Xử Phạt Hành Vi Bỏ Rơi Con Mới Sinh | Nhu Y Law Firm
Có thể bạn quan tâm
Về khía cạnh pháp luật, pháp luật hiện hành xuất phát từ nhận thức về vai trò thiêng liêng của cha mẹ trong sự phát triển bình thường của con mà có những quy định để bảo vệ trẻ em cũng như xử phạt những hành vi nhẫn tâm bỏ rơi con của mình. Hành vi vứt bỏ con mới sinh không chỉ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể như sau:
Nếu người mẹ vứt bỏ con mới sinh vì nguyên nhân do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt khi con trong vòng 07 ngày tuổi mà dẫn đến hậu quả đứa trẻ đó chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Vứt bỏ con mới đẻ, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tội phạm này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
"Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."
Trường hợp người mẹ vứt bỏ con khi con trên 07 ngày tuổi hoặc mặc dù con còn trong 07 ngày tuổi nhưng hành vi vứt bỏ con của người mẹ không xuất phát từ ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc không do hoàn cảnh khách quan đặc biệt và đều dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết thì cá nhân đó sẽ có thể bị truy tố về Tội giết người (theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015) với hình phạt cao nhất là tử hình hoặc Tội vô ý làm chết người (theo Điều 128 Bộ luật hình sự 2015) với hình phạt cao nhất là 10 năm. Người mẹ có hành vi trên đối với con mình sẽ bị truy tố với tội danh nào sẽ còn tùy vào việc xác định yếu tố lỗi (ý chí chủ quan) của người đó khi thực hiện hành vi phạm tội trên.
Ngoài ra, nếu hành vi vứt bỏ con mới sinh của người mẹ không làm đứa bé chết thì người mẹ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cụ thể, người mẹ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau:
- Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;
- Không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật;
- Cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng;
- Bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống;
- Không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Bên cạnh đó người mẹ phải buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.
Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
“Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;
b) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật;
c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Bên cạnh đó người mẹ phải buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này.”
Trên đây là những quy định pháp luật áp dụng biện pháp xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vứt bỏ con mới sinh. Mặc dù pháp luật có những chế tài xử phạt những hành vi này nhưng yếu tố tiên quyết để ngăn chặn những trường hợp thương tâm chia cách tình mẫu tử như trên chính là lòng yêu thương con vô bờ và ý chí mạnh mẽ của những người làm mẹ. Đừng để xảy ra những trường hợp áp dụng chế tài pháp luật như thế đối với cuộc đời bạn, đừng để khi tòa án lương tâm lên tiếng thì mọi chuyện đã quá muộn màng. NHU Y LAW FIRM kính chúc bạn và mọi người xung quanh được an vui và hạnh phúc.
NHU Y LAW FIRM chuyên tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin doanh nghiệp, tư vấn khởi nghiệp. Nếu như đâu đó trong bạn đang nung nấu một ý tưởng kinh doanh, muốn thành lập một doanh nghiệp phù hợp nhất với ý tưởng đó, bạn cần một nhà tư vấn chuyên nghiệp, đảm bảo và nhanh chóng và hãy liên hệ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn vào bất cứ thời điểm nào.
-NH-
Từ khóa » Hiện Tượng Bỏ Rơi Con Mới đẻ
-
Vứt Bỏ Con Mới đẻ Bị Xử Phạt Như Thế Nào Theo Pháp Luật Hiện Hành
-
Hành Vi Vứt Bỏ Con Mới đẻ: Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Bỏ Rơi Con Mới đẻ Dẫn đến Chết Người Thì Phạm Tội Gì ?
-
Người Mẹ Bỏ Rơi Con Mới Sinh Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào? - LawNet
-
Bỏ Rơi Con Mới Sinh: Báo động Sự Xuống Cấp Về đạo đức Và Vi ...
-
Hành Vi Vứt Con Mới đẻ Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Sư Nha Trang
-
Người Mẹ Vứt Bỏ Con Mới đẻ Phải đối Diện Với Mức án Nào?
-
BỎ CON MỚI ĐẺ CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ...
-
Báo động Thực Trạng Vứt Bỏ Con Ruột - VOV Giao Thông
-
Vứt Bỏ Con Khi Vừa Mới Sinh Ra, Người Mẹ Phải Chịu Trách Nhiệm Như ...
-
[DOC] Trẻ Sơ Sinh Bị Bỏ Rơi - Cổng Thông Tin điện Tử Kiên Giang
-
Cha Mẹ Bỏ Rơi Con Cái Bị Phạt Thế Nào Từ Năm 2022?
-
Vẫn Còn Những Trẻ Sơ Sinh Bị Bỏ Rơi - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Vứt Con Mới đẻ Là Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Nghiêm Trọng