Tội ác Dưới Những Tán Rừng Xanh… - Mega Story

Lời tòa soạn

Với vai trò “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng không thể trì hoãn của tất cả các quốc gia. Đặc biệt tại các quốc gia đang phải đối mặt với những cuộc “khủng hoảng trong lâm nghiệp” do hoạt động khai thác rừng ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến thiếu hiệu quả, thậm chí gây nhiều tác động xấu thì việc bảo vệ rừng, nguồn tài nguyên rừng càng đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.

Tại Việt Nam từ cách đây ¼ thế kỷ, vào năm 1993, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ban hành lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên thông qua Chỉ thị 462-TTg về quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ.

Thời kỳ này, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc suy giảm nghiêm trọng và chỉ thị 462 chuyển tải mệnh lệnh: “đóng ngay cửa rừng đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng trên núi đá, rừng nghèo phải khoanh nuôi để xúc tiến tái sinh.”

Tuy nhiên, đến năm 2003 trước tình trạng chặt phá rừng và săn bắt động vật hoang dã đã có biểu hiện ngày càng lan rộng, đặc biệt nghiêm trọng là vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn… cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tiếp tục ban hành Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ phát triển rừng, nhằm chấn chỉnh, khắc phục thiếu sót, yếu kém và lập lại trật tự kỷ cương trong công tác tổ chức quản lý bảo vệ rừng.

Bài mega phá rừng của Hùng VõInfogram

Độ che phủ rừng (%) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến ngày 31/12/2016

Hơn một thập kỷ sau, năm 2014, quyết tâm bảo vệ rừng, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên tại các lâm trường, công ty lâm nghiệp với mục tiêu sau năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2015 với tuyên bố “Tôi yêu cầu dứt khoát đóng cửa rừng.”

Tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, ngày 20/6/2016, một hội nghị quy mô lớn do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chủ trì với nội dung bàn về các giải pháp khôi phục rừng bền vững, tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố “đóng cửa rừng tự nhiên, đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên” và đề nghị nhân dân cùng cơ quan chức năng giám sát nhằm ngăn chặn bằng được đầu ra của nạn phá rừng, khai thác gỗ tự nhiên…

Có thể thấy, trải qua quá trình lịch sử tròn ¼ thế kỷ việc “đóng cửa rừng tự nhiên” đã được nhìn nhận một cách thấu đáo, không dừng lại ở các chỉ thị mang tính chất định hướng mà đã tiến tới luật hóa trong văn bản có hiệu lực cao nhất của ngành lâm nghiệp. Điều này thể hiện sự quan tâm cũng như quyết tâm của Chính phủ Việt Nam mong muốn chấm dứt nạn phá rừng và bảo vệ vốn rừng tự nhiên còn lại.

Vậy nhưng, bất chấp những quyết tâm và mệnh lệnh của Chính phủ, tại nhiều địa phương trên cả nước, tình trạng “phá sơn lâm,” chuyển đổi rừng làm thủy điện, khai thác khoáng sản, khai thác gỗ trái phép…vẫn tiếp diễn phức tạp và gia tăng.

Thậm chí nhiều nơi, rừng tự nhiên còn bị “bốc hơi” nhanh đến ngỡ ngàng, vượt khỏi tầm kiểm soát.

Cùng với việc hàng loạt rừng cây cổ thụ bị xâm hại bởi tình trạng khai thác lâm sản trái pháp luật đã được người dân tố giác hoặc qua sự phanh phui của báo chí….thì những hình ảnh từ vệ tinh qua phần mềm Google Earth cũng cho thấy rừng Việt Nam đã và đang bị tàn phá rất nghiêm trọng. Nhiều khoảnh rừng đã bị mất trắng, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên như các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk…

Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Tổng diện tích rừng hiện có trên toàn quốc là khoảng 14,5 triệu hécta, trong đó có hơn 10,2 hécta rừng tự nhiên và gần 4,2 triệu hécta rừng trồng với độ che phủ toàn quốc 41,45%.

Theo con số này, tổng diện tích rừng có tăng nhẹ so với con số gần 14,4 triệu hécta với độ che phủ 41,19% (năm 2016). Tuy nhiên, xét riêng từng loại rừng, rừng tự nhiên đã giảm 5.726 hécta so với năm 2016.

Các nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, diện tích rừng nguyên sinh đang giảm trầm trọng. Hiện nay, phần lớn rừng tự nhiên còn lại chỉ là rừng nghèo (đối với gỗ, trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha). Nói cách khác, mặc dù diện tích rừng hiện nay có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn đang suy giảm.

Hiện nay, phần lớn rừng tự nhiên còn lại chỉ là rừng nghèo (đối với gỗ, trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha). Nói cách khác, mặc dù diện tích rừng hiện nay có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn đang suy giảm.

Hệ quả của việc “phá sơn lâm,” khai thác lâm sản trái phép trong thời gian qua không chỉ phá vỡ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và điều tiết dòng chảy, mà còn gây ra các mối hiểm họa chết người, thiệt hại kinh tế nặng nề do sạt lở đất, lũ quét ngày càng nghiêm trọng hơn, điển hình là khu vực các tỉnh miền núi cao như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái…

Vậy lý do gì mà thời gian qua “rừng vàng, biển bạc” trên toàn quốc liên tiếp bị lấn chiếm, tàn phá không thương tiếc, khiến nhiều khoảnh rừng bị mất trắng không còn màu xanh trên bản đồ, rồi hàng loạt vụ khai thác lâm sản (cây gỗ cổ thụ, quý hiếm) trái pháp luật vẫn diễn ra với mức độ ngày càng khủng khiếp như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm phóng viên VietnamPlus đã dành nhiều tháng đi thực địa, tiếp cận các “điểm nóng” phá rừng để điều tra, làm việc với các cấp chính quyền, lực lượng chức năng từ địa phương đến Trung ương để tìm ra những “lỗ hổng” của Luật, cũng như bất cập trong việc thực thi quản lý đã tạo ra kẽ hở cho “tội ác” dễ dàng tồn tại ngay dưới những tán rừng xanh trong suốt thời gian dài…/.

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ năm 2012 đến 2017, diện tích rừng mất do chuyển đổi đất rừng làm thủy điện chiếm khoảng 68,2%.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ năm 2012 đến 2017, diện tích rừng mất do chuyển đổi đất rừng làm thủy điện chiếm khoảng 68,2%.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Đột kích sào huyệt các ‘điểm nóng’ phá rừng tự nhiên

Hùng Võ

“Tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng chính là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ an ninh của vùng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương này, mà là an ninh của cả nước.”

“Tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng chính là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ an ninh của vùng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương này, mà là an ninh của cả nước.” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tái khẳng định quyết tâm bảo vệ đại ngàn sau lệnh đóng cửa rừng vào năm 2014, kiên quyết xử lý “tội ác phá rừng,” tại cuộc họp với các tỉnh Tây Nguyên vào đầu tháng 3/2017, vậy nhưng thời gian qua, hàng loạt cánh rừng trên cả nước vẫn tiếp tục bị lấn chiếm, tàn phá nghiêm trọng.

Điều đáng nói là, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép trên không chỉ diễn ra ở các khu vực vùng lõi, mà còn diễn ra phổ biến ở cả nơi được mệnh danh là “giữ rừng tốt nhất của Tây Nguyên” tại tỉnh Kon Tum-khu vực đã được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững về gỗ có kiểm soát đối với rừng tự nhiên tại Việt Nam.

Đầu tháng 4/2018, phóng viên VietnamPlus nhận được thông tin từ một tổ chức nghiên cứu về rừng rằng, hiện nay tình trạng phá rừng đang diễn ra rất khủng khiếp. Nổi bật nhất là các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Bình, Bình Định, khu vực Tây Nguyên, và đặc biệt là tỉnh Quảng Nam-khi lãnh đạo tỉnh này đã phải kêu gọi người dân đứng ra tố giác những kẻ phá rừng…để quyết tâm giữ lấy đại ngàn.

Hành trình tiệm cận điểm nóng phá rừng vô cùng gian nguy của phóng viên. (Ảnh: Vietnam+)
Hành trình tiệm cận điểm nóng phá rừng vô cùng gian nguy của phóng viên. (Ảnh: Vietnam+)

Giữa hàng loạt “điểm nóng” được nhắc đến, chúng tôi đã quyết định chọn Quảng Nam là điểm đến đầu tiên cho hành trình tiệm cận sào huyệt phá rừng tự nhiên.

Giữa hàng loạt “điểm nóng” được nhắc đến, chúng tôi đã quyết định chọn Quảng Nam là điểm đến đầu tiên cho hành trình tiệm cận sào huyệt phá rừng tự nhiên. Trong chuyến đi thực tế dài ngày tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, chúng tôi đã thực sự vô cùng đau xót khi phải chứng kiến cảnh rừng cây cổ thụ nơi đây tan hoang do bị lâm tặc triệt hạ không thương tiếc.

Để có thể tiếp cận được sào huyệt phá rừng này, nhóm phóng viên mất nhiều ngày dò hỏi, nắm bắt tình hình. Đường vào “điểm nóng triệt hạ rừng lim cổ thụ” vô cùng gian nan, nhất là trong sự “bảo vệ” trùng trùng lớp lớp bởi sự phân bổ dày đặc các tai mắt của lâm tặc.

Phải mất hơn hai ngày dò la, tìm kiếm sự trợ giúp, chúng tôi mới gặp được ông T., một người dân có kinh nghiệm đi rừng. Nhưng ngay khi nghe chúng tôi đề cập đến việc dẫn đường vào rừng, ông T., liền từ chối với lý do sợ bị lâm tặc tìm cách trả thù.

Bản thân ông T., trước đây cũng từng là một “lâm tặc,” chuyên vào rừng khai thác lâm sản, nhưng rồi nhìn những cánh rừng bạt ngàn cây cổ thụ ngày càng cạn kiệt, nên nhiều năm nay ông T., đã quyết tâm giải nghệ, hoàn lương bằng nghề hái nấm. Sau nhiều lần thuyết phục và nhờ sự tác động của một số người quen trên địa bàn, cuối cùng ông T., mới chịu đồng ý dẫn chúng tôi vào rừng sau khi đưa ra một loạt các yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt để nhóm phóng viên “tuân theo.”

Để có thể tiếp cận được sào huyệt phá rừng này, nhóm phóng viên mất nhiều ngày dò hỏi, nắm bắt tình hình. (Ảnh: Vietnam+)
Để có thể tiếp cận được sào huyệt phá rừng này, nhóm phóng viên mất nhiều ngày dò hỏi, nắm bắt tình hình. (Ảnh: Vietnam+)

Những gốc lim, sến, kiền kiền …cổ thụ quý hiếm có độ tuổi trên trăm năm mà ông T., nói đến giờ trơ gốc chỉ còn đọng lại những vệt nhựa bầm như máu của cây đầy đau xót…

Trong vai người dân đi hái nấm, những thiết bị ghi hình được giấu kín để đảm bảo an toàn, ngay khi mặt trời vừa “thức giấc,” chúng tôi cả vị dẫn đường là 4 người quyết định khởi hành cuộc thị sát vào sào huyệt phá rừng tự nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, chấp nhận hiểm nguy đang rình rập trước mắt.

Trên đường đi, từ những câu chuyện của ông T., kể về khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh và thực tế nhìn thấy, chúng tôi đã thực sự được nhìn thấy, sờ thấy sự tàn phá của lâm tặc nhiều năm qua. Những gốc lim, sến, kiền kiền …cổ thụ quý hiếm có độ tuổi trên trăm năm mà ông T., nói đến giờ trơ gốc chỉ còn đọng lại những vệt nhựa bầm như máu của cây đầy đau xót…

Nhịp độ phá rừng lại diễn ra đều đặn “như cơm bữa” tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tại tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)
Nhịp độ phá rừng lại diễn ra đều đặn “như cơm bữa” tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tại tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)

Ông T., cho biết khu vực này đã bị lâm tặc xâm hại cách đây đã khá lâu. Còn bây giờ muốn thấy “máu đại ngàn” thì phải đi sâu vào trong vùng lõi.

Sau hơn một giờ di chuyển bằng thuyền theo dòng sông Thanh, chúng tôi bắt đầu tiếp cận vùng rìa Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh với những gốc lim cổ thụ bị đốn hạ nay đã khô mục. Ông T., cho biết khu vực này đã bị lâm tặc xâm hại cách đây đã khá lâu. Còn bây giờ muốn thấy “máu đại ngàn” thì phải đi sâu vào trong vùng lõi.

Theo chân người dẫn đường, chúng tôi tiếp tục đi bộ khoảng vài tiếng vào sâu trong rừng. Trên đường đi, chúng tôi phát hiện một khu vực rộng lớn với những vạt rừng đã bị triệt hạ. Tại đây có hàng loạt gốc cây gỗ lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có đường kính từ 2-3 người ôm bị lâm tặc cưa xẻ lấy gỗ chỉ còn trơ lại phần gốc.

Một gốc cây lim xanh cổ thụ bị chặt hạ, phần gốc vẫn còn tươi. (Ảnh: Vietnam+)
Một gốc cây lim xanh cổ thụ bị chặt hạ, phần gốc vẫn còn tươi. (Ảnh: Vietnam+)

Hàng loạt gốc cây gỗ lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có đường kính từ 2-3 người ôm bị lâm tặc cưa xẻ lấy gỗ chỉ còn trơ lại phần gốc.

Đi tiếp một đoạn, chúng tôi bắt gặp 2 cây lim bị đốn hạ từ lâu nhưng lâm tặc mới tiến hành cưa xẻ để lấy gỗ, vết cưa còn rất mới. Ngoài những đoạn gỗ lớn đã được vận chuyển ra khỏi rừng, hiện trường còn lại những khúc gỗ đường kính gần 1 mét, những bìa gỗ, các nhánh cây, vỏ gỗ cây bị lâm tặc vứt bỏ lại nằm ngổn ngang.

Trước đó, tại khu vực rừng phòng hộ ở sông Kôn nơi giáp ranh giữa 2 xã Jơ Ngây và xã Za Hung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Na, khoảng 33 cây gỗ quý cũng đã bị lâm tặc chặt hạ, lượng gỗ thiệt hại hơn 45 m3 (từ nhóm III đến nhóm VII).

Nhận thấy “làn sóng” phá rừng quá nhức nhối trên địa bàn, mới đây, ông Lê Trí Thanh-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phải viết “tâm thư” gửi lượng kiểm lâm và ban quản lý rừng trên địa bàn, với những chỉ trích: “Gỗ to như thế, bị chặt hạ bằng cưa máy, kéo ra khỏi rừng thành lối mòn, rồi chở đi bằng cách nào, tập kết ở đâu, bán cho ai-người dân địa phương đều biết, mà các đồng chí lại không biết, hoặc biết mà không nói, nói mà không làm, làm mà không tận gốc…”

Thiệt hại rừngInfogram

Thống kê thiệt hại rừng từ năm 2006 tới tháng 5/2018

“Với lương tâm và lòng tự trọng cao nhất, tôi muốn các đồng chí hãy dũng cảm đối mặt với sự thật để trả lời những câu hỏi đó. Và hơn thế nữa, mỗi đồng chí hãy góp một tiếng nói để chúng ta cùng cải tổ triệt để công tác quản lý bảo vệ rừng, để rừng không mất đi và niềm tin còn ở lại…”- Phó Chủ tịch Lê Trí Thanh kêu gọi.

Không chỉ viết “tâm thư,” ông Thanh còn ký công văn yêu cầu triển khai một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Trong đó nhấn mạnh việc khẩn trương hoàn thành hồ sơ, khởi tố các vụ án phá rừng, hủy hoại rừng, khởi tố bị can, và đề nghị truy tố ở mức độ có tính răn đe cao, phù hợp với quy định pháp luật.

Một gốc cây cổ thị bị lâm tặc chặt hạ, cưa xẻ chưa kịp tẩu tán ra khỏi rừng xanh.(Nguồn: Vietnam+)
Một gốc cây cổ thị bị lâm tặc chặt hạ, cưa xẻ chưa kịp tẩu tán ra khỏi rừng xanh.(Nguồn: Vietnam+)

Trong khi rừng đại ngàn tại Quang Nam còn chưa yên, thì tại Tây Nguyên, nhịp độ phá rừng lại diễn ra đều đặn “như cơm bữa” ở cả nơi được đánh giá là giữ rừng tốt nhất tại tỉnh Kon Tum. Hàng ngày, lâm tặc cùng các phương tiện khai thác gỗ trái phép vẫn vô tư vào rừng chặt hạ cây cổ thụ rồi tẩu tán ra khỏi lâm trường, trước sự “bất lực” của chủ rừng và các cấp chính quyền, lực lượng chức năng.

Những ngày đầu tháng 7, bầu trời Tây Nguyên lúc nào cũng trực mưa ầm ào, vậy mà, những khu rừng nơi đây vẫn bị quấy phá liên hồi bởi tiếng cưa xăng và xe chế độ gầm rú. Nhức nhối nhất là sào huyệt phá rừng tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, nằm trên khu vực giáp ranh giữa ba huyện Đắk Tô, Ngọc Hồi và Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum.

Lâm tặc cùng các phương tiện khai thác gỗ trái phép tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô. (Ảnh: Vietnam+)
Lâm tặc cùng các phương tiện khai thác gỗ trái phép tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô. (Ảnh: Vietnam+)

Hàng ngày, lâm tặc cùng các phương tiện khai thác gỗ trái phép vẫn vô tư vào rừng chặt hạ cây cổ thụ rồi tẩu tán ra khỏi lâm trường, trước sự “bất lực” của chủ rừng và các cấp chính quyền, lực lượng chức năng.

Điều đáng nói là, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô lại là đơn vị đầu tiên nhận được Chứng chỉ quản lý rừng bền vững về gỗ có kiểm soát đối với rừng tự nhiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, nơi được xem là giữ rừng tốt nhất Tây Nguyên này lại đang ngày đêm bị lâm tặc tàn phá không thương tiếc.

Bám theo con đường mòn trơn trượt và dốc thẳng đứng, nhóm phóng viên VietnamPlus được hai cán bộ của Đội Bảo vệ và Khai thác rừng tác động thấp thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, chở vào rừng bằng chính những chiếc xe chế độ tịch thu của lâm tặc.

Chỉ chừng 30 phút sau, ngay ven đường đã xuất hiện 2 cây dổi đường kính lên tới 1m, dài hàng chục mét vừa bị lâm tặc cưa đổ, lá còn tươi nguyên, những vết cắt mới đỏ au. Kế đó là rất nhiều cây dổi khác cũng đã bị xẻ thành phách, đang chờ được vận chuyển ra bìa rừng cùng ngổn ngang các ngọn, cành cây bị bỏ lại.

Hiện trường sót lại dưới một gốc cây cổ thụ vừa bị lâm tặc đốn hạ tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô. (Ảnh: Vietnam+)
Hiện trường sót lại dưới một gốc cây cổ thụ vừa bị lâm tặc đốn hạ tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô. (Ảnh: Vietnam+)

Nơi được xem là giữ rừng tốt nhất Tây Nguyên lại đang ngày đêm bị lâm tặc tàn phá không thương tiếc.

Tiếp tục đi vào trong rừng thêm 10km, dọc đường với hàng trăm lối mở chỉ đủ để xe máy đi được, người dẫn đường cho biết tất cả những lối mở này đều là những người phá rừng họ làm để tiện vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Xung quanh con đường độc đạo xuyên vào rừng tiếng cưa máy vang vọng như muốn xé toang cả núi rừng.

Càng đi sâu vao khu vực giáp ranh giữa các huyện Đắk Tô, Ngọc Hồi thì tình trạng rừng bị phá diễn ra rầm rộ hơn. Lâm tặc đã dùng trâu kéo gỗ qua những đoạn đường dễ, nơi khó khăn vực sâu thì dùng máy tời kéo lên. Xung quanh, rất nhiều cây thông nàng có đường kính từ 2-3 người ôm mới bị cưa đổ được ngụy trang bằng những cành cây khô để che mắt chủ rừng đã bị nhóm phóng viên phát hiện.

Một gốc cây cổ thụ bị đốn hạ từ lâu nhưng lâm tặc mới tiến hành cưa xẻ để lấy gỗ, vết cưa còn rất mới. (Ảnh: Vietnam+)
Một gốc cây cổ thụ bị đốn hạ từ lâu nhưng lâm tặc mới tiến hành cưa xẻ để lấy gỗ, vết cưa còn rất mới. (Ảnh: Vietnam+)

Chỉ trong một buổi sáng “đột kích” vào sào huyệt phá rừng thuộc lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô quản lý, chúng tôi đã phát hiện ra hàng chục gốc cây cổ thụ (đa phần là cây dổi, thông nàng, re…) đã bị chặt hạ không thương tiếc, nhiều cây vừa bị chặt, gốc còn “chảy máu.”

Sau nhiều giờ len lỏi trong rừng, chứng kiến cảnh tượng tan hoang ngay dưới tán rừng xanh, những cơn mưa chiều nặng hạt bắt đầu trút xuống cũng là lúc chúng tôi nhanh chóng rời khỏi rừng. Trên đường ra, tiếng máy cưa vẫn vang vẳng, tiếng xe máy chế độ gầm rú đã khiến đại ngàn không còn những tiếng chim kêu, vượn hót như vốn có của nó.

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus ngay tại cửa rừng, ông Nguyễn Xuân Đường, Đội phó Đội Bảo vệ và Khai thác rừng tác động thấp thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô thừa nhận, tình trạng khai thác lâm sản trái phép ngay trong lâm phần do công ty quản lý bấy lâu nay đang diễn ra rất phức tạp, và phía công ty cũng đang gặp “bế tắc” trong việc ngăn chặn, xử lý.

“Hàng ngày, các đối tượng vận chuyển gỗ bằng xe máy độ chế và bằng nhiều con đường khác nhau nên việc kiểm soát rất khó khăn. Họ (lâm tặc) vào rừng vào ban ngày, nhưng mọi hoạt động lại diễn ra vào ban đêm nên rất khó bắt giữ họ. Khi gặp mình là họ bỏ gỗ chạy vào rừng ngay,” ông Đường giãi bày.

Ông Nguyễn Văn Tiến-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum: “Quản lý như thế chỉ ăn tốn cơm nhà nước”. (Ảnh: Vietnam+)
Ông Nguyễn Văn Tiến-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum: “Quản lý như thế chỉ ăn tốn cơm nhà nước”. (Ảnh: Vietnam+)

Ông Đường cũng cho biết, từ khi thành lập vào tháng 8/2017 đến nay, đội đã phát hiện 7 vụ khai thác gỗ trái phép, trong đó từ đầu năm 2018 đến nay phát hiện 3 vụ. Thông thường đội chỉ kiểm soát tốt ở vị trí gần, còn ở xa đường khó đi nên rất khó.

Kiểm soát tốt ở vị trí gần, vậy tại sao nhiều cây gỗ ven đường liên tiếp bị chặt hạ, mà công ty này vẫn không hề phát hiện, cho đến khi phóng viên “khai quật”? Ông Đường lý giải: “Những cây không phát hiện được, một là chặt mới, hai là mùa mưa đi lại khó khăn nên anh em chưa đi tới. Chúng tôi đi tuần mỗi tuần hai lần, có thể những khoảng giữa ngắt quãng đó, lâm tặc nó tận dụng cơ hội vào rừng khai thác.”

Tiếp tục làm việc với ông Vũ Văn Cương, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô về thực trạng quản lý lâm phần, vị này lại viện dẫn cái khó của “người làm chủ” rằng: “Từ cuối năm 2017 đến nay, tình trạng khai thác lâm sản trái phép tại khu vực lâm phần của công ty quản lý diễn ra rất phức tạp, phía công ty cũng đã làm nhiều biện pháp nhưng chỉ hạn chế thôi chứ không ngăn chặn được tuyệt đối.”

Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, nhưng thực tế là đây...(Ảnh: Vietnam+)
Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, nhưng thực tế là đây…(Ảnh: Vietnam+)

Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 257 vụ vi phạm lâm luật, đến nay đã khởi tố 6 vụ và xử lý vi phạm hành chính 251 vụ.

Khi được hỏi về đường đi của gỗ, vị Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, liền từ chối trả lời với lý do “vai trò của công ty không trả lời được.” Dù vậy, vị này cũng khẳng định “chúng tôi cam đoan không có chuyện mở cửa, tiếp tay cho lâm tặc vào rừng khai thác gỗ trái phép.”

“Để mất rừng trách nhiệm đầu tiên là bà con, vì công ty đã giao khoán cho 49 cộng đồng nhận khoán 11.600ha. Thứ hai là chủ rừng, mình không từ chối trách nhiệm, rồi đến các chính quyền địa phương các cấp và lực lượng chức năng có hệ thống tổ chức như kiểm lâm, công an và các hệ thống chính trị khác. Còn riêng chúng tôi đã làm mọi biện pháp để ngăn chặn rồi,” Phó giám đốc phụ trách về bảo vệ rừng Vũ Văn Cương.

Trước làn sóng phá rừng, ông Lê Trí Thanh-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phải viết “tâm thư” gửi lực lượng kiểm lâm và các ban quản lý rừng trên để bàn để nhắc nhở, yêu cầu ngăn chặn vấn nạn “xẻ thịt đại ngàn”. (Ảnh: Vietnam+)
Trước làn sóng phá rừng, ông Lê Trí Thanh-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phải viết “tâm thư” gửi lực lượng kiểm lâm và các ban quản lý rừng trên để bàn để nhắc nhở, yêu cầu ngăn chặn vấn nạn “xẻ thịt đại ngàn”. (Ảnh: Vietnam+)

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của phóng viên VietnamPlus về việc tại sao gỗ rừng do công ty quản lý lại dễ dàng tuồn ra ngoài như vậy, liệu có gì “bất thường”?

