Bão Là Gì? Một Vài Sự Thật Về Bão Có Thể Bạn Chưa Biết

Có bao giờ bạn thắc mắc bão là gì? Vì sao lại có bão? Cơ chế hình thành bão như thế nào? Và tại sao con người lại phải hứng chịu những thiên tai như thế này hay không? Trong suốt nhiều năm qua, những cơn bão – như những “kẻ hủy diệt” tàn phá thiên nhiên. Chính vì những sự nổi giận của mẹ thiên nhiên đã ảnh hưởng ít nhiều đến người dân. Vậy hãy để Thoitiet.vn bật mí giúp bạn một vài thông tin về bão có thể bạn chưa biết nhé.

Bão là gì?

Bão là gì? Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó, bão cũng là một xoáy thuận nhiệt đới có cấu trúc với khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng xoáy thuận có đường kính dài hàng trăm km và được hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.

Bão là gì?Bão là gì?

Tùy thuộc vào từng khu vực hình thành nên thuật ngữ “bão” sẽ có những tên gọi khác nhau:

  • Trên Đại Tây Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là hurricanes
  • Trên Ấn Độ Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là cyclones
  • Trên Thái Bình Dương, bão hình thành sẽ có tên gọi là typhoons

Ở Việt Nam, bão dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời tiết cực kỳ nguy hiểm và chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn. Tuy nhiên, thuật ngữ “bão” còn rộng hơn, bao gồm cả cơn dông và một số hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi, … Bão là xoáy thuận quy mô synop không có frông, phát triển dựa trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ, có hoàn lưu xác định.

Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió. Dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):

  • Với sức gió dưới 63 km/h thì được gọi là áp thất nhiệt đới. Tên tiếng anh là tropical depression.
  • Với Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) được gọi là bão nhiệt đới. tên tiếng anh là ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm")
  • Với Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong. Tên tiếng anh là (typhoon)
  • Với Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão. Tên tiếng anh là (super typhoon).

Các loại bão

Lốc xoáy

Lốc xoáyHiện tượng lốc xoáy hay gọi khác là vòi rồng

Hiện tượng lốc xoáy hay còn gọi là hiện tượng vòi rồng. Như một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống mặt đất.

Vậy nguồn gốc cái tên này bắt nguồn từ đâu mà có? Vì đây là một hiên tượng gió xoáy cực mạnh, trong khi phạm vi đường kính thì lại rất nhỏ. Hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, hình thành/ nên cái phễu. Nhìn hinh dạng trông rất giống một cái vòi và từ đó, cái tên vòi rồng đã xuất hiện và tồn tại cho đến ngày nay.

Như đã nói, hiện tượng lốc xoáy được hình thành từ một cơn dông. Thường là từ những ổ dông rất mạnh hoặc siêu mạnh. Nhưng đôi khi nó lại được sinh ra từ một giải dó giật mạnh hay từ một cơn bão.

Khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở dưới. Không khí nóng sẽ bị cưỡng bức và chuyển động lên rất mạnh. Mặt khác, khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Do đó, nguyên nhân lốc xoáy vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.

Đường kính của lốc xoáy có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài km. Nhưng hầu hết các lốc xoáy có đường kính khoảng 50m.

Tố

 Là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, đi kèm theo là những cơn dông mạnh.

Dông

Là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét, thậm chí có cả mưa đá và vòi rồng.

Cơn dông được hình thành khi có khối khí nóng ẩm chuyển động, cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và trải rộng từ 30km đến 300 km. Quá trình trung hoà và tái tạo điện tích xảy liên tục trong các cơn dông kèm theo gió mạnh, sấm sét, vòi rồng.

Dông

Xoáy thuận nhiệt đới

Là các hệ thống bão quay nhanh đặc trưng bởi 1 trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn.

Xoáy thuận nhiệt đới thường được hình thành trên đại dương. Hay những vùng biển có nhiệt độ nước tương đối ấm. Chúng thu thập năng lượng nhờ sự bay hơi của nước từ bề mặt đại dương. Nguồn năng lượng này khác hoàn toàn so với xoáy thuận ngoại nhiệt đới. Hệ thống lấy nhiên liệu chủ yếu từ sự tương phản của nhiệt độ theo chiều ngang. Những cơn gió xoáy mạnh là kết quả của sự bảo toàn momen động lượng. Truyền đạt bởi sự tự quay của Trái Đất khi những dòng khí thổi vào bên trong hướng đến trục quay. Vì vậy, chúng hiếm khi hình thành trong phạm vi từ vĩ độ 5°B đến 5°N hai bên xích đạo. Xoáy thuận nhiệt đới có đường kính khoảng từ 100 đến 4000 km.

