Báo động Tình Trạng Sạt Lở Bờ Sông, Bờ Biển

Trang chủ KTTV với sản xuất và đời sống Báo động tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển Đăng ngày: 06-05-2021 | Lượt xem: 4544 Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về cả phạm vi và mức độ sạt lở. Tình trạng sạt lở không chỉ gây mất đất sản xuất, biến đổi dòng chảy mà còn đe dọa tài sản, tính mạng của người dân. Đặc biệt, đợt lũ lịch sử tháng 10-2020 đã làm hàng trăm km bờ sông, bờ biển sạt lở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Nhiều công trình sạt lở nghiêm trọng Thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (TX. Ba Đồn) có 117 hộ dân, trong đó gần 50 hộ dân đang phải sống trong cảnh bất an, lo lắng vì tình trạng sạt lở đất. Vị trí của thôn nằm ngay chính giữa ngã ba hai nhánh sông Son và sông Rào Nan nên cứ vào mùa mưa, nước sông từ thượng nguồn đổ về là tấp thẳng vào thôn Cồn Nâm gây sạt lở.
Tình trạng sạt lở bờ sông tại thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (TX. Ba Đồn) ngày càng diễn biến phức tạp.
Tình trạng sạt lở bờ sông tại thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (TX. Ba Đồn) ngày càng diễn biến phức tạp.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng thôn Cồn Nâm cho biết: “Khoảng 5 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở bờ sông ở thôn Cồn Nâm diễn ra hết sức nghiêm trọng. Có đoạn nước sông đã “ăn” sâu vào đất liền hơn 15m làm diện tích đất sản xuất của bà con bị giảm đáng kể, đe dọa đến nhà cửa, vườn tược và các công trình của nhân dân. Không có năm nào mà đất đai của dân không bị sông “ngoạm”, mỗi năm diện tích đất nông nghiệp dọc bờ sông cứ bị lấn dần, chỗ nhiều thì 2-3m, chỗ ít nhất cũng 1-2m. Cột báo đường thủy trước đây nằm trên đất liền nay đã bị xô đổ nằm sát mép sông do sạt lở đất. Nhiều nhà dân nằm sát mép sông, cứ mỗi lần mưa lũ về đất trước cổng nhà sạt lở là người dân lại phải mua xi măng về thuê người đắp lại nếu không nhà cửa sẽ bị cuốn trôi”. Xã Quảng Minh là địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng sạt lở bờ sông. Toàn xã có đến 6 thôn thường xuyên bị sạt lở, trong đó có 4 thôn nằm trong diện “báo động” là Cồn Nâm, Tân Định, Minh Hà và Đông Thành. Ông Hoàng Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND xã Quảng Minh cho hay, tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn xã Quảng Minh đã xảy ra từ lâu, nhưng vài năm trở lại đây thì ngày càng nghiêm trọng. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có hơn 660 hộ dân chịu ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở bờ sông, trong đó có hơn 300 hộ cần di dời đến nơi ở mới để bảo đảm an toàn. Nhưng việc giải quyết đất ở cho dân rất khó, bởi xã không có quỹ đất. Mặt khác, người dân đã sống ở đây hàng chục năm nên không muốn chuyển đến nơi ở mới, đời sống của nhiều hộ dân cũng rất khó khăn, việc xây dựng lại nhà cửa cũng không hề dễ dàng. Việc cần thiết nhất lúc này là xây kè chắn chống sạt lở ven sông để bảo vệ đất đai, ổn định cuộc sống cho người dân.
Nhiều đoạn kè sông ở thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh được xây dựng từ năm 2017 đã bị sóng đánh sập.
Nhiều đoạn kè sông ở thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh được xây dựng từ năm 2017 đã bị sóng đánh sập.
Bên cạnh sạt lở bờ sông thì tình trạng sạt lở bờ biển cũng diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều kè biển bị sạt lở đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và tác động nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Kè biển Cảnh Dương (Quảng Trạch) có nhiệm vụ chống sạt lở bờ biển, bảo vệ 2.234 hộ dân, bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp và đường giao thông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, nhiều đoạn kè biển đã xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng. Ông Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho hay: “Bờ biển Cảnh Dương có chiều dài khoảng 1.950m, trong đó rất nhiều tuyến kè biển đã bị sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt là tuyến kè dài gần 422m đã được đầu tư xây dựng từ năm 2017, sau cơn bão số 13 năm 2020 đã bị sóng đánh sập nhiều đoạn gây mất ổn định cho toàn tuyến. Hiện nay, tình trạng xói lở đang diễn biến phức tạp theo hướng cực đoan, đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân, việc đầu tư xây dựng, sửa chữa là rất cấp bách”.
Bờ biển xã Cảnh Dương bị sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử tháng 10-2020.
Bờ biển xã Cảnh Dương bị sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử tháng 10-2020.
Theo ông Đinh Khánh Hậu, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (PTNT), đợt mưa lũ lịch sử tháng 10-2020, toàn tỉnh có 67 khu vực sạt lở với tổng chiều dài hơn 108km. Nhiều kè biển bị sạt lở nghiêm trọng, như: Cảnh Dương, Quảng Phúc, Hải Trạch, Nhật Lệ, Ngư Thủy. Tình trạng xói lở cũng xảy ra ở hầu hết hệ thống các sông trên địa bàn toàn tỉnh, quá trình xói lở ngày càng nặng, với tốc độ trung bình từ 1-3m/năm. Nhiều địa phương có tốc độ xói lở từ 5-10m/năm, như: Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Hải, Quảng Minh (TX. Ba Đồn), Cảnh Hóa, Phù Hóa (Quảng Trạch), Tiến Hóa, Đồng Hóa, Lê Hóa, Hương Hóa (Tuyên Hóa), Phúc Trạch, Cự Nẫm (Bố Trạch). Cần những giải pháp đồng bộ Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gia tăng một phần do hậu quả từ các hoạt động dân sinh, như: lấn chiếm, vi phạm, xây dựng công trình không tuân thủ quy hoạch; khai thác cát, sỏi quá mức trên sông làm suy giảm lượng bùn cát về hạ lưu, cộng với tình hình biến đổi khí hậu làm gia tăng cường độ thiên tai gây sụt lún, xói lở, bồi lấp. Theo ông Đinh Khánh Hậu, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, để giảm thiểu sạt lở bờ sông, bờ biển cần có một số giải pháp chính, như: tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức, người dân về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và tổ chức quan trắc, giám sát, nghiên cứu, cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.
Xây kè chắn chống sạt lở ven sông là giải pháp tối ưu để bảo vệ đất đai, ổn định cuộc sống cho người dân.
Xây kè chắn chống sạt lở ven sông là giải pháp tối ưu để bảo vệ đất đai, ổn định cuộc sống cho người dân.
Các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, khu vực ven biển, ngăn chặn khai thác cát sỏi trái phép, nhất là tại khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở; quản lý chặt vùng đất ven sông, ven biển không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở. Đồng thời, cần bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với ổn định sinh kế cho người dân. Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết: “Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp-PTNT, Quảng Bình đã đầu tư xây dựng 10 công trình kè chống xói lở với tổng chiều dài hơn 17km. Hiện tại, toàn tỉnh có 27 vị trí sạt lở cần đầu tư từ nay đến năm 2025, có tổng chiều dài 55,72km với kinh phí đề xuất đầu tư xây dựng ước tính hơn 785 tỷ đồng. Với nguồn lực của tỉnh thì rất khó để có thể khắc phục được số lượng kè sông, kè biển lớn như thế này. Để bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân trước mùa mưa lũ đang cận kề, tỉnh rất cần sự hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương và các tổ chức quốc tế”. Theo Báo Quảng Bình Gửi

