Báo Chí Hỗ Trợ Ngăn Chặn Phá Rừng Bất Hợp Pháp
Có thể bạn quan tâm
“Các thân gỗ lớn nằm ngổn ngang la liệt, nhựa ứa và lá xanh nát nhừ ngay trước mắt chúng tôi”. “Ven đường xuất hiện những cây gỗ dổi đường kính lên tới 1m, dài hàng chục mét vừa mới bị lâm tặc cưa đổ, lá còn tươi nguyên, những vết cắt của cưa máy đỏ au.” – nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao Động) viết trong một bài báo về thực trạng phá rừng ở Kon Tum.
Các bằng chứng về tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và câu chuyện đằng sau nạn phá rừng ở Việt Nam như vậy đã được được khai thác từ chuyến điều tra thực địa do Trung tâm Con người và Thiên niên (PanNature) tổ chức, trong khuôn khổ dự án Tiếng nói vì rừng Mê Kông (Voices for Mekong Forests – V4MF).
Hoàng Văn Chiên, cán bộ truyền thông của PanNature, trong chuyến điều tra với các nhà báo tại tỉnh Kon Tum, nơi ghi nhận các bằng chứng về khai thác gỗ lậu.
V4MF là một dự án 5 năm do Liên minh châu Âu tài trợ. Dự án có mục tiêu tăng cường vai trò của các chủ thể ngoài nhà nước như các tổ chức xã hội, người dân bản địa, khu vực tư nhân và các nhóm cộng đồng địa phương nhằm tham gia và thúc đẩy quản trị rừng ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Dự án này hỗ trợ cho sáng kiến Thực thi Lâm Luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và chương trình Giảm phát thải từ Phá rừng và suy thoái rừng (REDD +) của Liên Hợp Quốc.
Tại Việt Nam, PanNature hiện đang triển khai chương trình nâng cao năng lực của các phóng viên trong điều tra về tình trạng quản trị rừng và ghi nhận các điểm yếu trong thực thi cũng như trong chính sách lâm nghiệp nhằm thông tin tới công chúng cũng như các cơ quan hữu trách. Hoạt động này được triển khai dựa trên thực tế rằng các phóng viên thường có ít cơ hội được nâng cao kiến thức về quản trị rừng cũng như nghiệp vụ điều tra thông qua các hoạt động điều tra thực tế được tổ chức như vậy.
Trong giai đoạn 2 năm đầu thực hiện dự án (2018-2019), PanNature đã tổ chức 04 chuyến điều tra về quản trị rừng cho khoảng 20 nhà báo. Sau các chuyến điều tra, 40 bài báo về các vấn đề trong quản trị rừng đã được xuất bản, cung cấp thông tin và thúc đẩy hành động của các cơ quan chức năng địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng.
“Rất nhiều vụ phá rừng đã được phát lộ, phản ánh các lỗ hổng và hạn chế trong quản lý và bảo vệ rừng ở Việt Nam”, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, người viết bài báo về tình trạng phá rừng ở Kon Tum cho biết. “PanNature đã hỗ trợ tôi khai thác các đề tài có ý nghĩa xã hội quan trọng, đóng góp tích cực cho cuộc sống của các cộng đồng dân cư”.
Nhà báo Võ Mạnh Hùng với bút danh Hùng Võ, phóng viên của Vietnamplus, sau chuyến điều tra hợp tác cùng PanNature đã xuất bản loạt bài đặc biệt Tội ác dưới tán rừng xanh: Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng gồm 10 bài viết phản ánh một phần thực trạng quản lý, bảo vệ rừng hiện nay ở Việt Nam.
“Thông qua chuyến điều tra thực địa, tôi đã hiểu rõ hơn về hiện trạng rừng Việt Nam, nguyên nhân của nạn phá rừng, những điểm yếu trong thực thi pháp luật ở cấp địa phương và chính sách quốc gia”, phóng viên Hùng Võ chia sẻ.
