vai trò truyền bệnh của véc tơ truyền bệnh sốt rét tại hồ thủy điện sông Sê San và Krông Pa.

3) Đánh giá sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu của khu vực hồ thủy điện liên quan đến bệnh sốt rét tại địa phương.

Dưới đây là chi tiết nội dung của báo cáo nghiên cứu khoa học này:

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Từ khóa » đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Bệnh Sốt Rét