Bảo Quản Kem Tươi đã đánh Bông Thế Nào Là Tốt Nhất.
Có thể bạn quan tâm
Kem tươi là nguyên liệu quan trọng trong công đoạn trang trí bánh kem, để bảo quản kem tươi đã đánh bông tốt và an toàn nhất chắc hẳn không phải ai cũng biết đúng không các bạn? Chúng ta vẫn quen với những phần kem tươi trên bánh sinh nhật hay trên nhiều những loại bánh khác nhau rất thơm ngon và béo đúng không các bạn? Ở các tiệm làm bánh thì kem tươi làm nhiều khi thừa ra và đặc biệt là phần kem tươi đã đánh bông, không phải ngày nào làm ra cũng hết phải không các bạn. Bỏ đi thì khá lãng phí nên đã có những cách bảo quản cực kỳ tốt để giúp cho những phần kem vẫn sử dụng lại được một cách ngon nhất và tiết kiệm nhất. Hôm nay đến với chủ đề của năm 2018 là cách bảo quản các loại bánh thì luankha.com sẽ mang đến cho các bạn bí quyết để bảo quản kem tươi đã đánh bông chuẩn nhất nhé. Nào chúng mình cùng nhau học nhé.
Những cách bảo quản bánh kem tươi đã được đánh bông
Cách 1: Sử dụng ngăn mát chiếc tủ lạnh
- Tủ lạnh là một nơi lý tưởng để cất giữ những đồ ăn chưa dùng hết và để bảo quản những thực phẩm tốt nhất. Kem tươi cũng vậy nó có thể để trong tủ lạnh trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày, các bạn thấy sao cũng khá dài đúng không ạ? Nhưng để kem có thể giữ được dài như vậy thì các bạn phải để chúng trong ngăn mát tủ lạnh và môi trường trong đó phải thật sạch có thể nói là vô trùng.
- Khi các bạn cảm thấy kem tươi đã đánh bông của mình có thể sẽ không dùng hết thì hãy chuẩn bị sẵn một chiếc hộp thật sạch rồi cho kem vào đó đậy kín rồi cho vào tủ lạnh.
Cách 2: Sử dụng ngăn đá tủ lạnh
- Ngăn đá tủ lạnh là nơi có thể giữ bánh được lâu hơn. Đây chính là cách mà cũng nhiều người sử dụng.
- Nhưng nhược điểm của cách này đó là khi các bạn cho vào ngăn đá thì phần chất béo sẽ bị tách ra và nổi lên trên, vậy thì khi chúng ta muốn dùng lại chúng phải cho chúng vào bát và đặt vào nồi nước sôi đun từ từ cho nó tan dần rồi khuấy đều lên. Tiếp đó các bạn cho lạnh và lại đánh bông như bình thường nhé.
- Cách này thì chúng ta hơi mất thời gian một chút nhưng nó rất đảm bảo phần kem tươi của các bạn sẽ không sao.
Mẹo cứu chữa kem tươi tách nước và bảo quản kem tươi đã đánh bông
Cách chữa khi kem topping bị tách nước
Nếu như kem tươi đã bị tách nước thì quá trình sử dụng sẽ gặp khá nhiều rắc rối và có thể khả năng rất cao bạn không thể sử dụng được phần kem này nữa. Tuy nhiên để chúng có thể vẫn sử dụng được thì thực hiện mẹo sau đây: Cho thêm vào âu kem một chút kem tươi ở dạng lỏng rồi trộn cho đều nhẹ cho tới khi thấy phần kem mịn mượt trở lại. Tuy nhiên với mẹo nhỏ này bạn chỉ có thể sử dụng khi trạng thái kem chưa hoàn toàn bị tách nước, hoặc có tách nước nhưng chỉ ở trạng thái nhẹ, phần kem chưa bị lổn nhổn hoặc chưa chuyển vàng, tách béo.
Nếu như phần kem đã tách nước quá nhiều thì phần chất béo tách riêng thành những lợn cợn lổn nhổn và chuyển sang màu vàng nhạt thì khả năng phần kem không còn được sử dụng sẽ cao hơn. Do vậy mà trong quá trình đánh kem bạn nên chú trọng về kỹ thuật đánh kem đúng nhất để có thể sử dụng được lượng kem đã đánh, không để bị phí phạm. Nếu mới bắt đầu học đánh kem bạn hãy thử với một chút kem trước để quen với cách đánh bông kem nhé.
Làm thế nào để kem tươi ổn định hơn và bảo quản kem tươi đã đánh bông
Để kem tươi được ổn định hơn, tức là khi đánh kem sẽ có độ cứng tốt hơn và lâu chảy khi gặp nhiệt độ phòng hơn một chút. Bạn có thể thực hiện những mẹo nhỏ được chia sẻ dưới đây:
Dùng đường bột để cho thêm vào khi đánh kèm vì phần đường bột này có thêm đường ngô và đường ngô sẽ giúp cho kem đặc hơn khi đánh bông.Khi đó kem sẽ được ổn định và bông cứng lâu hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên không nên cho nhiều đường bột vì độ ngọt sẽ tăng lên nhiều hơn sẽ khiến cho kem rất ngán, đường bột có độ ngọt bằng ½ đường ăn thông thường.