Ông Nguyễn Văn Tiến-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum: “Trong luật quy định chủ rừng như chủ nhà, gỗ ngay ven đường không phát hiện thì nói chung là có vấn đề, có vi phạm mà không báo cáo là sai.”

“Nếu thấy cưa máy mà về không có động thái gì thì ông ở đó làm gì, làm như thế chỉ ăn tốn cơm nhà nước, ông nằm trong tổ công tác liên ngành mà không có thông tin phản hồi gì là thiếu tinh thần trách nhiệm, chúng tôi sẽ làm việc rõ với đơn vị chủ rừng,” ông Tiến khẳng định.

Video đột kích sào huyệt phá rừng được coi là “an toàn nhất Tây Nguyên”. (Vietnam+)

Không chỉ quy trách nhiệm trực tiếp cho chủ rừng, ông Tiến còn cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 257 vụ vi phạm lâm luật, đến nay đã khởi tố 6 vụ và xử lý vi phạm hành chính 251 vụ. Trong đó, Đắk Tô là một trong những huyện “điểm nóng” phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.

“Thời gian qua, chúng tôi cũng đã nhiều lần truy quét, đặc biệt đợt vừa rồi phía Công ty Đăk Tô đã kéo 84m3 gỗ không rõ nguồn gốc ra khỏi rừng, nhưng không hề báo cáo với cơ quan chức năng. Hiện tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo sở nông nghiệp thành lập đoàn kiểm tra tất cả các công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị này, công an cũng đang điều tra, xử lý,” ông Tiến nói thêm./.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 257 vụ vi phạm lâm luật, đến nay đã khởi tố 6 vụ và xử lý vi phạm hành chính 251 vụ. (Ảnh: Vietnam+)
Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 257 vụ vi phạm lâm luật, đến nay đã khởi tố 6 vụ và xử lý vi phạm hành chính 251 vụ. (Ảnh: Vietnam+)

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng để…phá

Hùng Võ

Thay vì bảo vệ, chính cộng đồng nơi đây lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép.

Trong hành trình đột kích sào huyệt các “điểm nóng” phá rừng tự nhiên từ Quảng Nam lên tỉnh Kon Tum, nhóm phóng viên VietnamPlus đã liên tiếp chứng kiến cảnh nhiều cánh rừng tự nhiên bạt ngàn cây cổ thụ ven quốc lộ 24 và đường Trường Sơn Đông đang bị lấn chiếm, chặt phá lấy gỗ quý và làm nương rẫy.

Điều đáng nói là, những khu rừng này phần lớn đã được giao cho cộng đồng quản lý và bảo vệ để hưởng tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vậy mà, thay vì bảo vệ, chính cộng đồng nơi đây lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép.

Video người nhận tiền bảo vệ rừng lại ngang nhiên phá rừng, khai thác gỗ.(Vietnam+)

TRỚ TRÊU THỰC CẢNH NGƯỜI NHẬN TIỀN BẢO VỆ RỪNG LẠI…PHÁ RỪNG

Theo chia sẻ của người dân xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng làm nương rẫy tại đây diễn ra rầm rộ từ năm 2014. Thông thường, những cây gỗ lớn, nhỏ trong một khu rừng đều bị chặt hạ, một thời gian sau gốc khô, người dân sẽ đốt thành “bãi đất cháy” để làm rẫy trồng mỳ (sẵn).

Tuy nhiên, những năm gần đây, bà con thường đốt rừng trước khi mùa mưa đến nên những gốc cây gỗ lớn không bị cháy hết vẫn còn ngổn ngang. Hiện những “đồi sắn lấn chiếm rừng” đã cao chừng nửa mét nhưng vẫn chưa thể phủ hết được “xác” của hàng vạn gốc cây cổ thụ đã bị đốn hạ.

Ghi nhận của nhóm phóng viên vào ngày 4/7/2018 cho thấy, nhiều khu rừng bạt ngàn cây xanh vẫn đang tiếp tục bị đốn hạ, tiếng cưa máy xẻ gỗ gầm vang. Xung quanh quốc lộ 24 và đường Trường Sơn Đông, lửa nhanh chóng bùng lên thiêu rụi những khoảnh rừng cổ thụ, thay vào đó là những đồi sắn thưa thớt mọc lên.

Mặc dù đã nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhưng thay vì bảo vệ, chính cộng đồng lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép. (Ảnh: Vietnam+)
Mặc dù đã nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhưng thay vì bảo vệ, chính cộng đồng lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép. (Ảnh: Vietnam+)

Thông thường, những cây gỗ lớn, nhỏ trong một khu rừng đều bị chặt hạ, một thời gian sau gốc khô, người dân sẽ đốt thành “bãi đất cháy” để làm rẫy trồng mỳ (sẵn).

Ngay sau khi ghi nhận tình hình thực tế, nhóm phóng viên đã thông tin với chính quyền địa phương. Chia sẻ với chúng tôi, ông Bùi Văn Vinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiếu cho biết, diện tích rừng tự nhiên của xã hiện có 15 nghìn hécta, giáp với hai tỉnh Gia Lai và Quảng Ngãi. Trong đó, xã Hiếu được giao quản lý 3.000 hécta. Cũng vì diện tích lớn nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Lý do công tác quản lý gặp khó, được ông Vinh lý giải là do tập tục canh tác của người dân. Mặt khác, lực lượng tham gia bảo vệ rừng tại xã Hiếu cũng còn “mỏng,” chỉ có khoảng 10 người, trong đó lâm trường có 7 người, kiểm lâm địa bàn 1, còn lại là dân quân và công an xã, nên công tác giám sát, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm rừng, phát rừng làm nương rẫy vẫn còn đó những “lỗ hổng.”

Về việc phá rừng lấy gỗ, ông Vinh cho biết, người dân ở đây có cưa xẻ gỗ trong mùa làm nhà, làm kho lúa, sửa chuồng trâu, còn bình thường chỉ làm rẫy. Khi phát hiện vi phạm, chính quyền cũng đã đưa ra công đồng xử lý, có trường hợp đã răn đe chuyển hồ sơ về cơ quan chức năng để làm việc.

Hiện trường một vụ phá rừng tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trong tháng 7/2018. (Ảnh: Vietnam+)
Hiện trường một vụ phá rừng tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trong tháng 7/2018. (Ảnh: Vietnam+)

Nếu diện tích dân đang canh tác mà nhà nước thu hồi sẽ dẫn đến tiêu cực ngay, đã có trường hợp tự tử rồi. Ở đây dân họ nghĩ tiêu cực lắm, nên nhiều khi chính quyền cũng không dám làm căng,” Bùi Văn Vinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiếu nói.

“Trên địa bàn có quy chế phối hợp, không riêng gì diện tích của ai cả, đó là nhiệm vụ chính trị chung. Tuy nhiên, nếu diện tích dân đang canh tác mà nhà nước thu hồi sẽ dẫn đến tiêu cực ngay, đã có trường hợp tự tử rồi. Ở đây dân họ nghĩ tiêu cực lắm, nên nhiều khi chính quyền cũng không dám làm căng,” Bùi Văn Vinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiếu nói.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiếu cũng thừa nhận, cuộc sống của bà con trên địa bàn chủ yếu sống dựa vào nương rẫy, nhưng lấy gỗ làm nhà cũng là việc nan giải tác động đến rừng. “Vừa rồi rà soát có 12/799 hộ (hộ nghèo chiếm 58%) không có khả năng làm nhà nên xin gỗ, còn một số thì khai thác gỗ là để làm kho đựng lúa.”

Tiếp lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Bí thư Đảng ủy xã Hiếu, cho biết quan niệm của người dân địa phương là phát rẫy cũ, và họ phát rẫy sẽ không hạ hết cây, đến khi canh tác đất bạc màu họ quay lại hạ nốt cây to rồi đốt lấy mùn canh tác tiếp. Thời gian canh tác nương rẫy được hai năm lại bỏ.

Nhiều cây cổ thụ bị chặt hạ, cưa xẻ ngổn ngang trong cánh rừng đã được giao cho cộng đồng bảo vệ. (Ảnh: Vietnam+)
Nhiều cây cổ thụ bị chặt hạ, cưa xẻ ngổn ngang trong cánh rừng đã được giao cho cộng đồng bảo vệ. (Ảnh: Vietnam+)

Bí thư Đảng ủy xã Hiếu, cho biết quan niệm của người dân địa phương là phát rẫy cũ, và họ phát rẫy sẽ không hạ hết cây, đến khi canh tác đất bạc màu họ quay lại hạ nốt cây to rồi đốt lấy mùn canh tác tiếp.

“Họ chặt phá như thế là họ sai, trước đây phát ít, nhưng mấy năm gần đây tự nhiên giá mỳ nâng lên cao nên họ làm khá nhiều. Tuy nhiên, ở góc độ chính quyền, nếu phát hiện vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý, không chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (tiền giao khoán, nhận chăm sóc, bảo vệ rừng),” bà Tuyền nói thêm.

THIẾU GỖ THÌ CỨ VÀO RỪNG MÀ CHẶT LẤY THÔI!

Sau cuộc trao đổi, nhóm phóng viên VietnamPlus đề nghị lãnh đạo xã Hiếu cùng đi kiểm tra đột xuất một số khu rừng trên địa bàn đã được tỉnh Kon Tum giao cho chính quyền xã Hiếu quản lý. Lần này, dù đích thân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã dẫn đường, chọn điểm, nhưng hoạt động phá rừng trên địa bàn vẫn tiếp tục diễn ra.

Cách Uỷ ban Nhân dân xã Hiếu vài cây số, từ quốc lộ 24 rẽ vào đường Trường Sơn Đông, hai bên đường, rừng tự nhiên cơ bản đã bị phá sạch. Theo người đứng đầu xã Hiếu, khu vực rừng này đã giao cho người dân thôn Vi Glơng quản lý, bảo vệ.

Khu rừng này giao cho cộng đồng bảo vệ, nhưng hàng ngày vẫn bị chặt phá. (Ảnh: Vietnam+)
Khu rừng này giao cho cộng đồng bảo vệ, nhưng hàng ngày vẫn bị chặt phá. (Ảnh: Vietnam+)

Lẽ nào vì rừng đã được chính quyền giao cho cộng đồng thôn quản lý, bảo vệ nên người dân nơi đây “có quyền” cầm cưa và kéo nhau vào rừng của mình để phá rừng, khai thác gỗ, xẻ gỗ đưa về làm nhà, làm kho đựng lúa, làm chuồng trâu…?

Khi câu hỏi trên chưa có câu trả lời, thì ngay sát ven đường, một kho đựng lúa kiên cố như căn nhà, xung quanh được che chắn bằng những tấm gỗ lớn tiếp tục được dựng lên. Cách đó không xa, nhiều người khác vẫn đang tiếp tục chuyển hàng chục tấm gỗ lớn vừa mới cưa xẻ từ trong rừng ra để hoàn thiện “căn nhà đựng lúa” này.

Trao đổi với chủ nhân của “căn nhà đựng lúa,” anh A Sót, thôn Vi Glơng cho biết gia đình đã bắt đầu dựng được gần một tuần, toàn bộ gỗ được xẻ trong khu rừng thuộc rừng 30a và không xin phép ai cả, “thiếu gỗ cứ vào rừng mà chặt lấy thôi,” anh A Sót thản nhiên cho biết.

Nhiều cánh rừng tự nhiên bạt ngày cây cổ thụ ven quốc lộ 24 và đường Trường Sơn Đông thuộc tỉnh Kon Tum đang bị người dân lấn chiếm, chặt phá, đốt cháy làm nương rẫy, canh thác tự do. (Ảnh: Vietnam+)
Nhiều cánh rừng tự nhiên bạt ngày cây cổ thụ ven quốc lộ 24 và đường Trường Sơn Đông thuộc tỉnh Kon Tum đang bị người dân lấn chiếm, chặt phá, đốt cháy làm nương rẫy, canh thác tự do. (Ảnh: Vietnam+)

Chủ nhân của “căn nhà đựng lúa,” anh A Sót, thôn Vi Glơng cho biết gia đình đã bắt đầu dựng được gần một tuần, toàn bộ gỗ được xẻ trong khu rừng thuộc rừng 30a và không xin phép ai cả, “thiếu gỗ cứ vào rừng mà chặt lấy thôi,”

Chưa hết ngạc nhiên trước phát biểu của chủ nhà kho đựng lúa, chúng tội lại nghe tiếng cưa máy xẻ gỗ gầm vang lên khắp khu rừng rộng lớn. Ngay lập tức, ông Bùi Văn Vinh-Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiếu gọi điện cho cán bộ lâm trường yêu cầu người dân tắt máy cưa gỗ, nhưng không hiểu vì lý do gì tiếng cưa máy vang lên quanh thôn Vi Glơng lại nhiều thêm.

Khoảng 10 phút sau, cán bộ lâm trường đến, vừa đi vừa gọi điện cho ai đó nhưng tiếng cưa máy vẫn không dứt. Theo chân cán bộ này, phóng viên đã ghi lại cảnh cộng đồng đang dùng cưa máy xẻ gỗ, có ít nhất là 3 nhóm. Khi lãnh đạo xã yêu cầu cán bộ lâm trường tịch thu cưa máy, nhóm người xẻ gỗ quyết không đưa cưa và xin được bỏ qua. “Có gì thông cảm cho bọn em, đây là gỗ tạp, bọn em mới cưa 4-5 cây, nhà cửa bị xuống cấp quá, mùa mưa cũng gần tới, không phải chặt bán nọ kia đâu. Mình chặt có viết đơn gửi lên thôn trưởng ký rồi gửi lên xã, chính quyền cho phép mình mới làm, chính quyền không cho phép mình sao làm,” người xẻ gỗ phân trần.

Những “đồi sắn lấn chiếm rừng” đã cao chừng nửa mét nhưng vẫn chưa thể phủ hết được “xác” của hàng vạn gốc cây cổ thụ đã bị đốn hạ. (Ảnh: Vietnam+)
Những “đồi sắn lấn chiếm rừng” đã cao chừng nửa mét nhưng vẫn chưa thể phủ hết được “xác” của hàng vạn gốc cây cổ thụ đã bị đốn hạ. (Ảnh: Vietnam+)

Bà con dựa vào rừng để tạo dựng cái mái ấm. Để sửa cái nhà đó dự tính chặt khoảng 15-20 cây thôi…”

Đúng lúc đó, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Hiếu đi cùng chúng tôi không rõ vừa đứng khuất ở chỗ nào liền lộ diện và quát lớn: “Bay nói gì mà chính qyền cho phép, không có chính quyền nào cho phép cả, nói thẳng một câu như thế.”

Trước phản ứng dữ dội của vị lãnh đạo xã, người phá rừng giải thích: “Hôm trước em có gửi cho anh A Tăng và A Thảo (Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiếu-PV) rồi…”

“Có mấy cây gỗ tạp thôi có gì anh em bỏ qua cho. Bà con dựa vào rừng để tạo dựng cái mái ấm. Để sửa cái nhà đó dự tính chặt khoảng 15-20 cây thôi…”

Người dân tự do vào rừng khai thác gỗ về làm nhà. (Ảnh: Vietnam+)
Người dân tự do vào rừng khai thác gỗ về làm nhà. (Ảnh: Vietnam+)

Những “cây gỗ tạp” đó theo quan sát của nhóm phóng viên chúng tôi ngay tại hiện trường là cỡ chừng hơn chục cây gỗ có đường kính từ 30-60cm, dài hàng chục mét mới bị cưa đổ trong buổi chiều.

Xung quanh, nhiều cây gỗ khác cũng có kích cỡ tương tự đã bị cưa xẻ trước đó một hai ngày, đang trong quá trình cưa xẻ nằm ngổn ngang.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Hiếu khẳng định: “Việc người dân khai thác gỗ về làm nhà không có chính quyền nào cho phép cả, rừng này đã giao cho cộng đồng thôn quản lý. Qua vụ việc này chúng tôi sẽ cho lực lượng chức năng đến lập biên bản, có biện pháp răn đe, và cắt khoản tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với những trường hợp vi phạm.”

Nói xong, vị lãnh đạo xã Hiếu cùng cán bộ lâm trường và phóng viên rời hiện trường còn nguyên vẹn gỗ và chiếc cưa máy đã được giấu trong bụi cây lấp ló cán thò ra như những dấu hỏi lơ lửng không dứt trong tâm trí chúng tôi: Liệu việc cưa gỗ, phá rừng ở đây có sẽ như thế nào khi nhóm phóng viên và lãnh đạo xã rời khỏi hiện trường?

Đáp lại nỗi lo đó của chúng tôi chỉ là âm thanh của tiếng cưa máy xẻ gỗ vẫn vang vang đều đều như muốn “xé toạc” không gian đằng đặc của buổi chiều ập tối xuống những cánh rừng rộng lớn…

Một khu rừng bị chặt hạ, chỉ còn lại “xác cây” nằm ngổn ngang tại xã Hiếu. (Ảnh: Vietnam+)
Một khu rừng bị chặt hạ, chỉ còn lại “xác cây” nằm ngổn ngang tại xã Hiếu. (Ảnh: Vietnam+)

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân xã Hiếu (huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum), từ đầu năm 2018 đến nay, qua công tác tuần tra, kiểm tra, chính quyền đã phát hiện 6 vụ phá rừng, khai thác lâm sản trái phép với diện tích gần 7.000m2 và 5 vụ cất giữ lâm sản trái quy định nhà nước.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá rừng, khai thác và cất giấu lâm sản trái phép trên là do công tác truy quét các “điểm nóng” chưa hiệu quả; việc xử lý các hành vi phá rừng trái pháp luật làm nương rẫy với người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hầu như không thu được tiền phạt, nên không đủ sức răn đe.

Trong khi đó, chủ rừng, triển khai các giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao hiệu quả chưa cao. Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép còn xảy ra trên lâm phần quản lý; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên còn chưa sát sao trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

VÌ SAO LÂM TẶC

DỄ DÀNG XÂM HẠI RỪNG TỰ NHIÊN, ‘XẺ THỊT’ CÂY CỔ THỤ

Hùng Võ-Văn Hoàng

Trước thực trạng rừng tự nhiên liên tiếp bị lấn chiếm, tàn phá không thương tiếc, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm các vụ phá rừng trái phép.

Mặc dù, đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ lo lắng về công tác quản lý, bảo vệ rừng trước “làn sóng” tàn phá rừng tự nhiên, nhưng tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn tồn tại ở nhiều địa phương có rừng. Vì sao vậy?

Lỗi do lực lượng quá mỏng?

Một trong những vụ việc được báo chí nhắc tới nhiều nhất gần đây chính là vụ phá rừng lim xanh cổ thụ tại tiểu khu 335 thuộc rừng phòng hộ Nam Sông Bung, tỉnh Quảng Nam, với 34 cây gỗ, khối lượng khoảng 235m3. Số lượng gỗ còn tại hiện trường khi cơ quan chức năng phát hiện, kiểm đếm còn 125 m3.

Khu rừng lim xanh cổ thụ này nằm sâu trong vùng lõi, và để tới được tận điểm nóng phá rừng phải tiếp cận bằng đường bộ và đường thủy. Nhóm phóng viên VietnamPlus đã mất một giờ di chuyển bằng thuyền trên lòng hồ thủy điện Sông Bung và hơn hai giờ đi bộ luồn rừng mới đến được nơi rừng lim bị đốn hệ.

Một gốc cây cổ thụ bị “lâm tặc” chặt hạ trong tháng 7/2018, tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)
Một gốc cây cổ thụ bị “lâm tặc” chặt hạ trong tháng 7/2018, tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)

Những gốc lim xanh đã bị cưa đổ, cắt khúc, xẻ thành từng hộp gỗ vuông rồi vận chuyển ra khỏi rừng bằng nhiều cách khác nhau như dùng tời, người hợp sức kéo, thậm chí dùng trâu để kéo…

Tại hiện trường, những gốc cây lim xanh đường kính hơn 1m đã bị lâm tặc cưa đổ, cắt khúc, xẻ thành từng hộp gỗ vuông rồi vận chuyển ra khỏi rừng bằng nhiều cách khác nhau như dùng tời, người hợp sức kéo, thậm chí dùng trâu để kéo những khúc gỗ lớn, khiến hàng chục lối mòn vận chuyển gỗ bị cày ải càng được mở rộng.

Trong sáu tháng đầu năm 2018, cả nước phát hiện 6.651 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó, có 963 vụ phá rừng và 530 vụ vi phạm khai thác lâm sản (trong đó một số vụ khai thác có tổ chức, diễn ra trong thời gian dài), với diện tích rừng bị thiệt hại là 453 hécta. (Số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp).

Với 34 cây lim xanh cổ thụ bị chặt hạ, rõ ràng không chỉ có vài người tham gia, càng không thể diễn ra trong thời gian ngày một, ngày hai, mà phải có sự huy động nhiều lực lượng và phương tiện tham gia. Thực tế rõ hơn khi lâm tặc ngang nhiên mở đường, dựng lán trại ăn, ở cả một thời gian dài, vậy mà điều đáng nói là chính quyền và các cơ quan chức năng lại không phát hiện được, cho tới khi có thông tin phản ánh của báo chí.

Một bãi tập kết gỗ nằm ngổn ngang ngay dưới tấm biển nghiêm cấm khai thác rừng trái phép ở tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Một bãi tập kết gỗ nằm ngổn ngang ngay dưới tấm biển nghiêm cấm khai thác rừng trái phép ở tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Thực tế rõ hơn khi lâm tặc ngang nhiên mở đường, dựng lán trại ăn, ở cả một thời gian dài.

Cùng thời điểm, tại Tiểu khu 41, thuộc địa bàn xã Tà Lu, Tiểu khu 140, xã Zà Hung, thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, 33 gốc cây rừng (bao gồm chò, chuồn, xoan đào… Thuộc nhóm III và nhóm IV) cũng bị các đối tượng khai thác gỗ trái phép đốn hạ nằm ngổn ngang, khối lượng ước tính trên 72 m3.

Theo lời ông Lê Minh Hưng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, để mất rừng tại hai huyện Nam Giang và Đông Giang là do lỗi của nhiều phía, khách quan có, chủ quan có. Lỗi chính ở đây là sự quản lý có phần chưa chặt chẽ của lực lượng kiểm lâm, nhưng điều này cũng dễ hiểu vì lực lượng phụ trách quá mỏng (!)

“Chính phủ quy định 1.000 hécta là một kiểm lâm, tỉnh có khoảng 680.000 hécta, nhưng chỉ có 285 kiểm lâm, thiếu đến gần 400 kiểm lâm. Ở cấp xã, quy định ít nhất mỗi xã có một kiểm lâm địa bàn (tỉnh có tới 170 xã có rừng) nhưng chỉ bố trí được 70 người, nhiều nơi một kiểm lâm vài xã, nên không thể đảm đương được,” ông Hưng bộc bạch.

Lâm tặc ngang nhiên tẩu tán những khúc gỗ lớn ra khỏi rừng tại khu vực huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong tháng 8/2018. (Ảnh: Vietnam+)
Lâm tặc ngang nhiên tẩu tán những khúc gỗ lớn ra khỏi rừng tại khu vực huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong tháng 8/2018. (Ảnh: Vietnam+)

Nhu cầu thiết yếu của bà con gây áp lực lên rừng

Không kém phần nhức nhối, tại tỉnh Quảng Bình, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép cũng diễn ra với tần suất liên tục. Ngay từ những tháng đầu năm 2018, lâm tặc đã đưa máy móc vào rừng đốn hạ hàng loạt cây gỗ lớn tại Tiểu khu 19, Tiểu khu 35 thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa.

Tại hiện trường, nhóm lâm tặc để lại 429 hộp gỗ với khối lượng gần 100 m3. Các loại gỗ thuộc nhóm II đến nhóm VII, trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm, có giá trị như táu, dổi… Các đối tượng phá rừng đã tập kết gỗ tại khu vực khe Hà Vầy với ý định thả trôi số lượng gỗ dọc theo dòng sông Gianh để đưa về xuôi tiêu thụ.

Video vì sao lâm tặc dễ dàng xâm hại rừng tự nhiên. (Ảnh: Vietnam+)

Nói về “điểm nóng” phá rừng này, ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình thừa nhận, đơn vị chưa kiểm soát được hết tình trạng phá rừng. Khu vực bị phá chủ yếu là rừng phòng hộ, và bản thân ông cũng đã chỉ đạo Hạt tăng dày kiểm tra, nhưng khổ nỗi “đợt đó ông Hạt trưởng lại ốm đau” nên việc kiểm tra cũng chưa sâu sát.

“Nói thẳng, ở đâu có rừng thì ở đó còn một số đối tương trục lợi, cái đó không thể tránh khỏi, chưa kể bà con khi chết đi cũng cần cái hòm, ra ở riêng cho con cái cũng cần có cái nhà, hoặc nhà bị hỏng thì bà con sửa chữa cũng cần gỗ, đó là nhu cầu thiết yếu nên họ lại vào rừng kiếm gỗ,” quan điểm “khá thoáng” của Chi cục trưởng chi cục Kiểm Lâm Quảng Bình làm chúng tôi ngỡ ngàng!

Vị Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cũng khẳng định, mặc dù vẫn nghiêm túc với nạn khai thác rừng, nhưng đây là nhu cầu thiết yếu của bà con nên cũng gây áp lực đến rừng. Tất nhiên cũng có một số bà con tiếp tay cho “lâm tặc.” Trong khi lực lượng kiểm lâm quá mỏng nên có lúc cũng chưa làm “tròn vai.”