Dựa trên các thông tin điều tra được phản ánh trên báo chí, chính quyền địa phương đã xử lý các hoạt động khai thác rừng bất hợp pháp, bắt giam và đình chỉ cán bộ kiểm lâm và thắt chặt bảo vệ rừng tại các điểm nóng khai thác trái phép.
Với loạt bài điều tra Tội ác dưới tán rừng xanh: Cửa đóng nhưng ruột vẫn rỗng, nhà báo Hùng Võ đã được vinh danh với 3 giải thưởng báo chí cao quý, bao gồm giải A Giải báo chí Quốc Gia năm 2018, Giải B giải Báo chí Thông tấn xã và Giải C tại Hội báo Toàn quốc Báo chí viết về môi trường và Biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm tác nghiệp từ chuyến đi cũng được phóng viên Hùng Võ chia sẻ trên các kênh truyền hình VTV, VTC và với Hội Nhà báo Việt Nam.
Tổ chức các chuyến điều tra chỉ là một trong những hoạt động mà PanNature thực hiện nhằm thu hút sự tham gia của báo chí vào vấn đề quản trị rừng. Ngoài tổ chức điều tra thực địa, PanNature còn kết nối các nhà báo với các chuyên gia lâm nghiệp nhằm cung cấp thông tin và các thảo luận về quản trị rừng ở Việt Nam thông qua các chương trình “Nhịp cầu báo chí”.
Trong hai năm đầu dự án, PanNature đã tổ chức 3 tọa đàm “nhịp cầu báo chí”, là nơi các nhà báo được cung cấp thông tin và thảo luận với các chủ đề về phục hồi rừng tự nhiên, quản lý rừng cộng đồng và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho các khu rừng đặc dụng.
Các tọa đàm này của PanNature đã thu hút sự tham gia của hơn 70 nhà báo đến từ các cơ quan báo chí trung ương và tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Từ các sự kiện này, khoảng 50 bài báo đã được xuất bản.
Với sự hỗ trợ của V4MF, PanNature sẽ tiếp tục phối hợp với báo chí trong các hoạt động điều tra, các sự kiện kết nối thảo luận về quản trị rừng, về FLEGT, REDD+, chi trả dịch vụ môi trường rừng và Luật Đa dạng sinh học, đang được dự kiến sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
###
Nguyễn Thúy Hằng, PanNature.
Bài viết được xuất bản với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Nội dung bài viết do RECOFTC và PanNature chịu trách nhiệm và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu.
Bài gốc tiếng Anh tại Voices4mekongforests.org
Từ khóa » Tội ác Dưới Những Tán Rừng Xanh
-
Tội ác Dưới Những Tán Rừng Xanh... | Con Người Và Thiên Nhiên
-
Tội ác Dưới Những Tán Rừng Xanh… - Mega Story
-
Tội ác Giữa Những Tán Rừng Xanh - Antv
-
Tội ác Dưới Tán Rừng Xanh… - Corenarm
-
Tội ác Dưới Những Tán Rừng Xanh… – Cửa đóng Nhưng Ruột Vẫn ...
-
Nhà Báo Hùng Võ Và Hành Trình “lật Mặt” Tội ác Dưới Tán Rừng Xanh
-
Giải Báo Chí Quốc Gia Năm 2018: Hành Trình Vạch Trần Tội ác Dưới Tán ...
-
Nhà Báo Hùng Võ Và Hành Trình “lật Mặt” Tội ác Dưới Tán ... - Gia đình
-
Loạt Bài Mega Story "Tội ác... - Liên Minh Đất Rừng Forland | Facebook
-
Chấm Chung Khảo Giải Báo Chí Quốc Gia Lần Thứ XIV, Năm 2019
-
Giải Báo Chí Quốc Gia 2018: Tôn Vinh Những Người Làm Báo Vì Cộng ...
-
Thủ Tướng: Báo Chí Phải Phản ánh Trung Thực Một Việt Nam Năng động
-
Tết Trồng Cây Xuân Tân Sửu - Tổng Cục Môi Trường