Bão Hình Thành Thế Nào, Vì Sao Mắt Bão Lại Là Nơi 'bình Yên' Nhất?

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi
    • Sơ đồ tổ chức bộ máy
    • Chức năng, nhiệm vụ
  • Quan Trắc
    • Hệ thống đo mưa tự động
  • Mực nước
  • Mưa
  • Video
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Chuyên mục
    • Chỉ đạo điều hành
      • Công điện
      • Chỉ thị
      • Quyết định
      • Kế hoạch
      • Báo cáo
      • Công văn
      • Thông báo
      • Văn bản khác
    • Phòng chống thiên tai và TKCN
      • Kế hoạch PCTT
      • Phương án PCTT
      • Bản tin thiên tai
      • Khen thưởng PCTT và TKCN
      • Lịch trực Văn phòng
      • Quỹ phòng chống thiên tai
      • Báo cáo PCTT
    • Dự báo, Cảnh báo
      • Khí tượng, thủy văn
      • Bão, Áp thấp nhiệt đới
      • Mưa lớn, lũ, ngập lụt, lốc xoáy
      • Hạn hán, xâm nhập mặn
      • Thông báo KTTV
      • Sạt lở
      • Tin tức, sự kiện
    • Bản đồ & Hệ thống CTTL
      • Công trình thủy lợi
      • Hệ thống đê sông
      • Sơ họa rủi ro thiên tai
      • Nước biển dâng do bão mạnh, siêu bão
    • Chi cục Thủy lợi
      • Hành chính tổng hợp
      • Thanh tra, pháp chế
      • Quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn
      • Quản lý khai thác CTTL
    • Chương trình, dự án
      • Dự án khác
    • Đề án 553
    • Tài liệu phòng chống thiên tai
    • Văn bản Quy phạm pháp luật
      • Luật - Pháp lệnh
      • Nghị định
      • Thông tư
      • Quyết định
      • Nghị quyết

Đang truy cập: 1 Hôm nay: 64 Tổng lượt truy cập: 1142944

Bão hình thành thế nào, vì sao mắt bão lại là nơi ‘bình yên’ nhất? 30/09/2020

Trên thế giới từng xuất hiện nhiều cơn bão lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão?

Bão được hình thành như thế nào?

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.

Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 - 12km.

Bão thường hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.

bão là gì
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan

Tại sao bão xuất hiện chủ yếu vào mùa Hè và mùa Thu?

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Vì sao mắt bão lại là nơi ‘bình yên’ nhất?

Bão thực chất là khối không khí xoay tròn với vận tốc cao, hoạt động trong phạm vi khá lớn, đường kính có thể lên tới 1.000 km. Mắt bão, còn gọi là tâm bão, là nơi có áp suất không khí rất thấp, còn xung quanh mắt bão thì không khí ở tầng thấp vừa xoáy nhanh vừa đổ về trung tâm áp thấp.

Tốc độ dòng khí càng nhanh thì vận tốc gió càng mạnh, tạo nên lực ly tâm cực lớn khiến không khí bên ngoài càng khó lọt vào tâm bão. Do đó, mắt bão giống như một cái ống được xây bằng mây, bên trong dường như không khí không quay, gió rất yếu.

Hơn nữa, vì không lọt được vào tâm bão, nên không khí bên ngoài mang nhiều hơi nước phải bốc lên, hình thành những đám mây xám xịt rồi ào ạt tuôn mưa. Trong khi đó, tại mắt bão lại xuất hiện dòng khí đi xuống, bởi vậy nơi đây trời quang, mây tạnh, thậm chí còn có thể trông thấy trăng sao vào buổi tối.

Tuy nhiên, nếu mắt bão ở trên đại dương thì nơi đó sóng biển lại cực kỳ dữ dội. Thí nghiệm cho thấy, đặt ly nước vào trong chuông thuỷ tinh rồi hút dần không khí ra, đến khi không khí rất loãng và áp suất giảm tới mức nhất định thì nước trong ly nổi bọt sùng sục như bị đun sôi.

Mắt bão thông thường có đường kính 40 km. Bão là khối khí vừa quay vừa di chuyển nên mắt bão cũng di chuyển theo. Sau khi mắt bão rời chỗ, tức thì mưa to gió lớn ập tới. Các chuyên gia khí tượng học cho biết, sự phân bố hướng gió ở mọi vị trí trong phạm vi hoạt động của cơn bão đều được thể hiện rất có quy luật. Khi không khí xung quanh đổ dồn về tâm bão, do ảnh hưởng của sự tự quay của trái đất, hướng đi của gió sẽ bị lệch đi. Sự lệch góc đó khiến gió xung quanh hướng tới tâm bão luôn ngược chiều kim đồng hồ.

Càng đến gần tâm bão, phương tiếp tuyến càng lớn, gió càng tiếp cận với vận động quay tròn quanh tâm bão. Bởi vậy, góc tạo ra giữa hướng gió với tuyếp tuyến đường tròn tâm bão càng nhỏ. Trong phạm vi cơn bão, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, chỉ cần đứng quay lưng về hướng gió thì người ta có thể phán đoán chắc chắn rằng mắt bão nằm trong góc dao động 45-90 độ ở phía trước mặt và lệch sang trái.

Nguồn tin: tienphong.vn

Tin liên quan Vĩnh Long hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do thiên tai - 27/06/2024 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 - 10/05/2024 Tháng 4 ghi nhận nhiều kỷ lục nhiệt độ, tháng 5 sẽ còn nắng nóng gay gắt hơn - 02/05/2024 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó hạn mặn, không để bị động, bất ngờ - 16/01/2024 Sách trắng về công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 - 21/12/2023 VĂN BẢN MỚI Lịch trực PCTT tháng 11/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Vĩnh Long
11-Lich-truc-PCTT-Thang-11-2024.pdf(4-lượt)
Lịch trực PCTT tháng 10/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Vĩnh Long
10-Lich-truc-PCTT-Thang-10-2024.pdf(10-lượt)
Lịch trực PCTT tháng 09/2024 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Vĩnh Long
9-Lich-truc-PCTT-Thang-9-2024.pdf(80-lượt)
Xem tất cả >> Liên kết website Cổng thông tin điện tử Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Trung tâm dự báo KTTV Trung ương Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long Trang tin điện tử sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long Đài KTTV khu vực Nam Bộ Ban chỉ huy PCTT và TKCN TP HCM Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Định Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai Bản đồ windy
CHI CỤC THỦY LỢI - VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TKCN Địa chỉ: 1B, đường Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long Số điện thoại: 02703 863100 Fax: 02703 827 635 Email: thuyloivinhlong@yahoo.com.vn
© Bản quyền thuộc về CHI CỤC THỦY LỢI - VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TKCN VĨNH LONG

Từ khóa » Các Loại Mắt Bão