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, sáu tháng đầu năm 2018, cả nước phát hiện 6.651 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 963 vụ phá rừng và 530 vụ vi phạm khai thác lâm sản. (Ảnh: Vietnam+)
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, sáu tháng đầu năm 2018, cả nước phát hiện 6.651 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 963 vụ phá rừng và 530 vụ vi phạm khai thác lâm sản. (Ảnh: Vietnam+)

Tại vùng núi phía Bắc, tình trạng phá rừng nguyên sinh cũng đang trở nên đáng báo động hơn khi những cánh rừng tự nhiên cuối cùng của xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đang bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.

Ghi nhận của nhóm phóng viên vào những ngày cuối tháng 6/2018 cho thấy, những cây cổ thụ bị chặt hạ có đường kính hơn 1,5m, chiều dài hàng chục mét vừa bị lâm tặc chặt hạ. Phần thân cây bị cưa xẻ thành nhiều khối gỗ chờ đưa đi tiêu thụ vẫn còn tươi. Xung quanh, vỏ cây, mùn cưa vương vãi khắp nơi.

Tại khu vực này, mỗi ngày có hàng chục lượt xe máy, ô tô chở gỗ từ trong rừng ra trung tâm xã Liên Hiệp để tiêu thụ. Hoạt động vận chuyển gỗ diễn ra công khai. Thậm chí, lâm tặc còn ngang nhiên chở gỗ rừng tự nhiên đi qua trước cổng Ủy ban Nhân dân xã xã Đức Xuân mà không hề bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Một số đối tượng ngang nhiên vận chuyển gỗ ra khỏi rừng bằng xe máy chế độ và xe máy chuyên dùng. (Ảnh: Vietnam+)
Một số đối tượng ngang nhiên vận chuyển gỗ ra khỏi rừng bằng xe máy chế độ và xe máy chuyên dùng. (Ảnh: Vietnam+)

Điều đáng quan tâm là, Đức Xuân là xã duy nhất của cả huyện Bắc Quang còn lại 4.370 ha rừng tự nhiên. Tuy nhiên, với tốc độ phá, khai thác gỗ trái phép diễn ra công khai như hiện nay, thì có lẽ chẳng mấy chốc mà khu rừng này sẽ bị “xóa sổ!”

Từ góc độ ngành, ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) cho rằng, việc rừng vẫn bị xâm lấn, tàn phá có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do nhu cầu về sử dụng gỗ và đất rất lớn, trong khi chủ trương đóng cửa rừng không cho chuyển đổi bất cứ diện tích rừng nào, hay cấm không cho lấy một cây gỗ nào thì rất khó.

“Giờ tôi tính nhu cầu phát triển xã hội không có cách nào, sắp tới tôi dự kiến vẫn xảy ra chuyện đó (xâm lấn rừng, khai thác gỗ),” ông Tùng cũng khẳng định thời gian qua đã có nhiều giải pháp, từ chỉ đạo tổ chức thưc hiện ở cả Trung ương và địa phương, nhưng thực trạng trên chỉ giảm, còn triệt để chắc chắn không có.

Ngay sau khi phát hiện bị ghi hình, nhóm người vận chuyển gỗ đã bỏ chạy để lại những khúc gỗ như thế này ở ven đường, tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Ngay sau khi phát hiện bị ghi hình, nhóm người vận chuyển gỗ đã bỏ chạy để lại những khúc gỗ như thế này ở ven đường, tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Ông Tùng cũng khẳng định thời gian qua đã có nhiều giải pháp, từ chỉ đạo tổ chức thưc hiện ở cả Trung ương và địa phương, nhưng thực trạng trên chỉ giảm, còn triệt để chắc chắn không có.

Rừng mất tích, kéo theo hàng loạt lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm mất chức

Trước “làn sóng” phá rừng, khai thác lâm sản trái phép ngày càng “nóng,” thời gian qua, cùng với đơn thư tố giác của người dân, sự vào cuộc điều tra của báo chí, nhiều vụ vi phạm lâm luật đã bị phanh phui. Và, đi kèm đó là hàng loạt lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm, biên phòng…đã bị cách chức, kỷ luật.

Đơn cử như vụ việc phá rừng lim xanh cổ thụ tại huyện Nam Giang, ngày 4/5/2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đã có quyết định cách chức đối với ông Trần Lanh-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm kiêm Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Bung do không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành, để xảy ra hậu quả phá rừng nghiêm trọng.

Về phía huyện Nam Giang, Ban Thường vụ huyện ủy cũng thống nhất kỷ luật bằng hình thức khiển trách về mặt Đảng đối với ông A Viết Sơn, Bí thư xã La Ê; ông Đặng Đình Xuân Huấn, Phó Bí thư thường trực xã La Ê; ông Hiên Dơnh, Bí thư xã Chà Vàl; ông Blup Nghê, Phó bí thư thường trực xã Chà Vàl; Kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Tơ Đêl Sơn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Chà Vàl do thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, để xảy tình trạng lâm tặc chặt hạ 34 cây gỗ lim xanh cổ thụ.

Một khúc gỗ nghiến có đường kính rất lớn còn sót lại tại hiện trường một vụ chặt phá rừng nghiến cổ thụ Phong Quang, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Vietnam+)
Một khúc gỗ nghiến có đường kính rất lớn còn sót lại tại hiện trường một vụ chặt phá rừng nghiến cổ thụ Phong Quang, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Vietnam+)

Cùng với đơn thư tố giác của người dân, sự vào cuộc điều tra của báo chí, nhiều vụ vi phạm lâm luật đã bị phanh phui. Và, đi kèm đó là hàng loạt lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm, biên phòng…đã bị cách chức, kỷ luật.

Trước đó, ngày 4/4/2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cũng đã ký quyết định đình chỉ công tác 15 ngày đối với 6 cán bộ kiểm lâm thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn huyện Đông Giang (Quảng Nam) và Nam Sông Bung huyện Nam Giang vì không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, để xảy ra khai thác gỗ trái phép trên địa bàn, lâm phận mình quản lý.

Tại Quảng Bình, liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ quy mô lớn xảy ra ở huyện Tuyên Hóa, đầu tháng 5/2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật 5 cán bộ do có những sai phạm trong công tác bảo vệ rừng.

Cụ thể, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình xử lý kỷ luật cách chức đối với ông Cao Huy Lương, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Ka Tang; Hạ bậc lương đối với ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Ka Tang và ông Cao Thanh Biên, Kiểm lâm viên thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa.

Nhóm lâm tặc bỏ chạy, để lại khúc gỗ này ngay sau khi phát hiện bị phóng viên ghi hình. (Ảnh: Vietnam+)
Nhóm lâm tặc bỏ chạy, để lại khúc gỗ này ngay sau khi phát hiện bị phóng viên ghi hình. (Ảnh: Vietnam+)

Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh này cũng quyết định cảnh cáo đối với ông Hồ Ngọc Danh, Phó Hạt trưởng, phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa; Khiển trách đối với ông Trương Khánh Bằng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa.

Không chỉ lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm bị cách chức, kỷ luật, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình còn thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Cao Xuân Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tuyên Hóa. Ông Tín là người được Ủy ban Nhân dân huyện phân công phụ trách lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn nhưng nhưng đã thiếu kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đơn vị nên để xảy ra vụ khai thác gỗ trái phép tại địa bàn 2 xã Thanh Hóa và Lâm Hóa.

Cùng với các tỉnh Quang Nam, Quảng Bình, ngày 6/7/2018, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông cũng ra thông báo về việc thi hành kỷ luật hàng loạt cán bộ là lãnh đạo Sở và huyện đã mắc sai phạm nghiêm trọng do buông lỏng quản lý khiến rừng bị mất và xâm hại nghiêm trọng.

Rất nhiều tấm biển tuyên truyền bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác lâm sản trái phép, nhưng thực tế tình trạng “phá sơn lâm” vẫn diễn ra rất phổ biến. (Ảnh: Vietnam+)
Rất nhiều tấm biển tuyên truyền bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác lâm sản trái phép, nhưng thực tế tình trạng “phá sơn lâm” vẫn diễn ra rất phổ biến. (Ảnh: Vietnam+)

Trong đó, ông K’Bốt, Bí thư Huyện ủy Tuy Đức bị khiển trách vì thiếu gương mẫu, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên, nhiệm vụ cấp ủy viên trong việc cùng gia đình nhận giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ không đúng đối tượng; thực hiện không đúng hợp đồng; quản lý, bảo vệ không tốt, để mất diện tích rừng được giao tại xã Đắk Ngo huyện Tuy Đức.

Không chỉ lãnh đạo huyện Tuy Đức để xảy ra sai phạm, mà việc giao khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 135 còn xuất hiện dấu hiệu tiêu cực ở nhiều ban, ngành tại Đắk Nông. Đơn cử là trường hợp ông Đoàn Văn Quỳnh-Giám đốc Sở Nội vụ, đã thực hiện chưa tốt nhiệm vụ cán bộ, đảng viên trong việc cùng gia đình nhận giao khoán quản lý, bảo vệ rừng không đúng đối tượng; quản lý, bảo vệ không tốt, để mất diện tích rừng được giao tại xã Quảng trực, huyện Tuy Đức.

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông cũng đề nghị kỷ luật đối với các ông: Hoàng Duy Chuyển, nguyên Bí thư Huyện ủy Đắk G’Long; ông Đàm Quang Trung, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Ngọc Long, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tuy Đức; ông Lê Văn Quang, Phó Bí thư Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư… Những người này trong quá trình công tác để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh Gia Lai đã khởi tố 8 vụ việc, tổ chức kiểm điểm, xử lý 36 tập thể, 87 cá nhân có liên quan đã để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép diễn ra trên địa bàn.

Vẫn tại khu vực Tây Nguyên, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh Gia Lai đã khởi tố 8 vụ việc, tổ chức kiểm điểm, xử lý 36 tập thể, 87 cá nhân có liên quan đã để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép diễn ra trên địa bàn. Trong đó các huyện, thị xã đã cảnh cáo 1 công chức xã; khiển trách 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch xã; kiểm điểm phê bình 25 tập thể, cá nhân của Ủy ban Nhân dân huyện, xã, thị trấn.

Đối với các Công ty Lâm nghiệp và Ban quản lý rừng, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã cách chức 2 lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Sơ Pai; buộc thôi việc 17 nhân viên hợp đồng bảo vệ rừng; cảnh cáo, khiển trách 50 lãnh đạo và nhân viên bảo vệ rừng; kiểm điểm trách nhiệm 10 tập thể, cá nhân. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã tiến hành khiển trách 7 các nhân gồm 1 hạt trưởng và 6 kiểm lâm địa bàn…

Nổi cộm nhất có lẽ là vụ trùm gỗ lậu “Phượng râu.” Trong vụ việc này, Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 5 bị can có hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” gồm: Phan Hữu Phượng (biệt danh Phượng “râu”); Nguyễn Hoàng Trang; Hồ Trọng Dũng; Trần Lưu Lân; Dương Quốc Bảo.

Bản đồ về diễn biến các loại rừng. (Nguồn: Cục Kiểm lâm)
Bản đồ về diễn biến các loại rừng. (Nguồn: Cục Kiểm lâm)

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng đã đình chỉ công tác 4 cán bộ, lãnh đạo 2 Đồn Biên phòng dọc Quốc lộ 14C cũng bị đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm do liên quan đến vụ Bộ Công an bắt gỗ lậu tại khu vực biên giới do các đồn này quản lý.

Ngoài ra, 9 cán bộ kiểm lâm, trong đó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Cư Jút đã xin nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo do để “Phượng râu” vận chuyển, tàng trữ hàng trăm mét khối gỗ lậu.

Trước đó, ngày 20/9/2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định cũng đã tổ chức cuộc họp để xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan đến việc lâm tặc tàn phá 60,9ha rừng tại xã An Hưng, huyện An Lão. Theo đó, hàng loạt cán bộ kiểm lâm đã bị tạm đình chỉ công tác. Các chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, huyện nơi để xảy ra vụ phá rừng bị xử lý trách nhiệm…

Sau hàng loạt vụ phá rừng nghiêm trọng liên tiếp xảy ra tại các địa phương, hàng loạt cán bộ, kiểm lâm bị cách chức, kỷ luật, rõ ràng đã đặt ra những câu hỏi lớn về công tác quản lý tại lĩnh vực này. Tại sao lâm tặc dễ dàng vào rừng, vận chuyển gỗ ra khỏi những tán rừng xanh mà lực lượng kiểm lâm vẫn không hề hay biết? Liệu cán bộ giữ rừng có bị “mua chuộc,” hay vì “cái lợi trước mắt” mà để mất rừng? Tại sao và Tại sao…?

Một khu rừng bị người dân chặt hạ, đốt cháy để làm nưỡng rẫy trồng sẵn tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)
Một khu rừng bị người dân chặt hạ, đốt cháy để làm nưỡng rẫy trồng sẵn tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)

THỦY ĐIỆN PHÁ SƠN LÂM

biến rừng cổ thụ thành nghĩa địa

Tháng 7, mùa hạ nắng đổ lửa khiến lòng hồ thủy điện Khe Diên (Quảng Nam) cạn khô, phơi bày một nghĩa địa khổng lồ của hàng ngàn gốc cổ thụ bị “chôn sống” trong đám bùn sình lầy đen như mực…

“OAN HỒN ĐẠI NGÀN MỖI MÙA KHÔ HIỆN VỀ TỐ CÁO KẺ SÁT NHÂN”

Có mặt tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam vào những ngày đầu tháng 7/2018, nhóm phóng viên VietnamPlus không khỏi xót xa khi phải chứng kiến khu rừng tự nhiên rộng tới gần trăm hécta đã bị chặt hạ ngổn ngang. Hiện trường còn lại là hàng ngàn gốc cây cổ thụ đen như mực ở dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên.

Sở dĩ chúng tôi có thể tận mắt nhìn thấy được dấu tích khu rừng cổ thụ dưới đáy hồ thủy điện Khe Diên là bởi thời điểm này lòng hồ đang cạn nước. Và thế là kết quả của cuộc “đại phẫu rừng” đổi dự án thủy điện đã hiện ra một cách tàn nhẫn nhất. Đại ngàn xanh ngút ngát đã bị thủy điện “nuốt chửng,” hàng ngàn cây cổ thụ đốn hạ và chôn vùi vào đáy nước vô tình…

Mỗi khi hồ thủy điện Khe Diên cạn nước, những gốc cây cổ thụ bị nhấn chìm dưới đáy lòng hộ lại “hiện về tố cáo kẻ sát nhân.” (Ảnh: Vietnam+)
Mỗi khi hồ thủy điện Khe Diên cạn nước, những gốc cây cổ thụ bị nhấn chìm dưới đáy lòng hộ lại “hiện về tố cáo kẻ sát nhân.” (Ảnh: Vietnam+)

Thậm chí, “có công trình thủy điện chưa được cấp phép đã phá rừng.” Thực trạng này đã khiến hàng loạt khoảnh rừng bạt ngàn cây xanh bị “biến mất” khỏi bản đồ, do bị nhấn chìm thành những hồ nước mênh mông, trở thành “thung lũng chết.”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án Thủy điện Khe Diên hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2007. Trước khi xây dựng thủy điện, khu vực lòng hồ là những cánh rừng tự nhiên với nhiều loại gỗ quý, có giá trị kinh tế. Có những cây đường kính tới vài người ôm. Thế nhưng, khi thủy điện được quy hoạch, những cây cổ thụ đó đã bị thẳng tay đốn hạ để nhường chỗ cho hồ nước mênh mông.

Và kể từ đó đến nay mỗi khi mùa khô đến lòng hồ hạ mực nước, người dân đi qua đường Trường Sơn Đông ven hồ thủy điện lại chứng kiến cảnh hàng ngàn gốc cây, thân cây nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ-như những gì chúng tôi đang chứng kiến. Theo người dân, đó là lúc “oan hồn của đại ngàn hiện về để vạch mặt kẻ sát nhân”.

“Từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn có hơn 2.000ha rừng tự nhiên bị mất do thủy điện và các công trình, dự án khai thác khoáng sản. Riêng diện tích rừng bị mất do thủy điện chiếm khoảng 1.700 hécta…” ông Lê Minh Hưng-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam nói.

Đại ngàn xanh ngút ngát đã bị thủy điện “nuốt chửng,” hàng ngàn cây cổ thụ đốn hạ và chôn vùi vào đáy nước vô tình. (Ảnh: Vietnam+)
Đại ngàn xanh ngút ngát đã bị thủy điện “nuốt chửng,” hàng ngàn cây cổ thụ đốn hạ và chôn vùi vào đáy nước vô tình. (Ảnh: Vietnam+)

Và kể từ đó đến nay mỗi khi mùa khô đến lòng hồ hạ mực nước, người dân đi qua đường Trường Sơn Đông ven hồ thủy điện lại chứng kiến cảnh hàng ngàn gốc cây, thân cây nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ

Cách thủy điện Khe Diên không xa, là thủy điện Sông Bung 4. Để có công trình này, cả một khu rừng rộng tới gần trăm hécta tại huyện Nam Giang cũng bị nhấn chìm, hàng ngàn cây cổ thụ đã bị chết, bị chặt hạ nửa phần thân vẫn nhô lên trên mặt nước như những cột chông “khổng lồ.” Khắp mặt hồ, xác cây nổi lên đen cháy như thể “nghĩa địa cây.” Để khỏi ‘lãng phí” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh, ngày 14/8/2014 đã ban quyết định cho phép một doanh nghiệp khai thác gỗ tại 65 hécta vùng lòng hồ, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.

Về việc tận thu gỗ khi lòng hồ thủy điện “nuốt” rừng, theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam là: “Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, các công trình thủy điện phải dọn hết cây vùng lòng hồ nhưng họ làm không kịp, kể cả hồ Thủy điện Khe Diên họ làm cũng không hết, nên lòng hồ mới sót lại nhiều cây như vậy. Đây cũng là điều đáng tiếc..!?”

Thủy điện Sông Bung 4 chính thức tích nước từ ngày 1/8/2014, trong thời gian này đã làm ngập hơn 65 hécta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong phạm vi lòng hồ. Và, để tận dụng tài nguyên rừng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã cho phép cơ quan chức năng tận thu gỗ trong lòng hồ, với khối lượng được cấp phép khai thác lên tới hơn 1.000m3!

Nghĩa địa rừng tự nhiên dưới đáy hồ thủy điện Khe Diên, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Nghĩa địa rừng tự nhiên dưới đáy hồ thủy điện Khe Diên, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

ĐỌC BỆNH: THỦY ĐIỆN- VIRUS UNG THƯ GIẾT HẠI RỪNG

Quảng Nam được xem là “xứ sở thủy điện” ở khu vực miền Trung, với hơn 30 dự án thủy điện được quy hoạch “phủ sóng” trên khắp 10 huyện miền núi của tỉnh với tổng công suất lắp máy lên tới hơn 1.500MW.

Thực tế, việc xây dựng thủy điện là bổ sung thêm nguồn điện cho quốc gia, nhưng đi kèm với đó là hàng ngàn hécta đất rừng bị biến mất, hàng ngàn ngôi nhà của người dân phải di dời. Chưa dừng lại ở đó, hằng năm đến mùa mưa, lũ, người dân vùng hạ du lại phải gồng mình chống chịu với “lũ thủy điện” từ trên thượng nguồn ùn ùn đổ về gây ngập nhà cửa, cuốn trôi hoa màu của người dân.

Cùng với nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, việc các dự án thủy điện, nhất là thủy điện nhỏ “mọc” lên ồ ạt như nấm sau mưa và dễ dàng được đưa vào quy hoạch tại các tỉnh miền núi trong thời gian qua, được các nhà quản lý và giới chuyên gia nhận định là nguyên nhân khiến diện tích rừng tự nhiên trên cả nước ngày một suy giảm.

Hàng ngàn cây cổ thụ bị đốn hạ như thể “nghĩa địa rừng tự nhiên.” (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hàng ngàn cây cổ thụ bị đốn hạ như thể “nghĩa địa rừng tự nhiên.” (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Thực tế, việc xây dựng thủy điện là bổ sung thêm nguồn điện cho quốc gia, nhưng đi kèm với đó là hàng ngàn hécta đất rừng bị biến mất, hàng ngàn ngôi nhà của người dân phải di dời.

Hậu quả đã rõ, vậy nhưng số lượng thủy điện trên địa bàn tỉnh này vẫn chưa dừng lại? Gần đây nhất, đầu tháng 7/2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam lại đề nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh bổ sung thêm 4 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn Nam Trà My. Số thủy điện này chiếm khoảng 144 hécta, trong đó qũy đất từ lâm nghiệp chiếm hơn 60 hécta thuộc đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Không riêng gì Quảng Nam, tại khu vực Tây Nguyên, hiện tượng “sốt thủy điện” cũng đã trở thành mối nguy hại đối với rừng tự nhiên. Không thể phủ nhận các dự án thủy điện ở Tây Nguyên thời gian qua đã đem lại điện năng cho vùng và cho quốc gia, góp phần điều tiết nguồn nước giữa mùa lũ và mùa cạn, cải thiện môi trường và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc ồ ạt phát triển thủy điện trên các sông lớn của Tây Nguyên đã và đang gây ra nhiều hệ lụy lớn đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt là, những tác động của thủy điện tới mất rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. Một hồ thủy điện cỡ 10MW chạy vào khoảng 60% công suất trong các tháng mùa khô có thể xóa sổ hàng trăm hecta rừng. Trung bình 1MW thủy điện chiếm tới 14,5 ha đất các loại, làm ảnh hưởng 5,5 hộ dân, trong đó 1,5 hộ phải di dời.

Mỗi khi mùa khô đến, người dân đi qua đường Trường Sơn Đông lại chứng kiến cảnh hàng ngàn gốc cây, thân cây nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ. (Ảnh: Vietnam+)
Mỗi khi mùa khô đến, người dân đi qua đường Trường Sơn Đông lại chứng kiến cảnh hàng ngàn gốc cây, thân cây nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ. (Ảnh: Vietnam+)

Trung bình 1MW thủy điện chiếm tới 14,5 ha đất các loại, làm ảnh hưởng 5,5 hộ dân, trong đó 1,5 hộ phải di dời.

Chỉ với 25 công trình thủy điện lớn tại Tây Nguyên đã và đang xây dựng, đã chiếm dụng hơn 68.000 hécta đất, làm ảnh hưởng đến gần 26.000 hộ dân. Các tỉnh ở khu vực này đã chuyển đổi 80.000 hécta đất các loại cho các dự án thủy điện. Trong khi đó, việc trồng rừng thay thế chưa đủ so với diện tích rừng phục vụ thủy điện.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn Tây Nguyên hiện tại mới chỉ trồng lại được khoảng 3,3% diện tích rừng phải chuyển đổi. Chỉ tính riêng tỉnh Đắk Lắk, các dự án thủy điện phải trồng mới hơn 845 ha, nhưng hiện chỉ trồng được 63 hécta. Tại tỉnh Lâm Đồng, hầu hết các thủy điện chưa được bố trí đất để trồng rừng thay thế.

Điều đáng nói hơn cả là, những thủy điện hoạt động kém hiệu quả, gây nguy hiểm cho người dân thì ai cũng thấy. Số lượng rừng bị tàn sát quá lớn, vậy số tiền thu được đã vào tay ai? Ai phải chịu trách nhiệm trước người dân và đất nước về những thảm họa, thiên tai đã và đang xảy ra từng ngày gây lũ lụt, chết người?

Thủy điện biến rừng tự nhiên thành thung lũng chết. (Ảnh: Vietnam+)
Thủy điện biến rừng tự nhiên thành thung lũng chết. (Ảnh: Vietnam+)

KÊ ĐƠN: KIÊN QUYẾT LOẠI BỎ MỐI HIỂM HỌA

Nhận thức được các rủi ro, hiểm họa tiềm ẩn từ các dự án thủy điện, gần đây, nhiều tỉnh ở khu vực Tây Nguyên đã mạnh tay loại khỏi quy hoạch nhiều dự án thủy điện nhỏ có ảnh hưởng tiêu cực đến rừng và đất rừng, ảnh hướng đến đời sống của dân.

Đơn cử như tỉnh Gia Lai, theo quy hoạch có 74 công trình thủy điện. Qua rà soát, tỉnh này đã loại khỏi quy hoạch 17 dự án thủy điện vừa và nhỏ có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng. Trong số này, nhiều dự án có công suất rất nhỏ, chỉ từ 0,25 MW đến 0,6 MW.

Tương tự, tính đến cuối năm 2017, tỉnh Đắk Lắk cũng đã loại bỏ 13/22 công trình và 71/79 điểm tiềm năng thủy điện đã được quy hoạch trước đó. Đây là các dự án thủy điện tác động đến rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và kém hiệu quả kinh tế của địa phương.

Trong vòng 5 năm (2010-2014), tổng diện tích rừng Tây Nguyên đã giảm hơn 300.000 ha, độ che phủ của rừng giảm 6,1%, xuống còn 48,5%. Trữ lượng rừng giảm mạnh hơn 57 triệu m3, tương ứng giảm 17,4%; trong đó, diện tích rừng được đánh giá là khu vực “rừng giàu” đã giảm gần 20 triệu m3, tương ứng 21% – thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Khu vực Tây Nguyên, theo đánh giá của giới chuyên gia nghiên cứu về rừng, tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa bàn có rất nhiều công trình thủy điện. Bình quân 1 MW thủy điện sẽ xóa sổ trên dưới 10 ha rừng, nghĩa là khu vực này đã và đang mất đi hàng chục ngàn ha rừng tự nhiên do ra đời các công trình thủy điện.

Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng ngày 14/10/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ lo lắng trước thực tế diện tích rừng trên cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên liên tiếp bị suy giảm do tình trạng phá rừng trái phép. Thậm chí, có công trình thủy điện chưa được cấp phép đã phá rừng, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

“Xác cây” nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
“Xác cây” nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

“Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà không phát hiện được, liệu có tiêu cực trong vấn đề này không?” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhận thấy, tình trạng diện tích rừng một số nơi suy giảm là do chủ rừng buông lỏng, địa phương thiếu cương quyết trong xử lý.

“Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà không phát hiện được, liệu có tiêu cực trong vấn đề này không?” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Từ thực tế nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải tạm dừng chuyển đổi rừng tự nhiên làm dự án thủy điện nhỏ, bởi lý do: “Những nơi có thể làm thủy điện lớn, hiệu quả thì đã làm hết. Thủy điện nhỏ đóng góp không bao nhiêu nhưng phá rừng ghê gớm. Trừ trường hợp quá đặc biệt, hiệu quả kinh tế quá đặc biệt thì báo cáo Chính phủ xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.”

Trước đó, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cũng nhấn mạnh phải tăng cường bảo vệ rừng tự nhiên, hạn chế chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác. Thế nhưng thực tế việc thực thi, quản lý lại rất khác biệt.

Hai bên lòng hồ thủy điện Sông Bung 4 tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bị đốt cháy, cạo trọc. (Ảnh: Vietnam+)
Hai bên lòng hồ thủy điện Sông Bung 4 tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bị đốt cháy, cạo trọc. (Ảnh: Vietnam+)

Thực tế việc thực thi, quản lý lại rất khác biệt.

Tại Lào Cai, mặc dù đã có 75 công trình thủy điện vừa và nhỏ được cấp phép đầu tư, trong đó có 40 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định. Thế nhưng, gần đây tỉnh này vẫn đề xuất quy hoạch thêm 19 thủy điện. Hệ lụy đi kèm là một diện tích lớn diện tích rừng tự nhiên sẽ bị xâm hại.

“Không phải Chính phủ không thấy, Quốc hội không thấy nhưng mình chưa mạnh mẽ để bảo vệ rừng của mình cho tốt. Vì lợi ích trước mắt để cho người ta cơ hội phá rừng. Phá rừng để thu lợi bất chính là lợi ích nhóm, đặc biệt là trong làm thủy điện. Mọi thiệt hại ở vùng hạ du thủy điện nhỏ và vừa do việc khai thác rừng bừa bãi, khó kiểm soát đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân,” – Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho rằng, không thể phủ nhận thủy điện đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nhưng thủy điện nhất là các dự án thủy điện nhỏ cũng đã, đang và tiếp tục là một trong những nguyên nhân gây mất rừng, tác động xấu đối với môi trường và hệ sinh thái rừng.

“Từ  năm 2009 đến nay, trên địa bàn có hơn 2.000ha rừng tự nhiên bị mất do thủy điện và các công trình, dự án”-ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
“Từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn có hơn 2.000ha rừng tự nhiên bị mất do thủy điện và các công trình, dự án”-ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

“Phải khẳng định, thủy điện là mối đe dọa rất lớn đối với rừng. Vì thế mà 2/3 số dự án thủy điện từng được các doanh nghiệp và các địa phương đã xin triển khai thực hiện đã bị ngăn chặn, do dự án lấy rừng một cách quá đáng,” ông Lung thông tin.

Bức xúc trước việc đổi rừng tự nhiên lấy dự án thủy điện nhỏ tại ngay chính địa phương của mình, bà Lê Thị Thủy, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc đầu tư xây dựng thêm thủy điện (đề xuất xây thêm 4 thủy điện tại huyện Nam Trà My) là không cần thiết và không tính đến những hệ lụy sâu xa.

Theo bà Thủy, diện tích đất rừng bị thu hẹp để làm thủy điện sẽ tác động đến môi trường sinh thái; đặc biệt là ảnh hưởng đời sống, văn hóa của người đồng bào dân tộc miền núi gắn liền với thiên nhiên, gắn liền với rừng.

“Việc phá rừng làm thủy điện giống như mảng da trên người sẽ mất dần, giờ chúng ta phá dần dần thì hậu thế 100 năm sau sẽ nói chúng ta là tội đồ,” – Bà Lê Thị Thủy- Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.

Gỗ rừng bị “xẻ thịt” ngổn ngang dưới đáy lòng hồ thủy điện. (Ảnh: Vietnam+)
Gỗ rừng bị “xẻ thịt” ngổn ngang dưới đáy lòng hồ thủy điện. (Ảnh: Vietnam+)

“Tôi nghe rất nhiều dư luận nói rằng khi chạy chọt kiếm cho được một dự án thủy điện loại nhỏ, cái mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó.”

Theo ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một trong hai nguyên nhân cơ bản khiến rừng Tây Nguyên bị suy giảm nghiêm trọng về diện tích và trữ lượng rừng là chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông và các công trình tái định canh định cư…

Tại phiên thảo luận ở các tổ về dự thảo Luật Bảo vệ, phát triển rừng chiều 7/6/2017, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) đã chia sẻ: “Tôi nghe rất nhiều dư luận nói rằng khi chạy chọt kiếm cho được một dự án thủy điện loại nhỏ, cái mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó.”

Theo lời bà Lan, người ta phá rừng, rồi sau này trồng thay thế bằng rừng cao su, mà dưới rừng cao su thì không một con nào sống được nên cũng chỉ mang tính thương mại hoá chứ không thể trồng lại được rừng tư nhiên.

Cũng đánh giá hiện tượng khai thác rừng hiện nay rất đáng lo ngại, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị dự án Luật Bảo vệ, phát triển rừng cần phải đủ cơ sở pháp lý bảo vệ rừng./.

Thủy điện-visus ung thư giết hại rừng. (Ảnh: Vietnam+)
Thủy điện-visus ung thư giết hại rừng. (Ảnh: Vietnam+)

Giao khoán rừng và những hiệu quả ngược

Hùng Võ-Văn Hoàng

Năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực tế, chính sách này đã nảy sinh nhiều lỗ hổng, bất cập khiến việc giao khoán rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ ở nhiều nơi lại rơi vào tình trạng “hiệu quả ngược.”

Trong khi đó, các nhà máy thủy điện nhỏ thì cố tình chây ì nộp tiền dịch vụ môi trường rừng với mục đích…“chiếm dụng vốn?”

Theo đánh giá của Quỹ bảo vệ phát triển rừng Việt Nam, sau gần 10 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, kết quả thực hiện được đã cho thấy đây là chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn công tác quản lý và bảo vệ rừng bền vững. Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các hoạt động giám sát chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Đơn cử như sự việc phá rừng tự nhiên trong tháng 7/2018 tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trong vụ việc này, một phần diện tích lớn rừng tự nhiên đã được giao cho cồng đồng thôn Vi Glơng quản lý và bảo vệ để hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thế nhưng trớ trêu thay, chính cộng đồng nơi đây lại là những kẻ phá rừng.

Khu rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng. (Ảnh: Vietnam+)
Khu rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng. (Ảnh: Vietnam+)

Những bất cập chủ yếu là do nguyên nhân chưa có sự thống nhất về đơn giá chi trả tiền, chưa được đưa vào quy định của Luật hiện hành.

Đáng ngại hơn, hoạt động phá rừng trên diễn ra cách Ủy ban Nhân dân xã Hiếu chưa tới vài cây số. Từ quốc lộ 24 rẽ vào đường Trường Sơn Đông, hai ven đường, rừng tự nhiên cơ bản đã bị phá sạch, cả khu rừng rộng lớn đâu đâu cũng vang vẳng tiếng cưa máy, ấy vậy mà cơ quan chức năng không hề xuất hiện ngăn chặn, xử lý.

Trong khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ rừng tại Kon Tum đang góp phần giúp cho người dân “tàn phá rừng dễ dàng hơn,” thì tại tỉnh Quảng Nam, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng chưa rõ ràng, thậm chí số tiền mà các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng còn không đúng với thực tế quy định.

Theo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam, đến nay tỉnh đã giao khoán bảo vệ rừng đến từng nhóm hộ gia đình với tổng diện tích gần 300.000 hécta (tương đương 72% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh). Tỉnh này cũng đã giải ngân hơn 100 tỷ đồng cho các chủ rừng, người dân trong công tác chăm sóc, bảo vệ rừng.

Mặc dù đã nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhưng thay vì bảo vệ, chính cộng đồng lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép. (Ảnh: Vietnam+)
Mặc dù đã nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhưng thay vì bảo vệ, chính cộng đồng lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép. (Ảnh: Vietnam+)

Ngoài kinh phí của tỉnh chi trả thì các cơ sở như: nhà máy sản xuất thủy điện, nước sạch và hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn Quảng Nam đã đóng góp mỗi năm từ 40-50 tỷ đồng (tính từ 2013 đến nay). Số tiền này phục vụ lại cho trồng rừng thay thế, trả tiền công cho người nhận khoán bảo vệ rừng, nhất là các rừng phòng hộ đầu nguồn thông qua các chủ rừng.

Từ khi triển khai thực hiện thu phí dịch vụ môi trường rừng, Việt Nam đã có một nguồn kinh phí “khổng lồ” để thực hiện các công tác quản lý và bảo vệ rừng. Theo con số được công bố, số tiền chi trả cho việc chăm sóc, bảo vệ rừng là rất lớn vào khoảng hơn 400 tỷ đồng nhưng nó thực sự đến tay những nhóm hộ được giao chăm sóc, bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Nam thì lại vô cùng thấp so với thực tế quy định.

Ông Trần Ngọc Sơn, trưởng thôn 8 (xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước) kiêm trưởng nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ Tiên Lãnh cho biết: Từ năm 2017 đến nay, nhóm hộ của ông và các nhóm hộ khác trong xã vẫn chưa nhận được số tiền chi trả cho công sức bảo vệ rừng.

“Theo quy định thì mỗi người dân tham gia bảo vệ rừng sẽ nhận được 300 ngàn đồng/hécta/năm. Thế nhưng, trong năm 2016 mới nhận được đúng số tiền đó, còn trước đó (từ 2010) chúng tôi chỉ nhận được 14 ngàn đồng/ha/năm. Riêng gia đình tôi nhận bảo vệ 20ha nhưng một năm chỉ được nhận hơn 3 triệu đồng. Và từ năm 2017 đến nay chưa nhận được thêm đồng nào,” ông Sơn buồn rầu nói.

Video phậm phù chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. (Nguồn: Vietnam+)

Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ông Lê Minh Hưng-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận, thời gian qua, trách nhiệm của chủ rừng, địa phương trong việc phối hợp, quản lý bảo vệ rừng còn thiếu sót, chưa chặt chẽ đã khiến rừng bị xâm hại.

“Mặc dù tỉnh đã triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhưng kinh phí giao khoán còn thấp. Từ năm 2017 về trước, đơn giá giao khoán khoảng 200.000 đồng/hécta, mỗi hộ được khoảng 10 hécta thì tiền công mỗi năm chẳng được bao nhiêu, nên tần suất tuần tra của các hộ cũng giảm, hiệu quả bảo vệ rừng không cao. Đây chính là ‘lỗ hổng’ trong công tác quản lý và thực hiện chính sách giao cho nhóm hộ nhận giao khoán rừng ở miền núi,” ông Hưng nói.

Diện tích rừng toàn quốcInfogram

Diện tích rừng trên toàn quốc từ năm 2001 tới 2017

Trong khi đó, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đang gặp vướng mắc “mang tính chủ trương” do quy định về đơn giá chi trả bình quân trên 1 hécta rừng giữa các lưu vực nhà máy thủy điện còn có sự chênh lệch quá lớn, khiến người dân so bì quyền lợi, gây bức xúc.

“Việc áp dụng đơn giá chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng theo từng lưu vực nhà máy thủy điện trên địa bàn đang dẫn đến sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả đối với các chủ rừng cung ứng dịch vụ, nơi thấp nhất giá chi trả 71.000 đồng/hécta, nơi cao nhất giá chi trả lại gấp 10 lần (gần 700.000 đồng/hécta) dẫn tới sự so bì đố kỵ giữa các chủ rừng trong cùng một địa bàn, gây ảnh hưởng chung đến bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương”- Ông Nguyễn Thanh Lĩnh-Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai.

Nhất phá sơn lâm… có nên đổi rừng lấy điện? (Ảnh: Vietnam+)
Nhất phá sơn lâm… có nên đổi rừng lấy điện? (Ảnh: Vietnam+)

Việc áp dụng đơn giá chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng theo từng lưu vực nhà máy thủy điện trên địa bàn đang dẫn đến sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả đối với các chủ rừng cung ứng dịch vụ…

Tại tỉnh Điện Biên, sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả bình quân trên 1ha rừng giữa các lưu vực nhà máy thủy điện cũng khiến người dân so bì quyền lợi. Thậm chí một số nơi người dân không nhận tiền dịch vụ môi trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Cụ thể, theo thống kê, toàn tỉnh này có hơn 367.469 hécta rừng, trong đó có hơn 242.000 hécta rừng thuộc lưu vực sông Ðà đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Nhờ có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, mỗi hộ nhận khoán bảo vệ rừng ở xã Pú Xi (huyện Tuần Giáo) thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/hộ/năm, thậm chí có cộng đồng thu nhập hơn 30 triệu đồng/hộ/năm.

Hay như lưu vực Nhà máy Thủy điện Lai Châu, đơn giá cho 1 hécta rừng đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng ở mức 822.703 đồng/hécta/năm. Trong năm 2017, 19 hộ dân ở bản Tả Ló San (xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé) tham gia quản lý và bảo vệ trên 2.700 hécta rừng đã nhận được nhận hơn 2,2 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Trái ngược với lưu vực sông Ðà và Thủy điện Lai Châu, thì mức chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực Nhà máy Thủy điện Sông Mã lại vô cùng thấp, thậm chí không bằng số lẻ của Thủy điện Lai Châu. Như năm 2015, đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực sông Mã là 6.594 đồng/hécta/năm, năm 2016 tăng lên 7.680 đồng/hécta/năm và năm 2017 lại giảm xuống còn 5.473 đồng/hécta/năm.

Phóng viên tác nghiệp tại một khu rừng đã bị người dân chặt hạ để làm nương rẫy. (Ảnh: Vietnam+)
Phóng viên tác nghiệp tại một khu rừng đã bị người dân chặt hạ để làm nương rẫy. (Ảnh: Vietnam+)

Khi các hoạt động giám sát chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đang có sự chênh lệch quá lớn về đơn giá, khâu quản lý lỏng lẻo tất yếu sẽ dẫn đến việc các nhà máy thủy điện cố tình chây ỳ, chậm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng để “trả nợ rừng” ngày càng trở nên phổ biến, gây tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Trớ trêu thực cảnh người nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép. (Ảnh: Vietnam+)
Trớ trêu thực cảnh người nhận tiền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lại đi phá rừng, khai thác gỗ trái phép. (Ảnh: Vietnam+)

Chỉ tính riêng tại tỉnh Kon Tum, tính đến giữa tháng 7/2018 vẫn còn 8 nhà máy thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 đến nay, với số tiền hơn 11 tỷ đồng.

Trong đó, có 7 nhà máy thủy điện chưa chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2011 và lãi chậm nộp giai đoạn 2011-2014 trên 3,8 tỷ đồng.

Riêng nhà máy Thủy điện Đắk Ne thuộc Công ty cổ phần Tấn Phát có số nợ tiền dịch vụ môi trường rừng lớn nhất, lên đến hơn 7,2 tỷ đồng. Ttrong đó, tiền nợ gốc từ năm 2011-2014 gần 5 tỷ đồng và tiền lãi chậm nộp hơn 2,3 tỷ đồng.

Theo lý giải của các doanh nghiệp, thì việc chậm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng là do Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) chỉ thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng từ tháng 6/2011 trở đi, không thực hiện chi trả từ tháng 1-5/2011. Do vậy, doanh nghiệp không có tiền để chi trả trong khoảng thời gian này và khoản lãi phát sinh từ khoản nợ hàng năm tăng lên.

Trong khi đó, lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum cho biết, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum khẳng định đã nhiều lần gửi văn bản và cử người trực tiếp đến các doanh nghiệp yêu cầu thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, nhưng các doanh nghiệp nợ tiền dịch vụ môi trường rừng vẫn chưa trả.

Một khu rừng tự nhiên bạt ngày cây cổ thụ ven quốc lộ 24 và đường Trường Sơn Đông bị người dân lấn chiếm, đốt cháy làm nương rẫy. (Ảnh: Vietnam+)
Một khu rừng tự nhiên bạt ngày cây cổ thụ ven quốc lộ 24 và đường Trường Sơn Đông bị người dân lấn chiếm, đốt cháy làm nương rẫy. (Ảnh: Vietnam+)

Việc các nhà máy thủy điện cố tình chây ỳ, chậm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng để “trả nợ rừng” ngày càng trở nên phổ biến, gây tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

“Việc chậm trễ này rõ ràng nhằm chiếm dụng vốn,” vị lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum nhấn mạnh.

Việc các nhà máy thủy điện cố tình chây ỳ, chậm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng để “trả nợ rừng” ngày càng trở nên phổ biến, gây tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý và bảo vệ rừng do nguồn kinh phí này trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng đa số đều ở vùng sâu, xa rất nhiều khó khăn…

Trước tình hình trên, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung thanh toán bổ sung tiền dịch vụ môi trường rừng và lãi chậm nộp để doanh nghiệp thủy điện có kinh phí chi trả.

Phớt lờ lệnh cấm, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra. (Ảnh: Vietnam+)
Phớt lờ lệnh cấm, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra. (Ảnh: Vietnam+)

Việc chây ỳ “trả nợ rừng” đã là phổ biến không chỉ riêng một vài địa bàn mà hầu như khắp các tỉnh thành trên cả nước như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng…khiến chính quyền địa phương đã phải “kêu cứu” tới tận Trung ương, xin phối hợp để…“đòi nợ.”

Đơn cử như tỉnh Hà Giang, tuy coi thủy điện là một trong 4 mũi nhọn phát triển kinh tế để tạo sự đột phá cho tỉnh nghèo, nhưng thời gian qua, các cơ quan ban ngành của tỉnh này cũng đã ngán ngẩm với tình trạng thủy điện “trốn” nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cực chẳng đã, mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã phải soạn thảo công văn gửi liên Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin phối hợp, để “ép” doanh nghiệp chấp hành nghĩa vụ “trả nợ rừng.”

Theo tinh thần công văn, nhà máy thủy điện Thái An (công suất 82 MW) nằm trong tốp dự án thủy điện lớn của tỉnh. Để có rừng, có nước cho thủy điện này hoạt động, hơn 9.000 hộ dân của huyện Quản Bạ và một phần dân huyện Yên Minh đã phải bỏ sức bảo vệ 25,3 nghìn héca rừng. Tuy nhiên, khi đã có thu, nhà máy này lại “quên” dân và không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ dịch vụ môi trường rừng.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, tính đến đầu năm 2018, số nợ về tiền dịch vụ môi trường rừng của thủy điện Thái An vẫn còn hơn 4,2 tỷ đồng. Sau một thời gian dài đốc thúc và kêu gọi các ban ngành phối hợp “đòi nợ,” đến quý I/2018, thủy điện này mới chịu “mở két” chi trả 500 triệu đồng.

Một cánh rừng rộng lớn bị xâm hại, đào xới nham nhở tại tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Một cánh rừng rộng lớn bị xâm hại, đào xới nham nhở tại tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Tương tự như Thủy điện Thái An, trước khi xây dựng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy điện Nho Quế 3 cũng hứa hẹn với tỉnh, với dân sẽ mở ra nhiều viễn cảnh tươi đẹp cho miền đất này, trong đó có tiền dịch vụ môi trường rừng, nhưng đến nay cũng rơi vào tình trạng nợ đọng, với số tiền lên đến gần 4,8 tỷ đồng.

Cùng chung “kịch bản” nợ, tại tỉnh Đắk Lắk, trong số 20 công trình (chủ yếu là thủy điện) làm mất rừng, phải đóng tiền trồng rừng thay thế hơn 26 tỉ đồng thì đến năm 2017 cũng mới chỉ có 8 đơn vị nộp tiền dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền 9,9 tỉ đồng. Vậy số tiền hơn 16 tỷ đồng còn lại mà các thủy điện khác còn nợ với dân đang “mắc kẹt” ở đâu? Sự chậm trễ này có phải nhằm chiếm dụng vốn?

Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus về thực trạng nêu trên, nhiều chuyên gia về rừng, cho rằng việc các nhà máy thủy điện chây ì không trả dịch vụ môi trường rừng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

Vì thế, các chuyên gia đồng kiến nghị đã đến lúc cần xem lại trách nhiệm của các thủy điện, cũng như các “nhóm lợi ích” liên quan. Khi các nhà máy thủy điện cố tình không trả nợ, thì cơ quan quản lý có thể khấu trừ vào số tiền bán điện của nhà máy ấy, hoặc yêu cầu cơ quan chức năng tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hợp đồng mua bán điện cho đến khi trả hết nợ. Thậm chí có thể khởi kiện.

Trên phương diện cơ quan quản lý, ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiêm) nhấn mạnh, trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng là chủ trương đúng đắn. Theo đó, các dự án xây dựng, nhất là thủy điện làm mất rừng sẽ phải đóng tiền trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng, nếu không chấp hành, nhà nước sẽ chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án.

Trên cơ sở đó, “tới đây Luật Lâm nghiệp sẽ có dự thảo quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp chây ỳ nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng,” ông Tùng nói thêm./.

Thêm một cánh rừng bị người dân cạo trọc làm nương rẫy tại tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Thêm một cánh rừng bị người dân cạo trọc làm nương rẫy tại tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tính đến 30/12/2016, tổng số tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng trên toàn quốc là 6.510,7 tỷ đồng, trong đó quỹ Trung ương thu được 4.768,5 tỷ đồng, quỹ tỉnh thu 1.742,2 tỷ đồng. Số tiền dịch vụ môi trường chi trả cho các chủ rừng là 5.024 tỷ đồng để các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức quản lý bảo vệ 5,87 triệu ha rừng. Các địa phương đã được phép sử dụng gần 385 tỷ để hỗ trợ các chủ rừng xây dựng các công trình lâm sinh phục vụ phát triển rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.Hiện tại, trên cả nước đã có hơn 500.000 hộ gia đình, nhóm hộ gia đình được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng với mức bình quân khoảng 2 triệu đồng/hộ/năm.

Nhìn lại những vụ ‘thảm sát đại ngàn’ sau lệnh ‘đóng cửa rừng’

Để phục hồi rừng, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương trên cả nước phải đóng cửa rừng tự nhiên, thế nhưng từ khi có lệnh cấm đến nay, tình trạng lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn tiếp diễn. Thậm chí, nhiều nơi rừng bị tàn phá quá nhanh đã khiến hàng ngàn hécta rừng “bốc hơi” khó hiểu.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2018 đến nay, sau nhiều tháng đi thực tế gần như khắp các tỉnh có rừng từ Bắc vào Nam, nhóm phóng viên VietnamPlus đã chứng kiến ít nhất gần 20 vụ phá rừng tự nhiên để khai thác gỗ trái phép. Trong đó, những loại gỗ quý hiếm ở các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bị khai thác nhiều nhất.

Mời độc giả cùng nhìn lại một loạt những vụ phá rừng gây chấn động trong vòng 5 năm qua và những câu chuyện “bí ẩn” đằng sau thực trạng đại ngàn…“đổ máu.”

LỆNH CẤM BAN HÀNH RỒI, ĐẠI NGÀN VẪN “ĐỔ MÁU…”

Nói đến phá rừng, mất rừng, cán bộ tiếp tay cho phá rừng thì các tỉnh Tây Nguyên, kế tiếp là Miền Trung, Đông Bắc, Tây Bắc được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, rất nhiều vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng đã được báo chí phanh phui, cơ quan chức năng vào cuộc ngăn chặn, xử lý.

Chỉ riêng tại khu vực Tây Nguyên, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 6.034 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ, phát triển rừng , tăng 463 vụ so với năm 2014.

Một cây thông nàng bị chặt hạ còn lại phần gốc tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)
Một cây thông nàng bị chặt hạ còn lại phần gốc tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)

Một số hành vi vi phạm chủ yếu là: Phá rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng trái phép; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để nhường chỗ cho những các công trình phát triển như thủy điện, giao thông, khai khoáng; khai thác gỗ và lâm sản trái pháp luật.

Trọng điểm khai thác gỗ trái phép tập trung chủ yểu tại các khu vực còn nhiều rừng tự nhiên, khu vực biên giới, khu vực giáp ranh; các rừng đặc dụng.

Mới đây nhất, tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, vào các ngày 14 và 23/2/2018, gần 15 ha rừng tự nhiên thuộc lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý đã bị phá trắng, đốt trụi. Sau khi phá, các đối tượng sử dụng máy cày để ủi đất để trồng cây nông nghiệp.Hiện trường vụ việc chỉ nằm cách trạm quản lý, bảo vệ rừng số 2 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Quảng Sơn hơn 1 km, nhưng chủ rừng lại ‘không phát hiện ra’ để ngăn chặn hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền…

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, các ngành chức năng đã vào cuộc điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an huyện Đắk G’Long cũng đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam 5 đối tượng liên quan để điều tra về “Tội hủy hoại rừng” theo điều 243 Bộ Luật Hình sự.

