Báo động Thực Trạng Vứt Bỏ Con Ruột - VOV Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Đã hơn 2 tháng trôi qua, chị Trần Ngọc Oanh, ngụ xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang vẫn không quên được khoảnh khắc vô tình phát hiện một đứa trẻ sơ sinh còn dính dây rốn trên người, đang bị côn trùng tấn công trong một bụi rậm ven đường.
"Tôi nghe tiếng em bé khóc, nghĩ là con mèo, tui vô coi mèo đẻ hay gì. Ai dè vô thấy em bé. Nó đẻ nó bỏ, em bé không có quần áo gì hết trơn, em bé mặt úp qua một bên vậy đó", chị Oanh nói.
Được chị Oanh và những người xung quanh ứng cứu kịp thời, đứa bé trên đã qua cơn nguy kịch. Đáng tiếc thay, không phải sinh linh nào cũng có được may mắn thoát khỏi lưỡi hái của thần chết, bởi chính đáng sinh thần đã nhẫn tâm quyết tước đoạt quyền sống của các em khi từ tiếng khóc đầu đời.
Tại Kiên Giang, từ đầu năm 2020 đến nay có ít nhất 04 trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Mỗi tuần, nhóm "Bảo vệ sự sống" thuộc Giáo xứ Tân Long, tỉnh Kiên Giang đã thu gom từ 80 - 200 em khác bị vứt bỏ. Chỉ trong 5 năm, có hơn 40.000 đứa trẻ vô tội đã được thu về an táng tại nghĩa trang.
Không chỉ ở khu vực nông thôn, điều kiện sống khó khăn và nhận thức người dân phần nào giới hạn mà ngay tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM thì tình trạng vứt bỏ con cũng tăng một cách báo động. Vứt con xuống cống, hố ga, gói trong vali, thậm chí là ném vào khe hẹp giữa 2 tòa nhà hay từ tầng 31 của chung cư… là những vụ việc nhẫn tâm gây rúng động dư luận.
Cô Trần Thị Bích Lan, ngụ phường 08, quận Gò Vấp, TP HCM chia sẻ: "Đọc mà mình thấy đau lòng. Nhiều người hiếm muộn cực khổ biết là bao để kiếm một đứa con mà không được. Thí dụ như không nuôi được thì mình đem cho chẳng hạn chứ tại sao nhẫn tâm quăng con mình không quần áo xuống cống, xuống đường cho côn trùng nó cắn? Tôi cho rằng hành động này rất vô đạo đức, không thể lấy cái nghèo ra biện minh!"
Đáng nói, các bà mẹ vứt con đa phần là những người trẻ. Không có khả năng nuôi con, lại sợ sự phản đối từ gia đình, điều tiếng và cái nhìn khắt khe từ xã hội, họ chọn cách từ bỏ giọt máu của mình. Nguyên nhân trực tiếp của thực trạng đau lòng này là do một bộ phận người trẻ thiếu hiểu biết và kỹ năng quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân.
Chuyên gia tâm lý - Đỗ Văn Sự - Phó Viện Trưởng Viện Đào Tạo Nhân Lực và Hợp Tác Quốc Tế - INTIC chia sẻ: "Một năm chúng ta có 300.000 – 400.000 ca nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, đây chỉ là bề nổi thôi. Việc ưu tiên cần làm hiện nay là chúng ta cần nâng cao nhận thức cũng như tinh thần chịu trách nhiệm cho giới trẻ. Bổ sung vào đó những môn học, và những nội dung giáo dục giới tính càng chân thực, gần gũi hơn để giúp học sinh, các bạn trẻ có cái nhìn thực tế hơn. Chẳng hạn, dạy các biện pháp phòng tránh thai để hạn chế việc có thai ngoài ý muốn; những kỹ năng xử lý hậu quả nếu có thai ngoài ý muốn. Chúng ta cần nâng cao ý thức cộng đồng, gia đình, xã hội về việc hỗ trợ tạo điều kiện, giúp đỡ các điều kiện về mặt tâm lý - sức khỏe cũng như tài chính; tạo điều kiện, cơ hội nghề nghiệp để họ tự lo được cuộc sống của mình".