Dùng thêm một chút gelatin để hỗn hợp được dẻo dai hơn, tuy nhiên bạn nên lưu ý đến nhiệt độ gelatin khi thực hiện cho vào kem vì lượng gelatin này sẽ hơi ấm một chút và khi cho vào kem sẽ dễ vón cục. Khi thực hiện làm tan chảy gelatin nên nhớ ngâm gelatin trong nước lạnh khoảng 5 – 7 phút cho gelatin mềm, bóp nhẹ bớt nước sau đó mới cho lên meo cho chảy thành chất lỏng.
Có thể cho thêm một phần kem tươi có hàm lượng chất béo cao với một lượng kem bằng phần kem dùng để đánh. Khi tăng hàm lượng chất béo sẽ giúp cho kem đặc hơn và giữ được form lâu hơn. Tuy nhiên nếu cho quá nhiều thì phần kem này sẽ trở nên quá béo và không ngon nữa.
Trên đây là phần tổng hợp thông tinkhi sử dụng topping cream, và những thông tin về gelatin là gì, cách dùng topping cream, cách làm toping cream, cách đánh bông topping và cách bảo quản kem tươi đã đánh bông. Ngoài ra bài viết cũng cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ về cách “chữa cháy” khi kem bị tách nước… Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để làm và trang trí bánh kem thành công hơn. Theo dõi chúng tôi để được tham khảo thêm các kiến thức mới hay những mẹo vặt khi làm bánh nhé.
Cách đánh bông kem tươi
Bước 1: Âu sạch bạn cho phần kem tươi đã chuẩn bị vào, nên chuẩn bị âu có kích thước đủ để phần kem bông lên ít nhất gấp 3 lần nhé. Sau đó cho âu vào ngăn đông tủ lạnh để phần kem này đông đá lên khoảng 50% lượng kem trong âu.
Bước 2: Khi thấy phần kem đã đông một nửa âu thì lấy âu ra ngoài, sử dụng máy đánh trứng để đánh bông kem. Căn chỉnh tốc độ nhỏ trong khoảng 30 giây, sau đó chỉnh tốc độ tăng dần và thực hiện đánh kem, khi đánh nên đánh từ tâm âu ra thành âu theo một vòng tròn đều, sau đó ngược từ thành âu vào tâm âu.
Bước 3: Thông thường đánh bông kem trong khoảng 3 – 5 phút sẽ thấy kem đông đặc lại, tuy nhiên để kem bông lên, nhấc que đánh kem thấy có chop nhọn rủ xuống là được. Lưu ý không đánh quá tay nhé, kem sẽ bị rỗ và có thể tách nước không còn sử dụng được.
Những lưu ý khi đánh kem tươi
Kem topping cream khi đánh phải đánh trong điều kiện nhiệt độ lạnh để có thể nhận được thành quả tốt nhất. Do vậy bạn có thể dùng chậu nước đá đặt dưới đáy âu, sau đó thực hiện đánh kem.
Khi đánh nên để máy đánh trứng góc vuông với âu để khi đánh kem sẽ không chạm vào thành âu, đáy âu gây tiếng kêu lớn. Việc chạm que đánh trứng vào thành âu hoặc đáy âu có thể bào mòn phần âu kim loại gây độc hại.
Bảo quản kem tươi đã đánh bông cũng không quá khó đúng không các bạn. Hiện nay tủ lạnh là một đồ dùng thiết yếu của mỗi gia đình rồi, các bạn dễ dàng có thể tự bảo quản. luankha.com rất vui vì đã có thể chia sẻ tới các bạn bí quyết có ích này. Chúc các bạn thành công.
Các từ khoá có liên quan:
- cách đánh kem topping
- cách làm kem tươi whipping
- bột làm đứng kem whipping
- cream cheese bị hỏng
- làm gì với whipping cream thừa
- tủ lạnh bảo quản kem
- cách làm kem tươi trang trí bánh
- cách làm kem sữa tươi bánh bông lan
- cách đánh kem topping
- cách làm kem tươi whipping
- bột làm đứng kem whipping
- cream cheese bị hỏng
- làm gì với whipping cream thừa
- tủ lạnh bảo quản kem
- cách làm kem tươi trang trí bánh
- cách làm kem sữa tươi bánh bông lan
Từ khóa » Cách đánh Kem để Bắt Bông
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Về 4 Loại Kem Làm Bánh Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách đánh Kem Tươi Topping Cream Bằng Tay Và Bằng Máy đơn Giản
-
Cách đánh Bông Kem Tươi Chuẩn Bông Xốp Mềm Mịn đơn Giản Tại Nhà
-
Cách đánh Bông Kem Tươi Topping Cream Siêu đơn Giản - Beemart
-
Cách đánh Topping Cream Trang Trí Bánh Kem - BEEMART - YouTube
-
Tất Tần Tật Về Kem Tươi Và Cách đánh Bông Kem Tươi (whipping ...
-
Cách đánh Kem Topping Và Trang Trí - YouTube
-
Cách Làm Kem Tươi đánh Bông Và Cách Chữa Kem Tươi Tách Nước
-
Cách đánh Bông Whipping Cream - Bách Hóa XANH
-
Cách đánh Kem Whipping Cream để Bắt Hoa Hàn Quốc
-
Cách đánh Bông Kem Tươi Và Những Lưu ý Khi đánh Kem Trang Trí Bánh
-
Shortening Là Gì? Cách đánh Shortening Và Tập Bắt Bông Kem
-
Cách Làm Kem Bánh Sinh Nhật - Cơ Khí Viễn Đông
-
Kỹ Thuật đánh Kem Whipping Bằng Máy Cầm Tay