Bất chấp những quyết tâm và mệnh lệnh của Chính phủ, tại nhiều địa phương trên cả nước, tình trạng “phá sơn lâm,” làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên vẫn diễn biến hết sức phức tạp. (Ảnh: Vietnam+)
Bất chấp những quyết tâm và mệnh lệnh của Chính phủ, tại nhiều địa phương trên cả nước, tình trạng “phá sơn lâm,” làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên vẫn diễn biến hết sức phức tạp. (Ảnh: Vietnam+)

Ngoài Rừng phòng hộ Nam Sông Bung, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Nam Giang cũng diễn ra tình trạng phá rừng tự nhiên là rừng gỗ lim cổ thụ, gỗ sau khi khai thác sẽ được vận chuyển ra khỏi rừng rồi buộc vào mạn thuyền để kéo theo lòng hồ thủy điện đến bãi tập kết, tiêu thụ.

Ông Đinh Văn Hồng, Giám đốc kiêm Hạt trưởng Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng đã tổ chức 50 đợt kiểm tra, truy quét, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Qua đó, phát hiện và lập biên bản đối với 42 vụ vi phạm; tạm giữ 1,880 m3 gỗ tròn, 16,391 m3 gỗ xẻ.

TRỚ TRÊU NGƯỜI BẢO VỆ RỪNG LẠI LÀ…LÂM TẶC

Rạng sáng 27/4/2018, Tổng cục Cảnh sát-Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Đắk Nông đã lại phát hiện và bắt giữ hai xe đang vận chuyển 40,2m3 gỗ không có giấy tờ hợp pháp. Khi khám xét bãi tập kết gỗ tại Đắk Nông, cơ quan chức năng đã phát hiện thuộc về một đối tượng có biệt danh “Phượng Râu”-chủ một cơ sở kinh doanh, buôn bán gỗ lớn nhất tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút. Ngay lập tức, lực lượng chức năng đã bắt đối tượng “Phượng Râu” vào rạng sáng 28/4, khi đối tượng này đang chuẩn bị tẩu thoát…

Lệnh cấm ban hành rồi, đại ngàn vẫn “đổ máu…”. (Ảnh: Vietnam+)
Lệnh cấm ban hành rồi, đại ngàn vẫn “đổ máu…”. (Ảnh: Vietnam+)

Đáng buồn hơn cả là số gỗ thu giữ tại hiện trường sau đó đã được xác định do các đối tượng lâm tặc khai thác tại Vườn Quốc gia York Đôn, thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắc. Vụ phá rừng quy mô lớn này còn liên quan đến nhiều cán bộ địa phương, ngành kiểm lâm, biên phòng- chính những người làm chức năng giữ rừng, bảo vệ rừng.

Tại Bình Định, ngày 24.7, Tòa án Nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 9 bị cáo về tội hủy hoại rừng. Đây là vụ phá rừng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Bình Định, xảy ra tại xã An Hưng, huyện An Lão.

Tổng diện tích rừng bị phá 64,18 ha; trong đó có 25,87 ha rừng có chức năng phòng hộ và 38,31 ha rừng có chức năng sản xuất; trữ lượng rừng bị thiệt hại 5.522,20 m³, tổng giá trị rừng bị thiệt hại là hơn 4,7 tỉ đồng.

Liên quan đến vụ phá rừng này, cuối năm 2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện An Lão; ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện. Ngoài ra, có 10 cán bộ kiểm lâm, kiểm lâm viên, cán bộ xã cũng bị kỷ luật do liên quan đến trách nhiệm để xảy ra vụ phá rừng trên…

Còn tại tỉnh Quảng Nam, địa phương đang có độ che phủ rừng lớn nhất nhì cả nước, từ đầu năm 2018 đến nay cũng liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng với quy lớn, gây xôn xao dư luận, khiến lãnh đạo tỉnh này phải viết “tâm thư” gửi toàn thể cán bộ kiểm lâm trên địa bàn, chấn chính công tác quản lý và xin từ chức nếu không đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ.

Nhiều nơi rừng bị tàn phá quá nhanh đã khiến hàng ngàn hécta rừng “bốc hơi” khó hiểu. (Ảnh: Vietnam+)
Nhiều nơi rừng bị tàn phá quá nhanh đã khiến hàng ngàn hécta rừng “bốc hơi” khó hiểu. (Ảnh: Vietnam+)

Giữa tháng 3/2018, hàng chục cây rừng nguyên sinh bị chặt hạ nằm ngổn ngang giữa vùng lõi rừng phòng hộ Sông Kôn, thuộc khoảnh 8, 9, 10, 11 tiểu khu 41 (xã Tà Lu); khoảnh 1, 3 tiểu khu 140 (xã Zà Hung, huyện Đông Giang), nằm trong địa bàn quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn, thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng kiểm đếm tại hiện trường có 33 gốc cây bị chặt hạ, trong đó có 28 gốc thuộc địa bàn xã Tà Lu, 5 gốc thuộc địa bàn xã Zà Hung và 12 gốc thuộc Ủy ban Nhân dân xã Tà Lu quản lý, 21 gốc thuộc lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn.

Ước tính khối lượng gỗ thiệt hại tại vùng lõi phòng hộ Sông Koon khoảng 45,6m3, gỗ từ nhóm III đến nhóm VII. Một số gỗ đã vận chuyển khỏi hiện trường, còn lại hiện trường 5 lóng gỗ tròn và 1 cây gỗ chưa cưa xẻ (khối lượng 10,852m3), 8 phách gỗ xẻ (khối lượng 2,299m3)…

Trong khi vụ phá rừng trên đang gây xôn xao dư luận thì ngay sau đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết trong quá trình kiểm tra, Ban quản lý và Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Nam Sông Bung phát hiện một vụ phá rừng khác xảy ra tại khoảnh 1 và 3, thuộc tiểu khu 335 (địa phận thôn Cần Đôn, xã Chà Vàl, huyện Nam Giang).

Tại khu vực này có 34 cây gỗ rừng tự nhiên bị chặt hạ (trong đó có 33 cây lim xanh và 1 cây xoan đào). Ước tính tổng khối lượng gỗ thiệt hại hơn 235m3; trong đó gỗ lim xanh hơn 223m3 và gỗ xoan đào gần 12m3. Khối lượng gỗ còn tại hiện trường gần 126m3 gỗ tròn và gần 4m3 gỗ xẻ.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, cho biết Sở đã có quyết định cách chức đối với ông Trần Lanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm kiêm Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Bung, do không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trong vụ phá rừng trái phép tại địa phận quản lý…

Một vụ phá rừng xảy ra tại khu vực đã được giao cho chính quyền xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum quản lý. (Ảnh: Vietnam+)
Một vụ phá rừng xảy ra tại khu vực đã được giao cho chính quyền xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum quản lý. (Ảnh: Vietnam+)

“XẺ THỊT” ĐẠI NGÀN BẤT CHẤP HIỂM HỌA

Trước đó, hồi tháng 7/2016, tỉnh Quảng Nam cũng để xảy ra một vụ phá rừng tại làm rúng động dư luận, hậu quả của vụ án nghiêm trọng này là rừng phòng hộ Nam Sông Bung bị các bị can chặt hạ, cưa xẻ 37 cây gỗ pơmu (nhóm IIA) thuộc nhóm thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Tổng khối lượng gỗ pơmu bị khai thác trái phép là 53,123 m3 với tổng giá trị thiệt hại được xác định là hơn 3,2 tỷ đồng.

Không kém phần nhức nhối, tại tỉnh Quảng Bình, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép cũng diễn ra với tần suất liên tục. Ngay từ những tháng đầu năm 2018, “lâm tặc” đã đưa máy móc vào rừng đốn hạ hàng loạt cây gỗ lớn nằm trong lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa.

Tại hiện trường, nhóm lâm tặc để lại 429 hộp gỗ với khối lượng gần 100 m3. Các loại gỗ thuộc nhóm II đến nhóm VII, trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm, có giá trị như táu, dổi…Liên quan đến vụ việc này, đầu tháng 5/2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật 5 cán bộ do có những sai phạm trong công tác bảo vệ rừng.

Tại Hà Giang, gần một thập kỷ nay, hầu như năm nào cũng xảy ra những vụ phá rừng lớn, gây thiệt hại hàng trăm m3 gỗ trong rừng đặc dụng. (Ảnh: Vietnam+)
Tại Hà Giang, gần một thập kỷ nay, hầu như năm nào cũng xảy ra những vụ phá rừng lớn, gây thiệt hại hàng trăm m3 gỗ trong rừng đặc dụng. (Ảnh: Vietnam+)

Ngược về các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi khi mùa mưa bão đến thường xuyên xảy ra các trận lũ ống, lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản của bà con. Đặc biệt là ở các tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… một phần nguyên nhân dẫn đến thiên tại được các chuyên gia xác nhận rằng là bởi mất rừng.

Tại Hà Tĩnh, trong năm 2016 cũng xảy ra một vụ hủy hoại rừng với quy mô lớn. Cụ thể, từ tháng 2 đến tháng 4/2016, ông Phạm Lê Huân-Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thành Tâm đã thuê người chặt phá 41.400 m2 rừng tự nhiên được quy hoạch làm rừng sản xuất tại khoảnh 2,5a thuộc Tiểu khu 229 xã Phú Gia.

Hành vi chặt phá rừng của Phạm Lê Huân xảy ra trong nhiều tháng liền, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Đến ngày 10/1/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Lê Huân để điều tra về hành vi hủy hoại rừng.

Tuy nhiên, tại Hà Giang, hàng chục năm nay hầu như năm nào cũng xảy ra những vụ phá rừng lớn, gây thiệt hại hàng trăm m3 gỗ trong rừng đặc dụng.

Lâm tặc cưa xẻ những khúc gỗ lớn thành từng tấm để dễ dàng vận chuyển, tẩu tán ra ngoài. (Ảnh: Vietnam+)
Lâm tặc cưa xẻ những khúc gỗ lớn thành từng tấm để dễ dàng vận chuyển, tẩu tán ra ngoài. (Ảnh: Vietnam+)

Tại Bắc Kạn, tổng diện tích rừng bị phát, phá là 10,909 hécta với 3.581 cây bị chặt hạ, khối lượng 623,121 m3.

Mới đây nhất, theo báo cáo của lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang, từ ngày 2- 4/3/2018, cán bộ Trạm Kiểm lâm Hoàng Lỳ Pả (Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang) đã phát hiện 7 cây nghiến (thuộc loài gỗ quý hiếm nhóm IIA) bị các đối tượng đốn hạ trái phép, với khối lượng lâm sản bị thiệt hại là 142,471 m3.

Trước đó vào các năm 2014, 2016, 2017, phóng viên VietnamPlus cũng đã có loạt bài phản ánh về tình trạng phá rừng nghiến cổ thụ tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Các vụ phá rừng xảy ra nhiều nhất là tại các thôn Hoàng Lỳ Pả, Phìn Sảng, Lùng Thiềng, Mã Hoàng Phì thuộc xã Minh Tân.

Cũng tương tự như Hà Giang, “người hàng xóm” Cao Bằng, những năm gần đây cũng thường xuyên diễn ra các vụ phá rừng gỗ nghiến ở các huyện Thông Nông, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, thậm chí hình thành lên một đường dây buôn gỗ lậu sang Trung Quốc.

Thông thường, gỗ sau khi khai thác thành những khúc dạng thớt, tấm ván, gỗ hộp…sẽ được vận chuyển ra khỏi rừng bằng cách dùng sức người vác, gùi, dùng hẳn tời bằng cáp giống như cáp treo để vận chuyển gỗ từ trong rừng đến nơi tập kết, tiêu thụ.

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng phá rừng cũng diễn biến phức tạp chẳng kém. Mới đây, hơn 13 ha rừng tự nhiên tại xã An Thắng, huyện Pác Nặm đã bị chặt phá trái phép. Đáng nói, 19 đảng viên là những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã An Thắng, huyện Pác Nặm đã trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo người thân chặt phá rừng trái phép. Cả hệ thống chính quyền tại đây tê liệt.

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Pác Nặm, qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, thăm nắm thông tin có 25 hộ đã vi phạm phát, phá vào rừng sản xuất, thuộc trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy. Các loài cây chủ yếu là Sau sau, Kháo, Mận rừng và một số loài ưa ánh sáng.

Tại tỉnh Điện Biên, dù lực lượng chức năng đã căng mình trong “cuộc chiến” giữ rừng, nhưng những năm qua, tình hình di dân, phá rừng làm nương rẫy ồ ạt tại huyện Mường Nhé vẫn tiếp diễn phức tạp, khiến hơn 500 héca rừng bị chặt hạ./.

Những khúc gỗ lim xanh bị chặt hạ tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Những khúc gỗ lim xanh bị chặt hạ tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

MẤT RỪNG

Rối từ cơ chế rối đi

Sau gần 5 năm, từ khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, tình trạng xâm lấn rừng, khai thác lâm sản trái phép làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn diễn biến hết sức phức tạp, trong đó nhiều vụ việc diễn ra trong suốt thời gian dài, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Theo đánh giá của giới chuyên gia nghiên cứu về rừng, nguyên nhân dẫn đến “làn sóng” phá rừng là do lâm tặc được tổ chức tinh vi, coi thường kỷ cương phép nước. Nhưng “lỗ hổng” lớn nhất là do bất cập về cơ chế, chính sách; yếu kém trong công tác quản lý, trong khi lực lượng kiểm lâm còn thiếu tính sâu sát, lơ là trách nhiệm.

Đề cập đến thực trạng mất rừng tự nhiên, chuyên gia lâm nghiệp Đoàn Diễm, Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phân tích: Giả sử bây giờ Nhà nước giao hết 14 triệu hécta rừng cho 5 triệu hộ dân đang sinh sống trong rừng thì trung bình mỗi hộ cũng chỉ được hơn 2 hécta rừng, rõ ràng không thể đủ nguồn đất để giải quyết việc giao đất rừng và ổn định sinh kế.”

Nói rõ thêm, ông Diễm đưa ví dụ cụ thể: Đơn cử như ở tỉnh Lâm Đồng, mỗi hộ được khoán tới 20 hécta rừng tự nhiên và được chi trả dịch vụ môi trường với định mức cao nhất cả nước (khoảng 400.000/hécta), nhưng tổng thu nhập của họ cũng chỉ 8 triệu/hộ/năm, so với tiêu chí hộ nghèo 700.000/người/ha/năm thì họ cần trên 40 triệu. Rõ ràng là không sống được!

Chặt phá gỗ nghiến tại rừng đặc dụng Phong Quang, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Vietnam+)
Chặt phá gỗ nghiến tại rừng đặc dụng Phong Quang, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Vietnam+)

“Bất cập lớn nhất hiện nay là diện tích đất rừng có hạn nhưng dân số vùng núi lại gia tăng. Đây là bài toán rất nan giải, bởi một khi không giải quyết được vấn đề sinh kế thì không thể giữ rừng được” – ông Đoàn Diễm, Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của ông Diễm, mặc dù Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc nhưng hiện nay mới giao đất lâm nghiệp và rừng cho khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở miền núi. Trong khi, đối với rừng tự nhiên, người dân hầu hết chỉ có nguồn thu từ khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Vị chuyên gia của Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng cho biết, theo số liệu hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016, số rừng giao cho hộ gia đình là 2,93 triệu ha và giao cho cộng đồng dân cư là 1,13 triệu hécta. Tuy nhiên, nhiều khu rừng giao cho cộng đồng lại nảy sinh bất cập do chủ yếu được giao rừng tự nhiên nghèo, cơ chế hưởng lợi không hấp dẫn, giao xa khu dân cư…Chính vì thế, tình trạng mất rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái pháp luật còn xảy ra ở nhiều nơi.

Ở một góc độ khác, bà Cao Thị Lý, Đại học Tây Nguyên cho biết, tình trạng phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp dẫn đến tranh chấp đã và đang diễn ra ở rừng và đất lâm nghiệp của tất cả các chủ thể quản lý, tất cả các loại rừng, đặc biệt phức tạp đối với rừng sản xuất ở khu vực Tây Nguyên.

Tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. (Ảnh: Vietnam+)
Tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. (Ảnh: Vietnam+)

Tình trạng phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp dẫn đến tranh chấp đã và đang diễn ra ở rừng và đất lâm nghiệp của tất cả các chủ thể quản lý, tất cả các loại rừng.

“Thời gian qua, hầu hết rừng đặc dụng ở Tây Nguyên đều có tình trạng này, tuy mức độ và phạm vi lấn chiếm có khác nhau. Trong đó, các tỉnh ‘nóng’ về tình trạng mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp là Gia Lai, Đắk Lăk và Đắk Nông,” bà Lý nói.

Bà Lý cũng cho biết, hiện đa số các khu rừng đặc dụng đã giải quyết, tiến hành cắm mốc ranh giới, song một số khu đến nay vẫn chưa giải quyết được, vì chưa có sự thống nhất giữa các bên liên quan. Nhiều địa phương sau khi kiểm tra, cưỡng chế, thu hồi, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp có giảm, tuy nhiên nguy cơ tái diễn còn tiềm ẩn ở nhiều nơi.

Đồng quan điểm, giáo sư tiến sĩ Bảo Huy, Đại học Tây Nguyên nhấn mạnh: Tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra là do giao rừng không đúng với nhu cầu, vị trí truyền thống của cộng đồng. Sau 15 năm thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho hộ-cộng đồng ở Tây Nguyên, rừng và đất rừng vẫn chưa thực sự đóng góp vào sinh kế của người dân.

Bất cập ngay ở cơ chế nên rừng được giao vẫn mất, vẫn suy thoái. Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho thấy, so với năm 2015, diện tích rừng ở khu vực Tây Nguyên đã giảm 3.323 hécta, bình quân mỗi năm giảm hơn 1.000 hécta. Đặc biệt đất lâm nghiệp được giao cho các chủ rừng quản lý đều xảy ra tranh chấp…

Video vì sao lâm tặc dễ dàng xâm hại rừng tự nhiên. (Nguồn: Vietnam+)

Đúc rút những bài học kinh nghiệm về sự thất bại và thành công của chương trình giao đất giao rừng, giáo sư tiến sĩ Bảo Huy nhận định: Rừng vẫn mất là do giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, trong khi ở một số nơi rừng được quản lý và bảo vệ khá tốt là do rừng được giao cho nhóm hộ, cộng đồng.

Bên cạnh đó, lâm nghiệp chưa tạo ra sinh kế bền vững cho người dân là do rừng được giao là rừng nghèo, trong khi nhà nước không có chính sách đầu tư cho bảo vệ, phục hồi.

Ngược lại, ở một số khu vực, rừng vẫn tạo ra thu nhập từ gỗ thương mại vì khu vực được giao phù hợp với rừng truyền thống như Buôn Tul, Đắc Lắk hay Bu Nor, Đắk Nông…

Nhìn nhận từ góc độ ngành, ông Lê Đình Thơm-Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm cho biết, có hai nhóm nguyên nhân gây mất rừng, suy giảm diện tích rừng. Trước hết đó nhu cầu về gỗ tự nhiên luôn hiện hữu, tiếp đó là nhu cầu mở rộng đất để sản xuất cây công nghiệp, nông nghiệp có giá trị cao… khiến thực trạng lấn chiếm rừng không ngừng gia tăng, điển hình nhất là tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Nhóm nguyên nhân tiếp theo là do chuyển đổi rừng cho các dự án phát triển như thủy điện (chiếm 68%) và do các hành vi trái pháp luật, cháy rừng…(chiếm 32%), theo thống kê 2012-2017.

“Sau khi có chỉ thị của Thủ tướng và đặc biệt là chỉ thị số 13, các cấp các ngành đã vào cuộc rất quyết liệt, tuy nhiên một số nơi còn hiện tượng chủ rừng buông lỏng quản lý, phát hiện xử lý chưa kịp thời, có tình trạng báo cáo thiếu trung thực, nhiều nơi thiếu tuần tra giám sát, nghiệp vụ yếu tham mưu cho chính quyền chưa kịp thời,” ông Lê Đình Thơm-Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm???

Về khía cạnh Luật, ông Thơm thẳng thắn: Sau 13 năm triển khai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã bộc lộ nhiều “lỗ hổng” khiến chưa thể giải quyết được việc bảo vệ phát triển rừng và hài hòa kinh tế xã hội, cải thiện dân sinh.

Tình trạng mất rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái pháp luật xảy ra ở nhiều nơi tại tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)
Tình trạng mất rừng, lấn chiếm rừng, khai thác rừng trái pháp luật xảy ra ở nhiều nơi tại tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Vietnam+)

“Đặc biệt là, việc chi trả dịch vụ môi trường đã được triển khai nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa được đưa vào trong Luật,” ông Thơm chia sẻ.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp) cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn tới thực trạng mất rừng, suy giảm diện tích rừng trong thời gian qua là do những “thiếu sót” đằng sau các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

“Từ năm 2004 khi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có hiệu lực, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành 100 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật. Tuy nhiên, quá trình thi hành đã bộc lộ những tồn tại, chưa phù hợp với thực tiễn.” – ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp).

Điển hình là các quy định của Luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đối với rừng tự nhiên; hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp, tổ chức của lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương còn thiếu thống nhất, tính ổn định không cao; quy định của luật còn thiếu gắn kết, đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan…

“Luật, chính sách trong quá trình vận hành thường không đi kịp với thực tế nên chắc chắn sẽ có những “lỗ hổng” không chỗ này thì chỗ kia kèm theo đó là những hệ lụy mà ngay cả người làm luật cũng không thể biết được. Vì vậy, Luật Lâm nghiệp (có hiệu lực từ năm 2019) sẽ có cách tiếp cận khác là xã hội hóa rừng, từ quy định công tác quản lý, bảo vệ, xử lý vi phạm, cố gắng khi có hiệu lực thì ban hành kèm một loạt quy định, chính sách, dự thảo cơ bản, bao quát được tất cả các mối quan hệ…. Tất nhiên ngay cả khi đó cũng sẽ xảy ra những lỗ hổng khác, nhưng quan trọng là chúng ta có biện pháp, chế tài xử lý, ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định.

Theo ông Đoàn Diễm, Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật lâm nghiệp ban hành sắp tới cần đảm bảo việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng và thu hồi rừng được thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình.

Đồng thời, Luật lâm nghiệp cũng cần có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc tiểu số trong giao rừng với tinh thần tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của họ.

Ngoài ra, ông Diễm khuyến cáo, đồng quản lý rừng là một phương thức quản lý có hiệu quả, trong đó chủ rừng là Nhà nước sẽ chia sẻ quyền, lợi ích và nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng với cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương ở các mức độ khác nhau, mà không làm mất vai trò chủ đạo của chủ rừng Nhà nước. Chính vì vậy, Nghị định đang dự thảo cần có các quy định cụ thể để tổ chức thực hiện được mô hình này.

“Vai trò của cộng đồng cần được xem trọng hơn, cần xem họ thực sự là chủ rừng, có quyền tự quyết định phát triển rừng như tự phát triển sản xuất dưới dạng doanh nghiệp lâm nghiệp cộng đồng. Đồng thời, rừng tự nhiên sản xuất cần được quản lý tập trung, gắn với quyền hưởng dụng truyền thống của cộng đồng,”- Giáo sư,Tiến sĩ Bảo Huy, Đại học Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, để quản lý rừng bền vững và phát triển sinh kế thì đất lâm nghiệp để trồng rừng và sản xuất nông lâm kết hợp nên giao cho hộ gia đình, còn rừng tự nhiên thì giao cho nhóm hộ, cộng đồng. Trong đó, ưu tiên giao cho cộng đồng các rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng quản lý truyền thống của cộng đồng và rừng hiện do Ủy ban Nhân dân xã quản lý.

Ngoài ra, để phát triển sinh kế, người dân nên phát triển nông lâm kết hợp với đa sản phẩm, đa chức năng bao gồm cả chức năng bảo vệ hệ sinh thái để có thể nhận thêm nguồn thu từ các chương trình REDD+, PES.

Đặc biệt, ông Huy đề xuất nên có chính sách chi trả dịch vụ quản lý bảo vệ rừng với rừng nghèo kiệt để những cộng đồng không nằm trong lưu vực thủy điện và không nhận được tiền từ chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng vẫn có thể có thu nhập ổn định từ rừng./.

Giáo sư,Tiến sĩ Bảo Huy, Đại học Tây Nguyên đề xuất nên có chính sách chi trả dịch vụ quản lý bảo vệ rừng với rừng nghèo kiệt. (Ảnh: Vietnam+)
Giáo sư,Tiến sĩ Bảo Huy, Đại học Tây Nguyên đề xuất nên có chính sách chi trả dịch vụ quản lý bảo vệ rừng với rừng nghèo kiệt. (Ảnh: Vietnam+)

‘Ăn của rừng rưng rưng nước mắt…’

Liên tiếp những năm gần đây, hàng loạt cơn lũ, lũ quét, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều địa phương bị phá rừng trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, khiến hàng trăm người chết và mất tích; hàng ngàn ngôi nhà bị sập, hư hỏng, hàng vạn hécta lúa, hoa màu bị ngập úng, mất trắng, gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi…

Thực trạng trên khiến bất cứ ai quan tâm, xem hình ảnh, video clip hay đã tận mắt chứng kiến những khu rừng bị tàn phá tan hoang, thiên tai nổi loạn, lũ quét hoành hành, cũng có chung một nỗi hoang mang rằng: Lẽ nào lời nguyền của rừng xanh-“phá sơn lâm, đâm hà bá” đã hiển hiện qua những hậu quả nặng nề như đã thấy?

Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2017 đến nay, đã có gần 100 người chết và mất tích; hàng ngàn ngôi nhà bị sập, hư hỏng; hàng vạn hécta lúa, hoa màu bị úng ngập; gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi; cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề. Thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Chỉ tính riêng vụ sạt lở đất tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu xảy ra vào cuối tháng Bảy, đầu tháng 8/2018, đã làm ít nhất 15 người thương vong, trong đó có 6 người chết. Cùng thời điểm này, năm 2017, trận lũ quét kinh hoàng, quét qua thị trấn Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái cũng đã làm 14 người chết và mất tích…

Liên tiếp những năm gần đây, hàng loạt cơn lũ, lũ quét, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều tỉnh bị mất rừng. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Liên tiếp những năm gần đây, hàng loạt cơn lũ, lũ quét, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều tỉnh bị mất rừng. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

“Việc mất rừng đầu nguồn dẫn tới khó khăn rất lớn trong phòng lũ và chúng ta đang phải trả giá vì để trồng lại những khu nguyên sinh như vậy phải mất tới hàng chục năm.”

Gần đây nhất, đợt mưa lũ sau bão số 4 xảy ra giữa tháng 8/2018 tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đã làm 8 người chết và mất tích. Trong đó, tại Nghệ An, lũ dữ đã khiến 5 người chết; 37 ngôi nhà bị sập và tốc mái, hơn 2.300 nhà bị ngập; hơn 4.100 hécta lúa cùng nhiều diện tích hoa màu khác bị ngập; 16.953 con gia súc, gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi…

“Việc mất rừng đầu nguồn dẫn tới khó khăn rất lớn trong phòng lũ và chúng ta đang phải trả giá vì để trồng lại những khu nguyên sinh như vậy phải mất tới hàng chục năm.”- ông Trần Quang Hoài-Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai.

Trong khi các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung căng mình chống chọi với sạt lở, lũ quét, lũ ống thì tại Đồng bằng sông Cửu Long, sạt lở nghiêm trọng cũng đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống của hàng vạn người dân.

Sau hàng loạt tai họa đã xảy ra, cũng đã có những lý giải ban đầu về nguyên nhân dẫn tới những hậu quả nặng nề. Có thông tin cho rằng tai họa của lũ là do biến đổi khí hậu; do phong tục tập quán của người dân miền núi thường sinh sống ở các triền đồi, ven sông, nên khi có lũ lớn rất dễ xảy ra thiệt hại về người và tài sản. Nhưng xét về tổng thể, có vẻ những lý giải này chưa đủ căn cứ thuyết phục.

“Việc mất rừng đầu nguồn dẫn tới khó khăn rất lớn trong phòng lũ và chúng ta đang phải trả giá”-ông Trần Quang Hoài-Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
“Việc mất rừng đầu nguồn dẫn tới khó khăn rất lớn trong phòng lũ và chúng ta đang phải trả giá”-ông Trần Quang Hoài-Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Không thể phủ nhận, lũ kéo đến là do khí hậu thất thường. Nhưng khí hậu biến đổi là do đâu? Không phải chính do con người đã tàn phá môi trường, gây ô nhiễm môi trường, không phải chính do hiệu ứng nhà kính, rác thải…?

Câu hỏi đặt ra là, liệu rằng những hình ảnh về hàng trăm người dân đã bị tử nạn do lũ, lũ quét xảy ra trong thời gian qua có khiến những kẻ phá rừng “rửa tay, gác cưa” hay không? Có lẽ là không, bởi chừng nào còn lợi ích quá lớn sẽ vẫn còn những kẻ nhẫn tâm tàn phá. Vấn đề là Nhà nước quyết tâm và có giải pháp mạnh đến đâu với “quốc nạn” này, để bảo vệ rừng, cũng như hạn chế những tai họa…

Môi trường sống của con người bị tàn phá chính là hệ lụy từ việc con người đã tàn phá môi trường. Phá rừng lấy gỗ, phá rừng làm thủy điện, đồi núi bị mất đi “lá chắn” thì tất lẽ chỉ cần một trận mưa lớn là nước chảy thẳng về xuôi, thành lũ quét, lũ ống “hỏi thăm” các bản, làng.

Điều này đã được minh chứng khi những nơi bị “giặc lũ” tàn phá nặng nề như Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Nghệ An…cũng là những địa phương mà nạn phá rừng diễn ra nghiêm trọng nhất.

“Tình trạng phá rừng trái pháp luật chậm được ngăn chặn tại một số địa phương. Một số địa phương vẫn cho chuyển mục đích sử dụng rừng với diện tích lớn nhưng không tuân thủ quy định của pháp luật. Thậm chí, có công trình thủy điện phát triển chưa được cấp phép đã phá rừng, ảnh hưởng đến sinh thái,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định như vậy tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng ngày 14/10/2017.

Hậu quả của nạn phá rừng đã quá rõ và chắc chắn với mức độ tàn phá rừng quá nhanh như hiện tại, những cơn thịnh nộ, lũ quét gây ảnh hưởng nặng nề về người và tài sản là điều khó có thể tránh khỏi đối với các tỉnh miền núi.

Lẽ nào lời nguyền của rừng xanh-“phá sơn lâm, đâm hà bá” đã hiển hiện qua những hậu quả nặng nề như đã thấy?. (Ảnh: Vietnam+)
Lẽ nào lời nguyền của rừng xanh-“phá sơn lâm, đâm hà bá” đã hiển hiện qua những hậu quả nặng nề như đã thấy?. (Ảnh: Vietnam+)

Cho đến nay, sau nhiều năm hứng chịu tai họa từ thiên tai, câu nói “Nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá”-phương ngôn được đúc kết ngàn đời qua, để cảnh báo những hậu quả to lớn nhất của vấn nạn phá rừng, phá quy luật dòng chảy đến nay vẫn nguyên giá trị, như một lời nguyền để lại cho hậu thế. Tiếc rằng, đến khi người ta thấy rõ những tai quả khủng khiếp trên thì đã có quá nhiều chuyện đau lòng xảy ra.

Nhìn nhận từ góc độ chuyên gia, giáo sư tiến sĩ Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng lũ quét xảy ra bắt nguồn từ rất nhiều lý do, nhưng mẫu chốt là do chính sách chuyển đổi rừng để phát triển các dự án thủy điện một cách ồ ạt, làm vỡ quy luật tự nhiên.

Nói về mức độ gây họa của lũ, ông Hồng khẳng định, những trận lũ, lũ quét xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian qua là quá khủng khiếp. Vấn đề cần lưu ý là, lũ và sạt lở đất kéo theo bùn đá ở các tỉnh miền núi đã xảy ra nhiều năm rồi, Nhà nước cũng đã nhắc nhở nhiều, nhưng vì sao vẫn còn hiện tượng đó?

Vì sao lũ quét, sạt lở đất vẫn liên tiếp xảy ra tại các tỉnh mất rừng?. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Vì sao lũ quét, sạt lở đất vẫn liên tiếp xảy ra tại các tỉnh mất rừng?. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

“Bản thân thủy điện không phải là nguyên nhân chính gây mất rừng, mà chính là cách quản lý khiến cho nhiều dự án “núp bóng” thủy điện để phá rừng.”

Việc mất rừng do làm thủy điện chỉ khoanh vùng ở khu quy hoạch làm hồ chứa nước, xây đập và đường đi lên, nhưng lại “góp phần” rất lớn trong việc phá hoại rừng và thay đổi dòng chảy…”- ông Phan Đình Nhã-Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển CODE.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu của mình, ông Hồng phân tích: Trước tiên về mặt kỹ thuật, về mặt thời tiết thì có mưa mới có lũ. Có lũ mới gây sạt lở đất. Rõ ràng biến đổi khí hậu đã có sự thay đổi rõ rệt. Đó là lượng mưa có cường độ cao hơn, mưa cục bộ ở một số thung lũng chứ không phải dàn trải khắp cả vùng.

“Nhưng có phải chỉ vì biến đổi khí hậu, thiên nhiên hay không? Tại sao những khu những khu rừng trước đây vẫn ổn định, những căn nhà trước đây vẫn ổn định thì nay lại dễ dàng bị đánh sập, sạt lở xuống, bị lũ lớn-lũ bé cuốn trôi? Rõ ràng nguyên nhân ở đây là do tác động từ chính các hoạt động của con người,” ông Hồng nói.

Theo ông Hồng, nguyên nhân đầu tiên là việc phát triển thủy điện nhỏ quá ồ ạt đã khiến một phần không nhỏ diện tích rừng tự nhiên bị mất đi, bị chuyển đổi thành lòng hồ thủy điện… Thực tế này là có căn cứ, bởi năm 2012, Quốc hội đã yêu cầu xóa bỏ hơn 400 dự án thủy điện nhỏ, vì lý do “gây hậu quả lũ cho hạ du.”

Thủy điện đang bị đặt trước mũi dùi chỉ trích làm mất rừng, hủy hoại môi trường, khiến lũ lụt gia tăng với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Thủy điện đang bị đặt trước mũi dùi chỉ trích làm mất rừng, hủy hoại môi trường, khiến lũ lụt gia tăng với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Việc phát triển thủy điện nhỏ quá ồ ạt đã khiến một phần không nhỏ diện tích rừng tự nhiên bị mất đi, bị chuyển đổi thành lòng hồ thủy điện…

“Tuy nhiên, sau một thời gian tạm lắng xuống thì nay thủy điện nhỏ lại ‘bùng’ ra. Điển hình như tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang…, gần đây chính quyền vẫn tiếp tục duyệt cho hàng chục thủy điện nhỏ ‘mọc lên.’ Đây là thông tin cần phải nói, đừng để thủy điện phá rừng, lũ lụt gây tai họa trở thành kiếp nạn,” ông Hồng nhấn mạnh.

Ở một góc độ khác, chuyên gia lâm nghiệp Phan Đình Nhã-Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển CODE cho biết, bấy lâu nay, thủy điện đang bị đặt trước mũi dùi chỉ trích làm mất rừng, hủy hoại môi trường, khiến lũ lụt gia tăng với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bản chất vấn đề nằm ở đâu?

Không chỉ riêng miền Bắc, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, “cơn sốt thủy điện” cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Đơn cử như Tây Nguyên, hiện có khoảng 190 công trình thủy điện, một số dự án thủy điện khác cũng đang tiếp tục được quay hoach, khiến rất nhiều diện tích rừng (chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và ừng nguyên sinh) phải nhường đất chỗ cho những hồ nước mênh mông.

Rừng bị lấy đi quá nhiều là nguyên nhân làm cho lũ lụt ngày càng gia tăng. Dù rằng thủy điện có thể không làm tăng lũ, nhưng thủy điện lại làm mất rừng, khiến lũ lụt, lũ quét xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn, nhất là khi thủy điện buộc phải xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão.

Lời nguyền đại ngàn ứng hiện qua thiên tai. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Lời nguyền đại ngàn ứng hiện qua thiên tai. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Thực trạng diễn biến môi trường thời gian qua cho thấy, được điện thì mất rừng và mất nhiều hơn thế. Rừng mất khiến lũ lụt gia tăng, đất đá sạt lở, môi trường sống bị thay đổi, gây chết người, cuốn trôi đi nhà cửa, tài sản…

Các trận lũ từ năm 2010 trở lại đây đã chứng minh cho tai họa do thủy điện gây ra. Đơn cư như cơn bão lũ xảy ra hồi tháng 11/2013 tại tỉnh Quảng Nam, đã khiến huyện Đại Lộc phải hứng chịu đồng loạt cả 4 thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia-Thu Bồn là A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông Bung 5 xả lũ, khiến cả huyện ngập sâu trong “biển” nước…

Từ góc độ cơ quan quản lý, ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiêm) cho rằng, nguyên nhân gây ra lũ quét là do biến đổi khí hậu, nhưng biến đổi khí hậu cũng xuất phát từ việc phá rừng, “phá sơn lâm.”

“Rõ ràng phá rừng tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến biến đổi khí hậu, dẫn đến thiên tai. Đương nhiên, có rừng thì sẽ hạn chế sự thay đổi bất thường của biến đổi khí hậu, thiên tai cũng sẽ ít và bớt dữ dội hơn. Dù rằng lũ quét xưa nay vẫn xảy ra, nhưng hiện nay ngày một lớn hơn, đó là do mất rừng,” ông Tùng nhấn mạnh.

Về nguyên nhân mất rừng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm khẳng định: “Tác động lớn nhất là do chuyển đổi mục đích sử dụng, đặc biệt là triển khai các dự án phát triển như thủy điện (theo thống kê từ năm 2012 đến 2017, rừng mất do thủy điện chiếm khoảng 68,2%). Nếu người dân vào chặt thì rừng vẫn còn chức năng của nó, còn khi san cả một cánh rừng rồi cho ngập nước thì mới tác động lớn.”

“Hiện nay chúng ta đã phải trả giá cho những việc đó và còn phải tiếp tục nữa. Vì để trồng được những cánh rừng nguyên sinh, đúng nghĩa là những tấm giáp chắn giúp điều tiết nước cũng như môi trường sống thì phải hàng chục năm hoặc lâu hơn nữa mới có thể đáp ứng được. Cùng với đó việc điều hành, vận hành các hồ thủy điện vừa qua cũng đang có vấn đề bất cập, cần sớm phải thay đổi,” ông Tùng nói./.

“Theo thống kê từ năm 2012 đến 2017, rừng mất do thủy điện chiếm khoảng 68,2%”-Ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
“Theo thống kê từ năm 2012 đến 2017, rừng mất do thủy điện chiếm khoảng 68,2%”-Ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

‘VƯƠNG QUỐC PƠMU CỔ THỤ’ TÂY GIANG

Báu vật được gìn giữ

Trong khi rừng tự nhiên đang bị tàn phá tan hoang khắp chốn, khiến hàng ngàn hécta rừng trên cả nước bị “bốc hơi” khó hiểu vì lơ lửng trách nhiệm, thì tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những khu rừng cây pơmu và cây đỗ quyên cổ thụ tới ngàn năm tuổi vẫn còn được gìn giữ vẹn nguyên như người ruột thịt thân yêu.

Thành quả của việc giữ “kho báu” cho Tây Giang là nhờ sự “chung tay” của các cấp chính quyền, người dân và cộng đồng cùng bảo vệ sơn lâm, từ đó được hưởng lợi từ rừng, con cháu “sống” được nhờ rừng, mà không phải phá rừng trái phép.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến huyện vùng núi Tây Giang là tấm bảng hiệu “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong” đặt ngay chỗ cổng vào trung tâm huyện. Câu khẩu hiệu cho thấy Tây Giang xem rừng là “vốn liếng” vô cùng quan trọng, vì thế họ dồn hết sức lực để gìn giữ.

Thực tế, Tây Giang không hô khẩu hiệu suông, bởi nhiều năm qua, các cấp chính quyền cùng cộng đồng dân cư của huyện đã luôn “chung tay” bảo vệ lá phổi xanh nơi đại ngàn. Để giờ đây, khu rừng tự nhiên này đã được “hóa phép” trở thành “vương quốc” pơmu cổ thụ hơn ngàn năm tuổi, được xem là tấm gương sáng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng cho các địa phương trên cả nước học tập.

Để tận mục sở thị được khu rừng pơ mu ngàn tuổi quý giá trên, chúng tôi đã phải di chuyển khoảng 40km đường mòn bằng xe máy, sau đó đi bộ thêm 3-4km “đường chỉ” (lối mòn) dẫn vào rừng, chúng tối mới tiếp cận được khu vực “kho báu” của Tây Giang, với hàng ngàn hình thù tự nhiên của các con vật kỳ lạ.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Sau khoảng 30 phút đi bộ dưới tán rừng xanh, chúng tôi đã đến tận gốc những cây pơmu cổ thụ, nhiều cây với những dáng hình khác nhau. Rất nhiều cây đã được lãnh đạo huyện Tây Giang đặt tên theo hình thù như cây ngũ hổ, cây voi, cây rồng, cây ếch…Phía dưới tán rừng, những cây pơmu nhỏ đang vươn mình phát triển.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm.

Năm 2016, qua khảo sát, tổng số cây pơmu đo, đếm được là 1.396 cây, trong đó 725 cây có đường kính 1,5m trở lên đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây di sản. Đây được xem là loài cây linh thiêng của người Cơ Tu ở vùng cao Tây Giang, do đó được người dân hết sức giữ gìn, bảo vệ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, pơmu là một chi trong họ cây hoàng đàn. Tại Việt Nam, pơmu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và có đặc tính không bị mối mọt phá hoại. Vì thế, gỗ pơmu được sử dụng để làm các đồ tạo tác mỹ thuật, các loại đồ gia dụng. Đây còn là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào “sách đỏ.”

Việc công nhận di sản đối với quần thể 725 cây pơmu sẽ là biện pháp cấp thiết để làm cơ sở bảo tồn loài cây quý này. Rừng pơmu Tây Giang cũng được đánh giá là một trong những quần thể pơmu có tuổi đời lớn nhất và số lượng tập trung dày đặc nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Bling Nghị ở thôn Arâng 1, xã A Xan (người dẫn đường) cho hay: “Từ khi cấp trên yêu cầu đánh số cây, không cho người vào khai thác, công tác bảo vệ rừng tại đây đã tốt hơn rất nhiều. Ở khu vực này có 5 người trông coi cả ngày lẫn đêm, nhờ đó quần thể rừng cây pơmu vẫn còn nguyên vẹn.”

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Sau nửa ngày ở trong rừng, chúng tôi trở về Ganil-ngôi làng nằm ở ngay đầu cửa rừng cây pơmu. Chia sẻ với chúng tôi, già làng Alăng Đưm cho biết, từ đời xưa, đồng bào Cơ Tu ở xã A Xan, huyện Tây Giang đã biết bảo vệ môi trường sống của mình, nhất là cánh rừng già, rừng đầu nguồn, con sông, khe suối.

“Ở đây người dân sống dựa vào rừng và được chính rừng che chở, nuôi sống. Vì thế, để giữ được rừng, người Cơ Tu đã làm lễ tạ ơn thần rừng, cảm ơn mẹ thiên nhiên đã che chở cho dân làng,” già làng Alăng Đưm nói.

Từ góc độ chính quyền địa phương, ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tây Giang cho biết, sở dĩ địa phương còn lưu giữ được “vương quốc pơmu” cổ thủ gần 2.000 năm tuổi là nhờ ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng, trong đó có “văn hóa kiêng cữ, giữ rừng.”

Tất nhiên, ngoài tinh thần gìn giữ và bảo vệ rừng của chính người dân thì chính quyền huyện Tây Giang cũng đã có những cách làm hay như tuyên truyền vận động người dân tự giác giao nộp cưa máy về cho xã quản lý, rồi lập ra tổ tự quản bảo vệ rừng, ai phá rừng sẽ bị xử phạt theo luật tục và pháp luật. Đó là một trong những lý do khiến các khu rừng già, rừng đầu nguồn nơi đây vẫn còn vẹn nguyên.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Từ năm 2011, khi Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu lâu dài để người dân gắn bó với rừng và “sống” được nhờ rừng, bằng cách giao khoán rừng cho hộ dân, cộng đồng bảo vệ. Đến nay, toàn bộ 10 xã trên toàn huyện Tây Giang đã triển khai chương trình này.

Theo đó, huyện Tây Giang đã thành lập và duy trì được 73 tổ quản lý bảo vệ rừng tại 73 thôn, làng trên toàn địa bàn. Đồng thời giao khoán cho 244 nhóm hộ dân với 3.622 hộ, trên diện tích hơn 46.000 ha rừng nguyên sinh để bảo vệ, quản lý.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo xã Axan cho biết, từ khi có Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân nơi đây đã có ý thức và tự giác hơn trong việc gìn giữ, bảo vệ rừng. Trước đây, bà con hay chặt phá cây cối, xâm lấn rừng già làm nương rẫy, thì bây giờ nhờ chính sách chi trả tiền cho việc bảo vệ rừng đã khuyến khích người dân có trách nhiệm hơn.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

“Nếu hộ không làm tốt, để xảy ra tình trạng xâm lấn rừng già, rừng đầu nguồn thì sẽ bị cắt không chi trả tiền và còn bị phạt nữa,” vị lãnh đạo xã Axan nói.

Không chỉ góp phần bảo vệ loài cây “sách đỏ,” thành quả của việc gìn giữ rừng cây pơmu cổ thụ ngàn năm tuổi được xem là “báu vật” của Tây Giang còn mở ra cơ hội phát triển du lịch, giúp đồng bào người Cơ Tu nơi đây “sống” được nhờ nguồn thu từ việc bảo vệ rừng. Đồng thời, mở ra những dịch vụ phát triển “ăn theo” như chăn nuôi, ươm trồng các loại cây, đặc sản của vùng này.

“Tôi sinh ra từ rừng, chắc chắn sau này chết cũng về với rừng, cho nên tâm niệm lớn nhất của tôi trong những năm còn học tập và công tác là làm sao cùng với người dân đóng góp được cái gì cho rừng, cho quê hương, đó là trách nhiệm của mình.

“Tôi sinh ra từ rừng, chắc chắn sau này chết cũng về với rừng, cho nên tâm niệm lớn nhất của tôi trong những năm còn học tập và công tác là làm sao cùng với người dân đóng góp được cái gì cho rừng, cho quê hương, đó là trách nhiệm của mình.

Riêng với rừng pơmu, tôi tha thiết đề nghị Trung ương, tỉnh, xem công nhận rừng pơmu là “báu vật quốc gia” còn sót lại ở Việt Nam, bởi các cây pơmu cổ thụ ở đây có “tuổi thọ” trên ngàn năm, có cây lên tới 1.832 năm là rất hiếm…” -Bí thư Huyện Ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, Bríu Liếc.

Trên phương diện là người quản lý ngành du lịch cho huyện Tây Giang, ông Phạm Quốc Hường, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch cho hay, trong ý thức, người dân Cơ Tu không xem rừng là thứ tài nguyên để khai thác, mua bán kiếm chác, mà họ xem rừng như người ruột thịt thân yêu của mình.

“Đó cũng lý do mà ngươi dân Cơ Tu luôn trân trọng rừng, tôn thờ thần rừng, nhất là rừng thiêng, rừng đầu nguồn, rừng có nghĩa địa và rừng có nhiều gỗ quý hiếm, nhiều cây thuốc chữa bệnh cho dân làng,” ông Hường nói.

Về hướng phát triển du lịch sinh thái tại “vương quốc pơmu,” ông Hường cho biết: “Chúng tôi luôn luôn lấy văn hóa làng của người Cơ Tu để bảo vệ rừng, để phát triển du lịch. Sử dụng văn hóa làng đó là sử dụng con người, già làng để bảo vệ rừng, trong đó có du lịch sinh thái pơmu.”

Ông Hường cũng cho biết, từ khi “vương quốc pơmu” được công nhận cây di sản, chính quyền huyện Tây Giang đã có một quyết định thành lập một ngôi làng mới với 16 căn nhà sàn theo phong cách truyền thống của người Cơ Tu, ở giữa lõi rừng, đưa người dân vào sinh sống để bảo vệ rừng. Tổ công tác bảo vệ rừng di sản cũng được thành lập chủ yếu là người dân địa phương.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Ông Bríu Liếc-Bí thư Huyện Ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, một người tâm huyết và quyết tâm bảo vệ rừng pơmu của đồng bào dân tộc mình (dân tộc Cơ Tu), chia sẻ: “Trước đây, có một thời gian do chủ trương của mình không quản lý thì bị phá. Khi nghe báo cáo, tôi đã dẫn cán bộ trực tiếp vào tiến hành khảo sát và sau đó giao cho dân bảo vệ thì nạn phá rừng mới chấm dứt. Như vậy, để bảo vệ được rừng cây pơmu di sản này, thì trách nhiệm lớn và nặng nề nhất chính là người dân.”

Vậy trước khi thực hiện công tác bảo tồn thì tình trạng phá rừng tại đây diễn ra như thế nào, thưa ông?

Ông Bríu Liếc: Phá rừng ở toàn quốc không chỗ nào tránh khỏi, và ở Tây Giang cũng không ngoại lệ. Vì thế, khi phát hiện ra thì việc cần làm là kịp thời tuyên truyền động viên nhân dân có những giải pháp thiết thực, người dân thấy rừng đó chính là của họ thì chúng ta còn giữ được rừng, vì vậy rừng chính là của dân, dân quản lý, dân bảo vệ, dân phải hưởng lợi từ rừng, thì rừng chúng ta sẽ giữ mãi được.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Trước đây, Tây Giang phá rừng nhiều nhất là để làm rẫy, làm nương, chặt những cây to để khai thác, phá rừng buôn bán cũng có nhưng không nhiều. Tuy nhiên, sau này khi chúng tôi phát hiện và xử lý hình sự, đặc biệt là khi đưa ra tòa xử lý lưu động ngay tại các làng thì người dân rất sợ, nên không còn tình trạng phá rừng.

Theo ông, để quản lý rừng hiệu quả và mang lại lợi ích cho người dân thì việc giao rừng cần triển khai như thế nào?

Ông Bríu Liếc: Hiện nay Quốc hội đã thông qua Luật lập nghiệp và sắp tới có hiệu lực, tôi cho rằng tương đối kịp thời, mặc dù hơi chậm so với thực tế phá rừng của Việt Nam. Mong rằng Luật Lâm nghiệp cần triển khai sớm, đồng thời xem rừng là của dân; các ngành chức năng như kiểm lâm, huyện, xã đứng bên ngoài giúp dân, còn người giữ rừng, quản lý rừng, tổ chức khai thác những lâm sản phụ trong đó chính là người dân, làm được cái đó chắc chắn rừng chúng ta sẽ giữ được.

Như ông nói thì hiện nay công tác quản lý và bảo vệ rừng đang xảy ra nhiều bất cập và chồng chéo?