Bão lửa

Bão lửa

Là cách gọi của những đám cháy dữ dội đã tự tạo cho mình 1 hệ thống đối lưu và gió riêng. Khiến cho nó trở nên cực kỳ lớn và khó có thể kiểm soát hay dập tắt. Là một trong những hiện tượng tự nhiên hay xuất hiện trong các cơn cháy rừng hay từ những vòi rồng lửa lớn.

Trong những trận cháy rừng, bão lửa ví như một “bức tường lửa” di chuyển với tốc độ cực kỳ nhanh. Làm cho việc dập tắt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Bão lửa hình thành như là kết quả của sự đối lưu không khí. Khi vùng khí nóng tại khu vực bị cháy bắt đầu bốc lên trên. Khiến cho các vùng khí xung quanh đổ vào cung cấp không khí mới khiến cho đám cháy trở nên dữ dội hơn. Từ đó vùng khí nóng mở rộng ra và thu hút thêm nhiều vùng không khí khác. tạo nên một hệ thống gió riêng khiến cho bão lửa hình thành.

Bão tuyết

Là hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh và kéo dài trong khoảng thời gian dài. Thường hay xuất hiện ở các nước đới lạnh hoặc đới ôn hòa. Bão tuyết luôn đi kèm với mưa tuyết, gió giật mạnh với tốc độ 200 km/giờ. Có thể làm nhiệt độ hạ thấp gần -50 °C.

Bão tuyết

Lốc cát

Lốc cát, còn có tên gọi khác là quỷ cát. Là hiện tượng thiên nhiên khá đáng sợ, thường xảy ra ở ở các vùng sa mạc trên Trái Đất. Hơn nữa, lốc cát có thể xảy ra trên bề mặt có điều kiện như sa mạc của các hành tinh. Ví dụ như Sao Hỏa.

Lốc cát thường xuất hiện vào tầm buổi trưa, nhất là ở những vùng sa mạc. Nơi mặt đất đã trở nên "nóng hổi". Không khí trên sa mạc bị nung nóng, bốc lên cao rất nhanh, khi đó khí lạnh ở xung quanh tràn và thay thế. Cát bị dòng khí lạnh cuốn theo hình thành nên trận xoáy cát.

Bão hình thành như thế nào?

Điều kiện để hình thành bão khi hội tụ đủ 3 yếu tố: nhiệt, ẩm và động lực tạo xoáy. Nhà khí tượng Erik Palmen đã chỉ ra rằng, bão hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 – 20 độ. Hai bên xích đạo có nhiệt độ từ 26 đến 27 độ C trở lên. Đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành. Khi lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy, tạo thuận lợi cho bão hình thành. Ngược lại, nếu lực Coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Thì bão không thể hình thành trong dải 0 – 5 độ vic về hai phía xích đạo. kích thước của khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoảng 1000km và cách mặt đất khoảng 10 -12 km.

Vì đây là hiện tượng thiên nhiên cần một dòng nước rất nóng, ở mức tối thiểu là 26 độ, Với độ sâu ít nhất là 50m dưới nước. Và cũng chính là lí do bão thường hình thành và xuất hiện ở các vùng nhiệt đới.

Bạn có biết, khi nước nóng sẽ tạo/ nên tình trạng bốc hơi mạnh. Mà sự bốc hơi đó chính là nhiên liệu của bão. Khối khí ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở vị trí đó, khí sẽ trở nên lạnh và cô đặc. Khiến cho những đám mây bão không cố định sẽ trở nên lớn hơn.

Bão hình thành như thế nào?Bão được hình thành như thế nào?

Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao mây cuộn quanh ống khói? Vậy câu trả lời là gì? Lí do là, khi không khí lạnh trở xuống, nó hút đầy khí ẩm và nóng. Và sau đó nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ hiện tượng này xảy ra vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác.

Khi trái đất quay, ở phía Bắc bán cầu là chiều ngược kim đồng hồ, và phía Nam bán cầu là cùng chiều kim đồng hồ. Do đó, bão lúc nào cũng quay theo cùng 1 chiều.