Rõ ràng, hành động nạo phá thai hay vứt bỏ con ruột thời quan qua chỉ được xem là một hiện tượng xã hội chứ không phải là thực trạng xã hội.
Đã đến lúc, cần nhìn nhận lại sự nghiêm trọng của vấn đề này vì nó không chỉ là một hành động nhẫn tâm, đi ngược lại với đạo lí, truyền thống văn hóa của người Việt Nam mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng hành vi này phải bị lên án mạnh mẽ: "Rất khó tha thứ dù hoàn cảnh hay lý do nào. Căn cứ pháp luật hiện hành, với hành vi vứt bỏ trẻ sơ sinh, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ điều 124 Bộ Luật hình sự năm 2000, sửa đổi năm 2017, với hành vi vứt bỏ con trong vòng 7 ngày tuổi, dẫn đến hậu quả đứa bé bị chết thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 2 năm tù. Trong trường hợp người mẹ cố tình giết con như chôn sống, cố tước đoạt sinh mạng đứa trẻ, căn cứ khoản 2 điều 124 Bô luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017, hành vi này bị xử lý trách nhiệm hình sự lên đến 3 năm tù. Tuy nhiên, dù bất cứ lý do nào, bản án về pháp luật tôi cho rằng vẫn chưa thỏa đáng với tính mạng, nỗi uất ức của đứa trẻ tội nghiệp. Chính bản án lương tâm sẽ khiến cho những người làm cha, làm mẹ đó phải ăn năn suốt đời".
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định bên cạnh việc lên án người mẹ vứt bỏ con ruột thì một vấn đề khác cũng cần được quan tâm hơn. Đó là cần xác minh, truy cứu cả người bố hay những người có liên quan, có như vậy mới ngăn ngừa được việc tước đoạt mạng sống của những đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn.
Phải khẳng định, Trẻ em có quyền được sống – đó là một trong 4 nhóm quyền được quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em và được Hiến pháp ghi nhận. Khi và chỉ khi hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người, vi phạm quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được xử lý nghiêm minh thì mới có thể kéo giảm được tỉ lệ nạo phá thai cũng như các vụ việc vứt con đầy thương tâm xảy ra.
---
Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 2/9 tại đây:
Từ khóa » Hiện Tượng Bỏ Rơi Con Mới đẻ
-
Vứt Bỏ Con Mới đẻ Bị Xử Phạt Như Thế Nào Theo Pháp Luật Hiện Hành
-
Hành Vi Vứt Bỏ Con Mới đẻ: Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Bỏ Rơi Con Mới đẻ Dẫn đến Chết Người Thì Phạm Tội Gì ?
-
Người Mẹ Bỏ Rơi Con Mới Sinh Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào? - LawNet
-
Bỏ Rơi Con Mới Sinh: Báo động Sự Xuống Cấp Về đạo đức Và Vi ...
-
Hành Vi Vứt Con Mới đẻ Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Sư Nha Trang
-
Người Mẹ Vứt Bỏ Con Mới đẻ Phải đối Diện Với Mức án Nào?
-
BỎ CON MỚI ĐẺ CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ...
-
Vứt Bỏ Con Khi Vừa Mới Sinh Ra, Người Mẹ Phải Chịu Trách Nhiệm Như ...
-
[DOC] Trẻ Sơ Sinh Bị Bỏ Rơi - Cổng Thông Tin điện Tử Kiên Giang
-
Cha Mẹ Bỏ Rơi Con Cái Bị Phạt Thế Nào Từ Năm 2022?
-
Vẫn Còn Những Trẻ Sơ Sinh Bị Bỏ Rơi - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Vứt Con Mới đẻ Là Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Nghiêm Trọng
-
Xử Phạt Hành Vi Bỏ Rơi Con Mới Sinh | Nhu Y Law Firm