Ông Bríu Liếc: Thực tại việc quản lý rừng hiện nay ở Quảng Nam là rất chồng chéo, như ở Tây Giang có 3 Ban quản lý, quản lý theo đầu nguồn của các dòng sông, không quản lý theo địa giới hành chính.

Theo tôi, để bảo vệ được rừng, chúng ta cần quản lý theo địa giới hành chính, huyện, xã, thôn, có như vậy chúng ta mới giao cho cộng đồng thôn giữ rừng được, cho xã quản lý. Nơi nào xa người dân không tới được thì đó các ngành chức năng quản lý. Làm như vậy thì có phân cấp rõ ràng, ai làm tốt thì hưởng được dịch vụ chi trả môi trường rừng, ai làm sai thì trách nhiệm nặng nề.

Còn như kiểu quản lý hiện nay, chồng lấn không biết, mà sai thì lúc nào cũng nói địa phương, trong khi địa phương không có chức năng này. Bởi vì chúng ta đã có Ban quản lý, trong Ban quản lý lại có lực lượng kiểm lâm, kiểm lâm huyện.

Điều này, tỉnh đã thấy là sai và việc thay đổi cách quản lý này đang được sửa đổi, thí điểm ở một huyện.

“Con chim trên trời cao cần rừng xanh bát ngát

Con cá dưới nguồn cần dòng nước trong veo

Con người Cơ Tu cần mẹ rừng che chở

Cho dân làng ta sinh sôi, nảy nở

Cho mùa màng ta luôn bội thu

Cho người Cơ Tu khắp muôn nơi mãi mãi trường tồn

Mất rừng chim không còn tiếng hót

Mất suối sông cá không còn hơi thở

Mất mẹ rừng người Cơ Tu sẽ tàn vong…”

– Điệu ca của người Cơ Tu.

Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Quần thể cây pơmu ở huyện Tây Giang thuộc hai xã Axan và Tr’Hy, nằm trên núi Zi’liêng, với tổng diện tích khoảng 450ha nằm ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển. Trong đó, nhiều cây pơmu cổ thụ có tuổi thọ đo được là hơn 1.800 năm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Quay trở lại với rừng cây pơmu di sản đã được chính quyền địa phương và người dân gìn giữ vẹn nguyên, theo ông giá trị của “vương quốc cây” này là gì?

Ông Bríu Liếc: Nói về rừng thì chỗ nào cũng có giá trị riêng của nó, riêng pơmu thì giá trị của nó một cách kỳ vỹ, bởi vì các cây cổ thụ trên ngàn năm, có cây đã khoan được và có tuổi thọ 1.832 năm, những cây cổ thụ như thế này chắc chắn rất là hiếm, chúng tôi đắn đo và suy nghĩ nếu không quản lý tốt một ngày nào đó mất vài cây đó là một tội ác.

Các cây cổ thụ trên ngàn năm, có cây đã khoan được và có tuổi thọ 1.832 năm, những cây cổ thụ như thế này chắc chắn rất là hiếm, chúng tôi đắn đo và suy nghĩ nếu không quản lý tốt một ngày nào đó mất vài cây đó là một tội ác.

Vì thế, chúng ta cần giữ và quản bá cho bạn bè khắp năm châu đến chiêm ngưỡng, có tới đây thì rõ ràng người dân tại chỗ có nguồn thu nhập, và quản lý bảo vệ rừng sẽ dễ hơn, vì nhiều người vào đó không thể nào lâm tặc phá được.

Với ý nghĩa như vậy, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi mong rằng Chính phủ và tỉnh Quảng Nam sẽ lưu tâm về cánh rừng pơmu cổ thụ còn lại này.

Bây giờ tất cả mọi chuyện mới chỉ là bắt đầu, vậy chúng ta phải làm gì để phát triển du lịch ở vùng này?

Ông Bríu Liếc: Muốn thu hút đầu tư du lịch vào cánh rừng này trước mắt phải có một cơ chế ở cấp tỉnh, cấp Trung ương, thứ hai là phải đầu tư giao thông vào, thứ ba là phải thu hút doanh nghiệp người ta tới đầu tư trong lĩnh vực du lịch, có du lịch thì công ăn việc làm của người dân xung quanh đó mới giải quyết được.

Rất nhiều cây đã được lãnh đạo huyện Tây Giang đặt tên theo hình thù kỳ lạ như cây ngũ hổ, cây voi, cây rồng, cây ếch, cây chim…(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Rất nhiều cây đã được lãnh đạo huyện Tây Giang đặt tên theo hình thù kỳ lạ như cây ngũ hổ, cây voi, cây rồng, cây ếch, cây chim…(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Trám ‘lỗ hổng’ Luật, giúp dân sống cùng rừng

Ngày 1/1/2019 tới đây, Luật Lâm nghiệp sẽ chính thức có hiệu lực với kỳ vọng những điều chỉnh ở Nghị định, Thông tư dưới Luật sẽ “lấp” được những lỗ hổng, bất cập của chính sách hiện có. 

Cũng như, sẽ giải quyết được những yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở các cấp địa phương, từ đó duy trì sự cân bằng giữa việc nâng cao chất lượng rừng với việc tạo ra sinh kế giúp người dân và cộng đồng “sống” được cùng rừng.

Kỳ vọng trên có ý nghĩa đặc biệt đối với các khu vực vùng sâu, vùng cao-nơi có tới gần 10% dân số là người nghèo và người dân tộc thiểu số sinh sống trong hoặc gần các khu rừng tự nhiên cần được bảo vệ nghiêm ngặt, những nơi đã bị đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2014.

“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, có tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất, nhiều địa phương đã lựa chọn hướng đi lên từ lâm nghiệp. Thậm chí, một số nơi còn chọn giải pháp “đánh đổi rừng” vì mục tiêu phát triển. Nhưng từ thực tế cho thấy, việc cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng mới là lựa chọn khôn ngoan để đạt được trạng thái “cân bằng” giữa cuộc sống người dân với sự tồn tại và phát triển của rừng trước những thay đổi khó lường của biến đổi khí hậu và thách thức phát triển,” Ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh.

Theo ông Điển, “trách nhiệm của Nhà nước là đề ra những chính sách mang tính khuyến khích cao để huy động sức dân vào nền lâm nghiệp xã hội, nhằm vừa cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, vừa bảo vệ và phát triển được rừng, ứng phó hiệu quả với rủi ro thiên tai. Nhưng, chính sách hiện hành vẫn chưa được hoàn thiện, chưa tạo động lực và sức hấp dẫn cao cho người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên.”

Sau 13 năm triển khai, Luật Bảo vệ phát triển rừng 2014 đã thể hiện sự chồng chéo, trùng phủ nhau, đặc biệt là còn thiếu những chính sách có hiệu quả trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “mất rừng theo kiểu mới” . (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Sau 13 năm triển khai, Luật Bảo vệ phát triển rừng 2014 đã thể hiện sự chồng chéo, trùng phủ nhau, đặc biệt là còn thiếu những chính sách có hiệu quả trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “mất rừng theo kiểu mới” . (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Sau 13 năm triển khai, Luật Bảo vệ phát triển rừng 2004 đã thể hiện sự chồng chéo, trùng phủ nhau, đặc biệt là còn thiếu những chính sách có hiệu quả trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “mất rừng theo kiểu mới”-tức là mất trữ lượng, giảm chất lượng và thất thoát tài sản rừng, mà nguyên nhân là chưa kêu gọi được “sức dân” theo hướng đem lại lợi cho người dân trong khi giảm được “gánh nặng ngân sách” cho Nhà nước.

Sự bất cập trong chính sách bảo vệ và phát triển rừng đã không cân bằng được mục tiêu giữa rừng với sinh kế của người dân.

Cùng chung quan điểm, tiến sĩ Hoàng Liên Sơn-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam khẳng định, thời gian qua, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến phát triển kinh tế xã hội với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng sự bất cập trong chính sách bảo vệ và phát triển rừng đã không cân bằng được mục tiêu giữa rừng với sinh kế của người dân.

“Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là phấn đầu để ‘đưa miền núi tiến kịp miền xuôi’ nhưng thực tế sự chênh lệch ngày càng lớn. Trong khi, chất lượng tài nguyên rừng tự nhiên đã bị suy giảm; nguồn lực chính sách phân tán, chưa tạo được sinh kế phù hợp và nguồn thu nhập ổn định giúp người dân sống được bằng nghề rừng và yên tâm gắn bó với rừng,” tiến sĩ Hoàng Liên Sơn-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

Hiện các giá trị của rừng đã bị khai thác tối đa để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cùng đó dân số ở miền núi ngày càng gia tăng, cả tự nhiên và cơ học, tạo sức ép ngày càng lớn đến tài nguyên rừng và khả năng tự phục hồi của rừng, ông Sơn chia sẻ nỗi lo ngại.

Hiện các giá trị của rừng đã bị khai thác tối đa để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. (Vietnam+)
Hiện các giá trị của rừng đã bị khai thác tối đa để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. (Vietnam+)

Mặc dù chưa có số liệu riêng về mất rừng do sinh kế nghèo đói, nhưng nhìn vào những nguyên nhân trên có thể thấy rằng hầu hết đều có liên quan đến sinh kế. Vì thế, việc cải thiện sinh kế cho người dân là giải pháp tốt nhất giúp người dân “sống” được nhờ rừng, từ đó tự giác bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn.

Bất cập giữa chính sách và thực tiễn trong thời gian  qua nên dù rất các cơ quan chức năng vào cuộc, chính phủ quyết tâm, nhiều chính sách mới được thực thi nhưng rừng thì vẫn bị mất mà sinh kế của người dân thì không được cải thiện.

Có 4 nguyên nhân chính gây mất rừng: Do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để triển khai các dự án phát triển, trồng càphê, cao su…; Do  khai thác quá mức cho phép; Do cháy rừng, thiên tai và do du canh, du cư, canh tác nương rẫy… vì sinh kế- Tổng hợp cáo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhiều nơi, rừng tự nhiên vẫn đang tiếp tục bị xâm lấn, đốt cháy để làm nương rẫy. (Ảnh: Vietnam+)
Nhiều nơi, rừng tự nhiên vẫn đang tiếp tục bị xâm lấn, đốt cháy để làm nương rẫy. (Ảnh: Vietnam+)

Nhiều chính sách mới được thực thi nhưng rừng thì vẫn bị mất mà sinh kế của người dân thì không được cải thiện.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, để giải quyết được sinh kế cho người dân cần tập trung vào nhóm nghèo và những nhóm dễ bị tổn thương. Từ đó có thể mở rộng các lựa chọn “giải bài toán sinh kế” cho người dân bằng cách phát triển tài sản sinh kế, chẳng hạn bằng giáo dục và đào tạo.

“Chuyển đổi rừng nghèo, đất mất rừng sang trồng cây công nghiệp đã làm mất rừng trong khi không giải quyết tốt sinh kế cho người dân. Trong tương lai chỉ nên khuyến khích chuyển đổi rừng nghèo thành rừng sinh kế,” ông Điển phân tích.

Ngoài ra, việc tiếp cận sinh kế cần lấy con người làm trung tâm của phát triển. Nhu cầu của con người là căn cứ hàng đầu để đề ra chính sách. Phân loại hộ gia đình theo tài sản sinh kế là điểm khởi đầu của chính sách và sinh kế bền vững.

Người dân nhận bảo vệ rừng pơmu ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Người dân nhận bảo vệ rừng pơmu ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Nhu cầu của con người là căn cứ hàng đầu để đề ra chính sách. Phân loại hộ gia đình theo tài sản sinh kế là điểm khởi đầu của chính sách và sinh kế bền vững.

“Đối với nhiều người, rừng là nhân tố nội tại bên trong, không phải là nhân tố bên ngoài. Nếu rừng là nhân tố bên ngoài sẽ khó giữ hơn, và vì vậy nhà nước nên trao quyền nhiều hơn cho người dân, để người dân thực sự được hưởng lợi và có trách nhiệm với việc bảo vệ và phát triển rừng,” ông Điển nhấn mạnh.

Hiện nay, trên quy mô cả nước có khoảng 24 triệu người dân có sinh kế liên quan đến rừng, trong đó có xấp xỉ 3 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số, với diện tích đất canh tác ít ỏi (0,1 hécta/người). Vì vậy, rừng vẫn là nguồn sinh kế quan trọng đối với người dân và chỉ khi có nguồn sinh kế bổ sung hoặc thay thế, sức ép của người dân vào rừng mới có thể giảm xuống.

Trong khi rừng tự nhiên đang bị tàn phá tan hoang khắp chốn, thì tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những khu rừng cây pơmu cổ thụ vẫn được gìn giữ vẹn nguyên. (Ảnh: Vietnam+)
Trong khi rừng tự nhiên đang bị tàn phá tan hoang khắp chốn, thì tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, những khu rừng cây pơmu cổ thụ vẫn được gìn giữ vẹn nguyên. (Ảnh: Vietnam+)

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp cũng lưu ý, cùng với việc đưa ra khái niệm an ninh sinh kế hộ gia đình, tập trung vào tăng cường năng lực cho người nghèo, thực tiễn hiện nay cũng đòi hỏi cần trả lời hàng loạt những câu hỏi như: Làm thế nào cải thiện sự tiếp cận, phát triển của người nghèo đối với hàng hóa và dịch vụ từ rừng? làm thế nào cải thiện nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm được phát triển bởi người nghèo? làm thế nào cải thiện các khung chính sách lớn về lâm nghiệp để tốt hơn cho sinh kế bền vững?…

Không chỉ tạo sinh kế cho người dân “sống” được nhờ rừng, theo ông Đỗ Quang Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm, giải pháp cần thiết hiện nay là cần trao thêm quyền quản lý và bảo vệ rừng cho người dân, có như thế rừng mới tồn tại.

Ông Tùng cũng phân trần, bây giờ xã hội thấy mất rừng là đổi lỗi do ông kiểm lâm, nhưng như Hạt kiểm lâm có chục người mà quản lý mấy chục nghìn hécta thì “đi kiểm tra sao nổi.” Ví dụ như Vườn quốc gia York Đôn có khoảng 200 kiểm lâm, nhưng diện tích rừng bằng cả tỉnh Thái Bình, nên rất khó đi kiểm tra hết.

“Vì thế, nếu khoán trắng cho kiểm lâm thì không thể làm được. Diện tích rừng lớn, nhưng người thì ít, nói mãi rồi không giải quyết được. Sắp tới tiến tới xã hội hóa, sẽ giao rừng cho địa phương và người dân quản lý, bảo vệ, còn kiểm lâm chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong công tác bảo vệ rừng, xử lý vi phạm,” ông Tùng chia sẻ.

Một vụ cháy rừng diện rộng tại Huế trong tháng 7/2018. (Ảnh: Vietnam+)
Một vụ cháy rừng diện rộng tại Huế trong tháng 7/2018. (Ảnh: Vietnam+)

Luật Lâm nghiệp Số 16/2017/QH14 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Sau nhiều lần điều chỉnh, Việt Nam sẽ có một bộ luật giải quyết khá tốt quyền tiếp cận và hưởng lợi từ rừng, qua đó có triển vọng mở đường và tạo niềm tin chính sách cho việc gắn kết cải thiện sinh kế với bảo vệ và phát triển rừng.

Có thể tóm tắt một số nét chính như sau: Luật Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm đúng đắn về chủ rừng. Cụ thể, chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư…

Bản đồ về diễn biến các loại rừng. (Nguồn: Cục Kiểm lâm)
Bản đồ về diễn biến các loại rừng. (Nguồn: Cục Kiểm lâm)

Theo ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp, việc Nhà nước đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng, giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng…là khá rõ ràng.

“Mặc dù, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên, nhưng vẫn có thể giao cho các chủ thể khác để họ có vai trò là chủ rừng. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là khá rõ ràng và đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn,” ông Điển nói.

“Luật Lâm nghiệp đã đạt được một bước tiến mới, mở đường cho Chính sách cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, để theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội, Luật cần có cơ chế “mở”-đó là cải thiện sinh kế gắn với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng” – Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế-Tổng cục Lâm nghiệp.

Bác Hồ từng nói: “Rừng là vàng, nếu biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất tốt.” (Ảnh: Vietnam+)
Bác Hồ từng nói: “Rừng là vàng, nếu biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất tốt.” (Ảnh: Vietnam+)

Ngoài ra, Luật cũng cần tạo điều kiện để rừng trở thành một phần trong ‘tài sản sinh kế’ của người dân và cộng đồng. Điều này là rất quan trọng cho việc hình thành ‘chủ đích thực’ để đem lại ‘lợi ích thiết thực’; lấy người nghèo, vùng nghèo làm trung tâm của chính sách cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

Vị đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cũng kiên nghị, cần lấy sự cân bằng giữa cải thiện sinh kế với bảo vệ, phát triển tài sản rừng, là thước đo hiệu quả của chính sách lâm nghiệp; quá trình xã hội hóa lâm nghiệp cần đặt niềm tin vào hộ gia đình, cộng đồng để hoạch định chính sách theo mô hình “2 tăng, 1 giảm,” tức là tăng tài sản sinh kế cho người dân, tăng tài sản rừng và giảm ngân sách nhà nước.

Từ góc độ địa phương, ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho rằng việc Quốc hội đã thông qua Luật lập nghiệp và sắp tới có hiệu lực là tương đối kịp thời, mặc dù hơi chậm so với thực tế phá rừng của Việt Nam.

“Mong rằng Chính phủ, các cấp Bộ, ngành, tỉnh cần sớm triển khai Luật này, đặc biệt trong đó chúng ta giao rừng cho cộng động làm theo văn hóa giữ rừng, văn hóa làng của người miền núi. Như người dân Cơ Tu ở Tây Giang, chúng tôi vốn coi rừng là của cộng đồng, cho nên chúng ta xa rời văn hóa và xa rời thực tế đó thì quản lý của nhà nước không thể nào bằng người dân được,” ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Ông Bríu Liếc cũng kiến nghị Luật Lâm nghiệp cần triển khai sớm, đồng thời xem rừng là của người dân. Các ngành chức năng như kiểm lâm, huyện, xã đứng bên ngoài giúp dân, còn người giữ rừng, quản lý rừng, tổ chức khai thác những lâm sản phụ trong đó chính là người dân.

“Làm được như trên, chắc chắn rừng chúng ta sẽ giữ được,” ông Liếc tin tưởng./.

Nhiều vụ cháy rừng vẫn xảy ra. (Ảnh: Vietnam+)
Nhiều vụ cháy rừng vẫn xảy ra. (Ảnh: Vietnam+)

RỪNG TRỒNG

XIN CHỚ BÓC NGẮN CẮN DÀI

Lắng nghe tiếng rừng, chớ khai thác cây non. (Ảnh: Vietnam+)
Lắng nghe tiếng rừng, chớ khai thác cây non. (Ảnh: Vietnam+)

Trong khi rừng tự nhiên đang bị phá thì diện tích rừng trồng thời gian qua dù có tăng nhưng chất lượng gỗ rừng vẫn còn thấp (theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017).

Tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…hiện nay rất dễ bắt gặp hình ảnh rừng trồng cây keo, bạch đàn bị khai thác khi còn non, chưa đủ tuổi để khai thác, thân gỗ nhỏ nên chất lượng gỗ thấp.

Đặc biệt dọc tuyến đường quốc lộ 70 từ Phú Thọ đến Lào Cai, và quốc lộ 2 từ Vĩnh Phúc-Tuyên Quang-Hà Giang rất nhiều xưởng chế biến gỗ thu mua những cây gỗ chỉ to bằng bắp tay về bóc rồi ép thành những tấm để bán, những cây gỗ quá nhỏ không bóc được nghiền thành dăm gỗ đem bán cho các nhà máy giấy.

Theo các chuyên gia, thì việc khai thác gỗ như vậy là quá sớm dẫn đến khối lượng cũng như chất lượng gỗ kém hơn nhiều so với gỗ rừng được khai thác khi đủ độ tuổi và kích thước. Nhưng thực tế là người dân trồng rừng không hề quan tâm đến điều đó, cứ có người mua hoặc cần tiền là họ bán.

Trong khi rừng tự nhiên đang bị phá thì diện tích rừng trồng thời gian qua dù có tăng nhưng chất lượng gỗ rừng vẫn còn thấp (theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017).(Ảnh: Vietnam+)
Trong khi rừng tự nhiên đang bị phá thì diện tích rừng trồng thời gian qua dù có tăng nhưng chất lượng gỗ rừng vẫn còn thấp (theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017).(Ảnh: Vietnam+)

Rất nhiều xưởng chế biến gỗ thu mua những cây gỗ chỉ to bằng bắp tay về bóc rồi ép thành những tấm để bán, những cây gỗ quá nhỏ không bóc được nghiền thành dăm gỗ đem bán cho các nhà máy giấy.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thái Bình, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, cho biết để người dân mặn mà với trồng rừng, coi đây là một nghề để nuôi sống gia đình, phát triển kinh tế, Tỉnh đã thực hiện chiến lược hỗ trợ phát triển các vùng trồng rừng gỗ lớn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có khoảng 11.875 ha rừng gỗ lớn, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu; đưa năng suất bình quân rừng trồng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn đạt từ 12 m³/ha/năm trở lên. Đồng thời, tăng tỉ lệ gỗ lớn từ 30 – 40% hiện nay lên 50 – 60% vào năm 2020 và trên 60% từ năm 2020 trở đi.

“Cùng với đó là hàng loạt các chính sách hỗ trợ và các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ người dân trồng và chuyển hoá rừng gỗ lớn; thực hiện tốt các chính sách về khuyến nông, tiếp cận thị trường; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây gỗ lớn nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được thuê đất, liên kết trồng rừng gỗ lớn gắn với xây dựng các nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Đề án này được kỳ vọng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân,” ông Bình kỳ vọng.

Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. (Ảnh: Vietnam+)
Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. (Ảnh: Vietnam+)

Chia sẻ tại Hội nghị về gỗ được tổ chức hồi đầu tháng 8/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận, gỗ rừng trồng ở nước ta bên cạnh những thành tựu còn những tồn tại, thách thức như chất lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước còn thấp. Trong khi, yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao; chưa có chính sách tổng thể, đồng bộ nên ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn mang tính tự phát…

Những loại gỗ lâm nghiệp đang được trồng phổ biến hiện nay đang bị người dân khai thác từ rất sớm, thời gian trung bình cho một chu kỳ phát triển đến thu hoạch chỉ khoảng 4-5 năm. Đây được xếp vào những nhóm cây non chỉ phục vụ cho mục đích làm dăm, sản xuất bột giấy, không có giá trị trong chế biến các đồ thủ công, gia dụng, giá thành vì thế rất rẻ. Trung bình, mỗi hécta rừng trồng như vậy chỉ đem lại thu nhập từ 12-15 triệu đồng,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra mục tiêu cụ phát triển chế biến gỗ và lâm sản trong những năm tới là phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.

Trong khi đó, theo phân tích của đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, những loại cây lâm nghiệp nếu phát triển theo mô hình rừng trồng có chứng nhận nguồn gốc, phát triển thành cây gỗ lớn với chu kỳ khai thác trung bình 7-8 năm sẽ đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn khai thách gỗ non từ 2-3 lần.

Điều này không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng rừng mà còn mang đến nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho chế biến, xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thế cạnh tranh của gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Từ tiềm lực hiện có và nhu cầu thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra mục tiêu cụ thể cho việc phát triển chế biến gỗ và lâm sản trong những năm tới là phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tiến tới thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện nay lên khoảng 10% vào năm 2025.

Một số đối tượng ‘xâm hại rừng’ tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Chủ rừng cung cấp)
Một số đối tượng ‘xâm hại rừng’ tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Chủ rừng cung cấp)

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017, cả nước có hơn 10,2 triệu héca rừng tự nhiên. Trong đó, có 2 triệu hécta diện tích rừng đặc dụng; 3,9 triệu hécta rừng phòng hộ; 3,9 triệu hécta rừng sản xuất. Ngoài ra, sau kiểm kê rừng còn có 400 nghìn hécta rừng tự nhiên ngoài quy hoạch.

Hiện nay, rừng tự nhiên đang mang lại nguồn thu đáng kể bởi những chính sách đúng đắn, hiệu quả. Đơn cử như chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hiện trên cả nước có khoảng 6 triệu hécta rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Riêng năm 2018, dự kiến thu từ dịch vụ môi trường rừng là 1.800 tỷ đồng.

Không chỉ có nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn với rừng cũng được triển khai ở nhiều địa phương, qua đó thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan, nghỉ dưỡng.

Một đối tượng dùng trâu kéo gỗ ra ngoài, tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Chủ rừng cung cấp)
Một đối tượng dùng trâu kéo gỗ ra ngoài, tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Chủ rừng cung cấp)

Số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, hiện trên cả nước 61/176 khu rừng đặc dụng có tổ chức du lịch sinh thái. Riêng năm 2017 có 1,6 triệu lượt khách, qua đó thu khoảng 136 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2017 còn có thêm nguồn thu lớn từ khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên với tổng giá trị ước đạt 1 tỷ USD, trong đó khoảng 330 triệu USD từ xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ.

Ông Phạm Văn Điển-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, khẳng định: Rừng tự nhiên có nhiều tiềm năng, cơ hội để đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, giá trị của rừng không phải là để khai thác gỗ đem bán, mà thay vào đó là đầu tư phát triển du lịch sinh thái, cải thiện sinh kế cho cộng đồng và người dân sống dựa vào rừng.