Khi nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc mạnh hơn. Chính vì thế mà lúc này, sức mạnh của bão cũng tăng lên đáng kể. Đôi khi lại đạt đến mức tương đương với 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Thế nhưng, bão sẽ giảm cường độ khi gặp dòng nước lạnh hơn hay gặp đất liền. Vì nó thiếu thí nóng để bốc hơi.

Nguyên nhân hình thành bão và áp thấp nhiệt đới

Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có sáp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

Và khi lên cao cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị làm nóng không khí xung quanh. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm tỷ lệ thuận với nhau. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao. Từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Nguyên nhân chủ quan từ con người

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên. Thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. hiện tuợng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp nhiệt. Thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn. Cùng với thời điểm đó làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển. Tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

Tại sao lại có bão?

Từ những điều kiện hình thành bão và xuất phát từ một số nguyên nhân. Điều đó giải thích tại sao lại có sự xuất hiện của bão? Chủ yếu là do yếu tố tác động của tự nhiên bao gồm nước nóng với khả năng bốc hơi mạnh. Sự bốc hơi đó được xem là nguyên liệu cho quá trình hình thành bão. Trong khi đó những khối khí bốc hơi lên cao và cô đặc lại để tạo thành những đám mây bão lớn và không cố định.

Mắt bão là gì? Tại sao mắt bão lại là nơi bình yên nhất?

Mắt bão là gì?

Mắt bão là gì?Mắt bão là gì?

Mắt bão hay gọi khác là tâm bão, là nơi có áp suất không khí rất thấp. Phía xung quanh mắt bão thì không khí ở tầng thấp vừa đổ về trung tâm áp thấp, vừa xoáy nhanh.

Không chỉ cơn bão nào cũng có 1 tâm bão duy nhất. Mà xuất hiện nhiều trường hợp một mắt bão lớn hơn thứ 2, bao quanh mắt bão ban đầu đang suy yếu. Gọi là hiện tượng hai mắt bão đồng tâm. Mắt bão thứ 2 dần nuốt trọn mắt bão đầu tiên. Sau đó, hợp nhất thành một tâm bão to và ổn định hơn. Một Khi xuất hiện cơn bão có 2 mắt này, nó sẽ thật sự rất nguy hiểm.

Tại sao nói mắt bão là nơi bình yên nhất

Các khối khí bên ngoài vòng lại chuyển động với vận tốc càng lúc càng nhanh hơn, kéo theo vận tốc gió mạnh không kém. Tạo ra ly tâm cực lớn nên không khí không vào được trung tâm. Khiến cho không khí trong này lại giãn ra, áp suất không khí cũng giảm xuống.

Và đó cũng chính là lý do xuất hiện câu nói: “mắt bão là nơi “bình yên” nhất” trong mỗi cơn bão. Trong vùng mắt bão, hầu hết gió khá yếu, ít mưa và mây. Hơn nữa có thể thấy được trăng sao. Bên cạnh đó, phía bên ngoài không khí bốc hơi càng nhiều, chuyển động càng nhanh, dễ tụ lại và mây mưa.

Mặt khác, khi bão đang đang ở trên biển thì nơi tâm bão sóng vẫn sẽ rất dữ dội. Không hẳn lúc nào cũng sóng yên biển lặng đâu nhé. Nhưng rất ít mưa và mây giông hơn so với vùng bên ngoài của mắt bão.

Tại sao bão lại xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa thu?

Bão thường hoạt động vào khoảng thời gian nào trong năm? Câu trả lời chính xác là từ tháng 6 đến tháng 11 ở vị trí Bắc bán cầu. Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau đối với vị trí Nam bán cầu. Vào mùa hè và mùa thu là 2 thời điểm bão xuất hiện nhiều nhất trong năm. Bởi vì vào thời gian này hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của bão. nhiệt độ nước biển tăng cao, ít nhất là từ 26 độ C trở lên. khí quyển vùng nhiệt đới thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của đối lưu. hơn nữa chuyển động xoáy quy mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Qua bài viết này, thoitiet.vn hy vọng giúp các bạn giải đáp được được phần nào về bão là gì? Bão được hình thành như thế nào và nguyên nhân tại sao bão lại xuất hiện? Hãy theo dõi website thời tiết để cập nhật những bài viết mới và hay nhất nhé.

Từ khóa » Các Loại Mắt Bão