Tin tức liên quan:

Phân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét cho xã vùng cao tỉnh Thanh Hóa, Sơn La (04/12/2024) Từ ngày 26- 29/11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã tổ chức chuyển giao sản phẩm và tập huấn sử dụng bộ bản đồ phân rủi ro lũ quét, sạt lở đất cho xã Tam Chung và xã Tén Tẳn (thị trấn Mường Lát), huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa; xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp và xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bao gồm bản đồ hiện trạng, bản đồ nguy cơ và bản đồ phân vùng rủi ro lũ quét, sạt lở đất tỉ lệ 1/10.000.

Hội nghị phổ biến pháp luật về Luật Tài nguyên nước năm 2023 và công tác quản lý khí tượng thủy văn trong phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu (15/11/2024) Ngày 14/11, tại Nghệ An, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về Luật Tài nguyên nước năm 2023 và công tác quản lý khí tượng thủy văn trong phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.

Tiếp tục nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất (26/09/2024) Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất mặc dù vẫn còn nhiều thách thức cần phải đối mặt và vượt qua.

Nhận định tình hình khí tượng thủy văn những tháng cuối năm (23/09/2024) Từ tháng 10 đến 12/2024, dự báo 4 - 5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông, trong đó số cơn đổ bộ đất liền nước ta có thể cao hơn trung bình nhiều năm.

Hành trình chiến đấu với Yagi của dự báo viên thủy văn (19/09/2024) Đồng hồ điểm hơn 1h sáng cũng là lúc vừa tròn 5 tiếng, bảy anh chị em chúng tôi trong ca trực đêm vẫn không rời khỏi màn hình máy tính để dõi theo những chuyển động của từng con số. Mưa vẫn xối xả, dòng chảy vẫn cuồn cuộn mặc cho những bất an, lo lắng trong lòng chúng tôi cứ tăng lên.

Thủy văn đón bão lũ! (14/09/2024) Cơn bão Yagi vừa qua sau những trận cuồng phong dữ dội, càn quét khắp các vùng miền từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi, từ biển đến hải đảo...gây những hậu quả nặng nề cho biết bao địa phương thì hoàn lưu của bão gây mưa diện rộng đã kiến tạo lũ rất lớn cho các sông tàn phá miền bắc thật kinh hoàng.

Các địa phương tại tỉnh Yên Bái cần chủ động ứng phó với mưa lũ (15/06/2024) Theo Đài khí tượng thủy văn Yên Bái đêm ngày 14/6 và sáng 15/6 các khu vực trong tỉnh có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã có đã ký Công điện hỏa tốc số 2050/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương cần chủ động ứng phó với thiên tai.

Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024 (13/06/2024) Ngày 13/6, đề cập về nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp như dông sét, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương, trọng tâm là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, là do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ và đới gió Đông Nam của khối không khí biển lấn từ phía Đông vào.

Lâm Đồng: Nhà máy xử lý rác thải cho thành phố Đà Lạt ngưng tiếp nhận rác (07/06/2024) Hàng chục xe chở rác từ nội đô thành phố Đà Lạt đến Nhà máy xử lý chất thải rắn Xuân Trường bị dồn ứ trước cổng, các dây chuyền phân loại rác, lò đốt rác của nhà máy cũng tạm ngưng hoạt động.

Bảo đảm an ninh an toàn nguồn nước (22/05/2024) Tài nguyên nước có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, kinh tế, an ninh trật tự. Tuy nhiên, an ninh tài nguyên nước đang đối mặt với nhiều thách thức, tình trạng xâm lấn, tranh chấp làm ô nhiễm, thu hẹp, suy giảm nguồn nước mặt; nguồn nước ngầm bị hạ thấp...

Công việc của những người “bắt mạch ông trời” (20/05/2024) Hằng ngày, mọi người đều quan tâm và cập nhật tình hình thời tiết, thế những làm sao để ra được một bản tin dự báo thời tiết và cán bộ khí tượng thuỷ văn làm những gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là chùm ảnh về một số hoạt động của cán bộ khí tượng thủy văn tại Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ.

Chủ động ứng phó với thiên tai trong mùa mưa của tỉnh Yên Bái (17/05/2024) Để chủ động ứng phó với thiên tai, đặc biệt trong mùa mưa bão năm 2024, tỉnh Yên Bái có kế hoạch số 112/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai.

Tin tiêu điểm
  • Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025...

    Chiều ngày 11/12, tại Đà Nẵng, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Trung Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025.
  • Trung tâm Công nghệ khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...

    Sáng ngày 10/12/2024, Trung tâm Công nghệ khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông La Đức Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị.
  • Chuyên gia cảnh báo miền Bắc rét đậm, rét hại, miền Trung mưa

    Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra những nhận định về khả năng rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc và mưa lớn ở khu vực Trung Bộ, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới sắp tới.
  • Phân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét cho xã vùng cao tỉnh Thanh Hóa, Sơn...

    Từ ngày 26- 29/11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã tổ chức chuyển giao sản phẩm và tập huấn sử dụng bộ bản đồ phân rủi ro lũ quét, sạt lở đất cho xã Tam Chung và xã Tén Tẳn (thị trấn Mường Lát), huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa; xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp và xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bao gồm bản đồ hiện trạng, bản đồ nguy cơ và bản đồ phân vùng rủi ro lũ quét, sạt lở đất tỉ lệ 1/10.000.
  • Đảng uỷ Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn tham gia trực tuyến Hội...

    Sáng 1/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) đã tham gia trực tuyến cùng với hơn 1,5 triệu đảng viên toàn quốc tại các điểm cầu tiếp thu tinh thần Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
  • Hội thảo “Thúc đẩy hiện đại hóa và hợp tác giữa Việt Nam...

    Ngày 27/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV) phối hợp cùng Cơ quan Khí tượng Phần Lan tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hiện đại hóa và hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn và Môi trường”.
  • Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...

    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7

    Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường
Tin mới nhất
  • Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025...

    Chiều ngày 11/12, tại Đà Nẵng, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Trung Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025.
  • Trung tâm Công nghệ khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...

    Sáng ngày 10/12/2024, Trung tâm Công nghệ khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông La Đức Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị.
  • Chuyên gia cảnh báo miền Bắc rét đậm, rét hại, miền Trung mưa

    Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra những nhận định về khả năng rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc và mưa lớn ở khu vực Trung Bộ, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới sắp tới.
  • Phân vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét cho xã vùng cao tỉnh Thanh Hóa, Sơn...

    Từ ngày 26- 29/11, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã tổ chức chuyển giao sản phẩm và tập huấn sử dụng bộ bản đồ phân rủi ro lũ quét, sạt lở đất cho xã Tam Chung và xã Tén Tẳn (thị trấn Mường Lát), huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa; xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp và xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bao gồm bản đồ hiện trạng, bản đồ nguy cơ và bản đồ phân vùng rủi ro lũ quét, sạt lở đất tỉ lệ 1/10.000.
  • Đảng uỷ Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn tham gia trực tuyến Hội...

    Sáng 1/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) đã tham gia trực tuyến cùng với hơn 1,5 triệu đảng viên toàn quốc tại các điểm cầu tiếp thu tinh thần Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
  • Hội thảo “Thúc đẩy hiện đại hóa và hợp tác giữa Việt Nam...

    Ngày 27/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV) phối hợp cùng Cơ quan Khí tượng Phần Lan tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hiện đại hóa và hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn và Môi trường”.
  • Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...

    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7

    Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường
Link liên kết

Từ khóa » Hậu Quả Xói Lở Bờ Biển