“Khuyến nghị chính sách cho phát triển kinh tế bền vững từ rừng tự nhiên sau khi phân tích cho thấy, phương án cho lựa chọn được ưu tiên hơn là lâm nghiệp môi trường, bởi lợi ích của việc bảo vệ rừng tự nhiên mang lại đó là nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để làm tốt được những việc này cần hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,” ông Điển nói.

“Để phát triển rừng bền vững, cần phát triển thị trường và quan hệ đối tác trong các mô hình kinh tế dựa vào rừng tự nhiên. Từ đó, tạo ra những cơ chế, diễn đàn trao đổi giữa khu vực công-tư giữa nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và những công ty, hợp tác xã lâm nghiệp để tạo ra chuỗi cung cầu lâm sản ngoài gỗ.”-Ông Điển nhấn mạnh.

Từ năm 2011, khi Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu lâu dài để người dân gắn bó với rừng và “sống” được nhờ rừng. (Ảnh: Vietnam+)
Từ năm 2011, khi Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu lâu dài để người dân gắn bó với rừng và “sống” được nhờ rừng. (Ảnh: Vietnam+)

Ngoài ra, khuyến khích thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn, tăng cường trữ lượng các bon rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng gắn với chính sách về điều tra theo dõi diễn biến rừng. Xem xét, xây dựng các cơ chế thế chấp, đảm bảo phù hợp với mô hình quản lý đất rừng tự nhiên hiện có để giúp nông dân và cộng đồng tiếp cận vốn vay.

Cuối cùng, các sáng kiến địa phương và trung ương về các qui trình, tiêu chuẩn đã được thử nghiệm thành công để xây dựng các tiêu chuẩn chính thức, tiến tới thể chế hóa các quy trình, tiêu chuẩn.

“Với các sản phẩm từ rừng tự nhiên và gắn với văn hóa địa phương cần có các tiêu chuẩn tích hợp và hệ thống giám sát truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với loại hàng hóa này để tăng tính cạnh tranh về sự khác biệt có yếu tố ‘tự nhiên-cảnh quan’ và ‘văn hóa bản địa’ và phát triển bền vững, không gây mất rừng,” ông Điển nhấn mạnh.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cũng lưu ý, hiện nay, chính sách hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính như chính sách giao rừng cho cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc bảo vệ đang được thực hiện khá hiệu quả. Nhưng, hầu hết đó là những khu rừng thiêng, rừng quản lý và bảo vệ theo hương ước, lệ làng, luật tục…gắn với thúc đẩy thiết chế cộng đồng.

Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 cho biết, rừng trồng có hơn 4,1 triệu hécta (tăng 43.425 hécta so với năm 2016 và tăng 292.628 hécta so với năm 2015) trong tổng diện tích 14,4 triệu hécta rừng toàn quốc.

Mặc dù con số chưa cao, nhưng diện tích rừng trồng đã tăng lên theo các năm. Đánh giá của các chuyên gia, chất lượng gỗ rừng đã được nâng lên và nếu khai kỳ, thì trong tương lai, rừng trồng có thể sẽ thay thế gỗ rừng tự nhiên là hoàn toàn khả quan.

Sản lượng gỗ rừng trồng đã tăng hơn 3,3 lần (từ 5,6 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3 năm 2016); giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần (từ 2,8 tỉ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 6,52 tỉ USD/năm giai đoạn 2012-2015; năm 2016 đạt 7,3 tỉ USD)… -Báo cáo Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp trong thời gian tới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ngày 10/10/2017).

Bác Hồ từng căn dặn “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.” (Ảnh: Vietnam+)
Bác Hồ từng căn dặn “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.” (Ảnh: Vietnam+)

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng công bố số liệu thống kê: kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 6/2018, ước đạt 750 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu chung trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 4,13 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Với tốc độ tăng trưởng trên, Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2020 nâng cao năng suất rừng trồng lên 20 m3/hécta/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD, qua đó tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

Gần đây nhất, tại Hội nghị về định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, biểu dương nông dân trồng rừng, doanh nhân và người lao động trong ngành chế biến gỗ đã đóng góp công sức cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ và lâm sản.

Qua đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm chính phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản sao cho trong 10 năm tới ngành này phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của nền kinh tế đất nước. Ngăn chặn triệt để phá rừng tự nhiên, tiến tới sử dụng gỗ rừng trồng thay thế gỗ tự nhiên theo cam kết quốc tế.

“Các ban ngành chức năng, đặc biệt là các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn bà con chấm dứt việc trồng rừng mang nặng tính “ăn xổi ở thì” khiến hiệu quả sử dụng đất đai thấp, thu nhập của người nông dân vì thế cũng thấp” – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Vì thế, để đạt được kết quả như kỳ vọng, Thủ tướng nhấn mạnh trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc đến công nghệ chế biến nâng cao năng suất, chất lượng gỗ, giá trị rừng trồng, đáp ứng nguyên liệu ngày càng cao của chế biến gỗ phải xem là khâu then chốt.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôn thôn, những thành tựu của ngành gỗ trong 10 năm qua đã đạt được thành tựu lớn. Năm 2008, cả nước mới có khoảng 2.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, thì đến nay đã có khoảng 4.500 doanh nghiệp; giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng từ 2,3 tỷ USD năm 2007 lên hơn 8 tỷ USD vào năm 2017, đưa ngành chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ.

Như vậy, về tổng quát, bằng nhiều cơ chế, chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ, phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng lên, hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng./.

Hiện trạng rừng Việt Nam. (Nguồn: Bộ TNMT)
Hiện trạng rừng Việt Nam. (Nguồn: Bộ TNMT)

Đưa rừng hòa nhập dòng thác cách mạng công nghiệp lần 4

Khi mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang dấy lên vô cùng mạnh mẽ mở ra cơ hội cho tất cả đặc biệt là các quốc gia kém, đang phát triển và Việt Nam đang từng bước nắm bắt, chiếm lĩnh nó để vươn lên thì cũng là cơ hội rất lớn cho ngành lâm nghiệp có bước đột phá.

Nếu những cánh rừng Việt Nam được “số hóa,” được quản lý, giám sát, bảo vệ theo nền tàng nguyên tắc 4.0 thì chắc chắn mọi thứ sẽ trở nên đơn giản và minh bạch vô cùng. Khi đó, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng sẽ không còn phải “gùi theo ngân sách” vào rừng, hay bổ sung thêm lực lượng để giám sát. Thay vào đó, họ chỉ cần “bước vào thế giới công nghệ” như đi tuần rừng trong những thiết bị di động với các ứng dụng qua điện thoại, máy tính thông minh.

Thông qua những ứng dụng công nghệ những người “lính rừng” sẽ nhanh chóng phát hiện ra những vụ cháy rừng, các điểm khai thác rừng trái pháp luật, qua đó giúp các đơn vị quản lý có những phương án phòng, chống kịp thời, hiệu quả nhất; đồng thời giúp họ theo dõi diễn biến rừng của khu vực quản lý, bảo vệ theo định kỳ với các cơ sở dữ liệu cập nhật và bằng chứng theo thời gian…

Đã đến lúc địa phương cần phải quản lý rừng bằng công nghệ. (Ảnh: Vietnam+)
Đã đến lúc địa phương cần phải quản lý rừng bằng công nghệ. (Ảnh: Vietnam+)

Số hóa những cánh rừng: Dự án “dài cổ” chờ đầu tư

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng của Việt Nam có khoảng 14,38 triệu hécta, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 41%.

Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm đã được tập huấn, từng bước áp dụng công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ rừng, để theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, chống dịch bệnh cho cây rừng…

Hiện, một số địa phương đã lắp đặt hệ thống tự động thu thập thông tin ở các khu rừng dễ cháy, tích hợp số liệu về rừng, thời tiết, địa hình để dự báo nguy cơ cháy cho từng trạng thái rừng, sau đó tự động gửi thông tin đến các đơn vị, chủ rừng có đăng ký. Hệ thống này sẽ tự động xây dựng các phương án chữa cháy cho từng khu rừng, từng trạng thái rừng một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, hiện nay, do thu nhập thấp, đời sống khó khăn dẫn đến việc tiếp cận công nghệ của những người “lính rừng” còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng công nghệ cao vào công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa thực sự được triển khai rộng rãi, mà mới chỉ được triển khai mang tính thí điểm ở một số địa phương.

“Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.” (Ảnh: Vietnam+)
“Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.” (Ảnh: Vietnam+)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành phần mềm cập nhật diễn biến rừng. Toàn bộ dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp được theo dõi và lưu trữ trong một bộ cơ sở dữ liệu trung tâm, được cập nhật và kết xuất, cung cấp thông tin báo cáo bất kỳ thời điểm nào phục vụ việc quản lý, điều hành.

Đến nay, toàn bộ dữ liệu tài nguyên rừng đã được đánh giá tại 60 tỉnh, 550 huyện, 6.427 xã, hơn 1,1 triệu chủ rừng và hơn 7,1 triệu lô rừng đã được cán bộ của các hạt kiểm lâm cấp huyện thu thập thủ công hằng năm (bao gồm thông tin về các nguyên nhân diễn biến độ che phủ rừng, các sự cố như cháy rừng,..)

Hơn 7,1 triệu lô rừng đã được cán bộ của các hạt kiểm lâm cấp huyện thu thập thủ công hằng năm

Đặc biệt hơn, Luật Lâm nghiệp được Quốc hội khóa XIV thông qua và chính thức đi vào thực tế từ ngày 1/1/2019, cũng đề cập các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng, sinh học, chế biến gỗ…

“Hiện chúng tôi đã xây dựng đề án quản lý bằng công nghệ thông tin, ảnh viễn thám. Vừa qua, nhờ được hỗ trợ của dự án của JCA, và dự án Trường Sơn Xanh của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, lực lượng kiểm lâm đã được cấp 225 máy tính bảng, nhưng máy chủ chưa có vì ngân sách tỉnh chưa cấp,” Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam chia sẻ.

Nếu những cánh rừng Việt Nam được “số hóa,” được quản lý, giám sát, bảo vệ theo nền tàng nguyên tắc 4.0, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng sẽ không còn phải “gùi theo ngân sách” vào rừng, hay bổ sung thêm lực lượng để giám sát. (Ảnh: Vietnam+)
Nếu những cánh rừng Việt Nam được “số hóa,” được quản lý, giám sát, bảo vệ theo nền tàng nguyên tắc 4.0, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng sẽ không còn phải “gùi theo ngân sách” vào rừng, hay bổ sung thêm lực lượng để giám sát. (Ảnh: Vietnam+)

Theo ông Hưng, để quản lý rừng hiệu quả hơn, ngoài việc đầu tư máy tính, sử dụng ảnh viễn thám, đề án quản lý bằng công nghệ thông tin của tỉnh còn bổ sung mua thêm flycam để bay kiểm tra. Tuy nhiên, đến nay đề án này vẫn chưa thực hiện được. “Đã đến lúc địa phương cần phải quản lý rừng bằng công nghệ vì việc đi tuần rừng hiện nay thực sự là “không kham nổi” do diện tích rừng trên địa bàn lớn, trong khi lực lượng kiểm lâm lại quá mỏng”- ông Hưng nói.

Dù chưa được đầu tư triển khai, song việc xác định “số hóa” những cánh rừng là vô cùng quan trọng. Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, để áp dụng khoa học công nghệ, trước tiên Quảng Nam sẽ sử dụng thiết bị bay không người lái để có thể quản lý một khoảng rừng nhất định và có thể phát hiện ngay vi phạm báo vê trung tâm.

“Đã đến lúc địa phương cần phải quản lý rừng bằng công nghệ vì việc đi tuần rừng hiện nay thực sự là “không kham nổi” do diện tích rừng trên địa bàn lớn, trong khi lực lượng kiểm lâm lại quá mỏng”.

Tiếp đó là gắn chíp ở một số các khu vực rừng trọng điểm, chip này có tác dụng phát hiện ra tiếng động cơ của máy cưa trong bán kính nhất định và sẽ báo về trung tâm chứ không phải gắn hết trên toàn bộ cánh rừng.

“Chỗ nào xung yếu, chỗ nào cần bảo vệ một cách nghiêm ngặt chúng ta sẽ gắn. Cùng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến trong thực tế cộng với đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, chúng tôi tin chắc chắn sẽ bảo vệ rừng tốt,” ông Thanh nói.

Dùng công nghệ để đột phá: Phải kết nối liên thông

Tại Lào Cai, năm 2015, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, cán bộ kiểm lâm cùng một số người dân địa phương đã được tập huấn, đào tạo sử dụng thiết bị di động áp dụng công nghệ viễn thám và GIS có sử dụng ảnh VNREDSat-1. Kết quả cho thấy việc ứng dụng công nghệ viễn thám vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở rừng quốc gia này là phù hợp và vô cùng hữu ích.

Ông Vàng A Khoa, Trưởng thôn, kiểm Tổ trưởng Tổ Bảo vệ rừng thôn Xín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, cho biết: “Từ khi được tập huấn bằng những chiếc điện thoại thông minh, chúng tôi nhận thấy việc đi tuần rừng phát hiện những dấu hiệu bất thường sẽ được cập nhật lại như địa điểm, cây gì, dấu hiệu như chặt, khắc tên…Nếu làm được như thế thì việc cháy rừng, phá rừng sẽ ít xảy ra.”

Những vạt rừng bị người dân cao trọc, đốt cháy làm nương rẫy diễn ra ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)
Những vạt rừng bị người dân cao trọc, đốt cháy làm nương rẫy diễn ra ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Ông Trương Quang Hạnh, Trạm Trưởng trạm kiểm lâm Núi Xẻ, xã San Sả Hồ cũng tin tưởng: “Nếu những công nghệ này được áp dụng, khi người dân tham gia tuần rừng, họ cập nhật thông tin, chúng tôi nhận được sẽ cử anh em đi tuần tra chú ý đến những khu vực đó nhanh hơn. Trong tương lai nếu thực hiện được điều này sẽ rất tốt cho công tác tuần tra bảo vệ rừng”.

Tại Bắc Kạn, từ năm 2012 tỉnh đã được chọn thí điểm triển khai Dự án điều tra, kiểm kê rừng. Nhờ có dự án, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn đã chủ động sử dụng phương pháp mới, ứng dụng công nghệ viễn thám, giải đoán ảnh vệ tinh Sport5 kết hợp với điều tra kiểm kê đến thực địa từng lô rừng. Kết quả là, độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2012 đã tăng lên, đạt 70,6 % (đứng đầu cả nước).

Dù đã có những thay đổi rõ rệt trong việc “số hóa” công tác quản lý, bảo vệ rừng thông qua ứng dụng công nghệ thông minh, tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia thì việc tích hợp dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp trên cả nước vẫn chưa có sự thống nhất, rõ ràng dẫn đến việc ở một số địa bàn nhiều khu rừng bị “biến mất trên bản đồ,” nhưng vẫn không được cập nhật vào số liệu thực tế.

Hơn 7,1 triệu lô rừng đã được cán bộ của các hạt kiểm lâm cấp huyện thu thập thủ công hằng năm. (Ảnh: Vietnam+)
Hơn 7,1 triệu lô rừng đã được cán bộ của các hạt kiểm lâm cấp huyện thu thập thủ công hằng năm. (Ảnh: Vietnam+)

Mỗi chủ rừng cần có một tài khoản với đầy đủ thông tin. Cơ sở dữ liệu đó không chỉ giúp nhà nước hiện đại hóa quản lý theo hướng minh bạch, hiệu quả và giải trình trách nhiệm rõ ràng, mà còn giúp quá trình quy hoạch, ra quyết định được tốt hơn.”

Với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu, ông Nguyễn Việt Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, cho biết, hiện nay Việt Nam đang vận hành thí điểm Hệ thống thông tin lâm nghiệp, nhưng hệ thống này đã đáp ứng các yêu cầu quốc tế chưa thì cần bàn, vì đó là điều kiện để thực hiện sáng kiến REDD+ (mua bán tín chỉ carbon).

“Nói nôm na là, mỗi chủ rừng cần có một tài khoản với đầy đủ thông tin. Cơ sở dữ liệu đó không chỉ giúp nhà nước hiện đại hóa quản lý theo hướng minh bạch, hiệu quả và giải trình trách nhiệm rõ ràng, mà còn giúp quá trình quy hoạch, ra quyết định được tốt hơn,” ông Nguyễn Việt Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên.

Vì thế, theo ông Dũng, hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay cần đồng bộ, liên thông từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính trực tuyến, tính mở, để doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý có thể theo dõi. Ngoài ra, theo hệ thống đó, cơ sở dữ liệu của từng lô, khoảnh rừng cụ thể phải gắn với bản đồ, với các tọa độ định vị, có tên chủ rừng rõ ràng, kèm hiện trạng rừng.

Đưa công nghệ vào rừng được coi là một bước đột phá trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.(Ảnh: Vietnam+)
Đưa công nghệ vào rừng được coi là một bước đột phá trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.(Ảnh: Vietnam+)

Công nghệ thay con người tuần rừng

Theo nhận định của giới chuyên gia, nếu số hóa được những cánh rừng, khi đó lực lượng kiểm lâm và chủ rừng sẽ hạn chế được việc đi lại, giám sát ở trong rừng. Thay vào đó, họ chỉ cần “bước vào thế giới công nghệ” như đi tuần rừng trong những thiết bị di động với các ứng dụng qua điện thoại, máy tính thông minh. Đây được coi là một bước đột phá trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Chính vì thế, khi trao đổi với phóng viên VietnamPlus, ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, khẳng định việc áp dụng công nghệ vào quản lý rừng là việc đáng làm. Nhất là với một tỉnh có tới 621 nghìn hécta rừng, chiếm trên 70% diện tích tự nhiên, và là tỉnh có độ che rừng đứng thứ 2 cả nước.

“Hiện nay, chúng tôi đang áp dụng công nghệ viễn thám, dùng ảnh vệ tinh để phân tích các điểm biến đổi, có trung tâm họ xử lý rồi tham mưu cho tôi ra văn bản và kiểm tra hiện trường về các điểm cháy rừng, khai thác rừng. Công nghệ này giúp ích rất nhiều, vì thế gần 10 năm nay, chúng tôi luôn quan tâm tuyển dụng các em sinh viên lâm nghiệp ra trường hệ chính quy và loại giỏi, nhằm mục đích làm chủ công nghệ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng,” ông Thái chia sẻ.

Thông qua những ứng dụng công nghệ những người “lính rừng” sẽ nhanh chóng phát hiện ra những vụ cháy rừng, các điểm khai thác rừng trái pháp luật. (Ảnh: Vietnam+)
Thông qua những ứng dụng công nghệ những người “lính rừng” sẽ nhanh chóng phát hiện ra những vụ cháy rừng, các điểm khai thác rừng trái pháp luật. (Ảnh: Vietnam+)

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cũng cho biết, ngoài việc áp dụng công nghệ viễn thám, dùng ảnh vệ tinh để phân tích, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang hỗ trợ tỉnh về máy móc thiết bị như máy tính bảng thay cho định vị GPS.

“Giờ thời buổi này mà còn mày mò trong rừng lúc nào mới ra, nếu không được hỗ trợ máy móc thì chúng tôi vẫn phải làm. Giờ chỗ nào có công nghệ họ mạnh lắm, như Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì thế, chúng tôi đã tuyển được một số cán bộ đưa họ đi đào tạo rồi cho ra lăn lộn với nghề, sắp tới sẽ hướng đến việc đi tuần rừng trong máy tính, điện thoại,” – Chi cục trưởng Kiểm lân Quảng Bình.

Khi được hỏi liệu việc áp dụng công nghệ ở đây có gặp khó khăn, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm Quảng Bình khẳng định: “Việc áp dụng công nghệ khó hay dễ là do kiểm lâm ở đó có nhận thức được sự quan trong của công nghệ hay không thôi. Như Quảng Bình phổ quát máy tính cho các trạm kiểm lâm, thậm chí còn trích kinh phí của kiểm lâm ra và phải đi tắt đón đầu, chứ không thể ngồi chờ được.”

Cùng kỳ vọng như Quảng Bình, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng khẳng định việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển rừng là việc làm hết sức cần thiết, bởi “nếu không có công nghệ, việc quản lý sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, và hiệu quả của công tác quản lý sẽ không cao.”

“Việc áp dụng công nghệ khó hay dễ là do kiểm lâm ở đó có nhận thức được sự quan trong của công nghệ hay không thôi.”

Ông Trí cũng cho biết, thời gian qua, địa phương đã triển khai những dự án cập nhật hiện trạng rừng từ hình ảnh của vệ tinh, nhưng vẫn chưa phát hiện được tình trạng phá rừng. “Do đó, hiện tại, chúng tôi đang giao cho ngành nông nghiệp và kiểm lâm xây dựng một đề án ứng dụng công nghệ cao trong quản lý và bảo vệ rừng, để giải quyết từ gốc,” ông Thanh nói thêm.

Không chỉ đào tạo, đầu tư ứng dụng công nghệ cho lực lượng kiểm lâm, tại phía bắc Tây Nguyên, đầu năm 2017, một số hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng ở Đắk Glei-huyện xa nhất của tỉnh Kon Tum cũng được tập huấn sử dụng thiết bị di động.

Sau buổi tập huấn, người dân đã thực hiện việc đi tuần rừng và theo dõi diễn biến rừng trong chính chiếc điện thoại di động của mình, qua đó học được công tác tuần tra, quản lý và bảo vệ rừng nâng cao được hiệu quả hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, để áp dụng được vào thực tế vẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

“Mỗi chủ rừng cần có một tài khoản với đầy đủ thông tin để hiện đại hóa quản lý theo hướng minh bạch, hiệu quả và giải trình trách nhiệm rõ ràng.”-ông Nguyễn Việt Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên. (Ảnh: Vietnam+)
“Mỗi chủ rừng cần có một tài khoản với đầy đủ thông tin để hiện đại hóa quản lý theo hướng minh bạch, hiệu quả và giải trình trách nhiệm rõ ràng.”-ông Nguyễn Việt Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên. (Ảnh: Vietnam+)

Bà Y Giống, cán bộ tuần tra bảo vệ rừng thôn Măng Khên, xã Đắk Man, huyện Đắk Glei chia sẻ: “Từ khi được học sử dụng điện thoại di động, tôi nghĩ nếu được áp dụng công nghệ sẽ ít phải đi tuần rừng hơn, mọi diễn biến của rừng đã được cập nhật, những dấu hiệu của lâm tặc như dựng lều, chặt cây…trong rừng đều được những cán bộ tuần tra cập nhật và chúng tối sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời”.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những phần việc nhỏ trong một hệ thống của công nghệ khi được áp dụng. Để tiến tới đồng bộ thì không riêng gì Kon Tum mà nhiều địa phương khác trên cả nước cần tiếp tục đầu tư (cần nhiều kinh phí), học hỏi và áp dụng vào thực tiễn.

Nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ trong việc giám sát, bảo vệ rừng, từ năm 2015 đến nay, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ trang bị máy tính bảng cho lực lượng kiểm lâm một số tỉnh thông qua Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.

Do thu nhập thấp, đời sống khó khăn dẫn đến việc tiếp cận công nghệ của những người “lính rừng” còn nhiều hạn chế. (Ảnh: Vietnam+)
Do thu nhập thấp, đời sống khó khăn dẫn đến việc tiếp cận công nghệ của những người “lính rừng” còn nhiều hạn chế. (Ảnh: Vietnam+)

Bước đầu thí điểm tại 15 tỉnh trên cả nước, hệ thống theo dõi bằng máy tính bảng đã cho thấy hiệu quả, đơn giản và thực tế với số liệu đầu ra chính xác hơn.

Những thiết bị di động thông minh này được tích hợp phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, cho phép người dùng điều tra, thu thập thông tin hiện trường cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp chung, trên cơ sở dữ liệu nền kiểm kê rừng toàn quốc.

Bước đầu thí điểm tại 15 tỉnh trên cả nước, hệ thống theo dõi bằng máy tính bảng đã cho thấy hiệu quả, đơn giản và thực tế với số liệu đầu ra chính xác hơn. Hiện tại, một số tỉnh ngành kiểm lâm đã và đang hướng tới việc “đi tuần rừng trong những chiếc máy tính, điện thoại thông minh.”

Ông Lê Đình Thơm-Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định: Quản lý rừng bằng công nghệ là giải pháp rất cần thiết, tuy nhiên việc áp dụng vẫn còn chưa đồng bộ. Từ đó, ông Thơm kiến nghị, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế chính sách thì một số công nghệ mới như công nghệ viễn thám, quản lý địa hình địa lý toàn cầu, cảnh báo phòng cháy chứa cháy, cập nhật theo dõi diễn biến rừng ngành lâm nghiệp cũng cần đẩy mạnh đầu tư, và sớm được hoàn thiện phần mềm theo dõi.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm cũng cho biết, một số địa phương đã đề xuất hỗ trợ đầu tư thêm một số thiết bị giám sát, bảo vệ rừng như flycam, tuy nhiên giải quyết bài toán kinh phí là một vấn đề rất là lớn. Vì thế, đối với cơ quan cấp Trung ương, trước hết là phải xây dựng về mặt cơ chế chính sách cho dự án, có những đặt hàng nghiên cứu giải pháp và chuyển giao công nghệ cho địa phương./.

Ông Lê Đình Thơm-Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm khẳng định quản lý rừng bằng công nghệ là giải pháp rất cần thiết. (Ảnh: Vietnam+)
Ông Lê Đình Thơm-Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm khẳng định quản lý rừng bằng công nghệ là giải pháp rất cần thiết. (Ảnh: Vietnam+)

Chia sẻ:

  • Tweet

Có liên quan

Từ khóa » Tội ác Dưới Những Tán Rừng Xanh