Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam (Phần V) : Mỹ Thuật Thời Lê Sơ – Mạc

Khi nói về mỹ thuật, người ta có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Nghĩa rộng là ngoài điêu khắc, hội họa, nặn gốm, nung sứ, đúc đồng, dệt tơ lụa vải vóc vải, thổ cẩm… – tên gọi chung là nghệ thuật tạo hình – còn đề cập đến nghệ thuật kiến trúc, tức chuyên ngành xây dựng các công trình tiêu biểu như cung điện, đền đài, chùa chiền, lăng tẩm, cầu cống…

Nghĩa hẹp là điêu khắc, hội họa, đồ gốm sứ.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tọa lạc trên một khu đất không đủ rộng để có thể trưng bày các tác phẩm kiến trúc, dù là mô hình thu nhỏ. Cho nên, tại các phòng trưng bày tầng 1, 2, 3, khách tham quan chỉ thấy chủ yếu hai loại hình mỹ thuật là hội họa và điêu khắc. Đồ gốm được trưng bày dưới tầng ngầm (hôm tôi đến, không mở cửa).

Thời Lý và thời Trần có nhiều công trình kiến trúc đẹp đẽ, song bài viết này không nói đến là vì lẽ ấy.

Triều Lý có 8 vị vua, trị vì 115 năm, nhưng do ông vua cuối cùng không có con trai, đã truyền ngôi cho con gái là Công chúa Lý Chiêu Hoàng. Nhờ đó mà ngôi báu đã được chuyền giao cho nhà Trần một cách êm thấm.

Triều Trần trị vì suốt 175 năm, đến giai đoạn cuối, bị Hồ Quý Ly dùng vũ lực đoạt mất ngôi. Sau đó, nhà Hồ bị quân Minh từ phương Bắc kéo sang thôn tính.

Lê Lợi và Nguyễn Trãi phải mất 10 năm gian khổ, nằm gai nếm mật để giành chiến thắng trước quân Minh.

Triều Lê giữ ngôi vua không liên tục, mà bị gián đoạn. Giữa chừng, đại thần Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, khiến đất nước bị chia cắt và lâm vào cảnh nội chiến “Nam Bắc triều”. Sử sách gọi là thời kỳ đầu của nhà Lê là Lê Sơ.

Về sau, chúa Trịnh giúp nhà Lê lấy lại ngôi báu từ tay nhà Mạc, sử sách gọi là thời kỳ Lê Trung Hưng hay Lê Mạt, bởi mọi quyền hành của đất nước thực ra nằm hết trong tay các chúa Trịnh. Rồi chế độ phong kiến vua Lê chúa Trịnh lại sa vào cuộc nội chiến “Trịnh Nguyễn phân tranh” khiến nhân dân ta phải chịu bao nỗi lầm than khổ cực.

Một số người đánh giá mỹ thuật thời Lê Sơ là thời kỳ “tạm lắng”, là có ý so sánh với thời kỳ nhà Mạc và thời kỳ Lê Trung hưng.

Khi nghiên cứu xem xét mỹ thuật thời Lê Sơ, người ta thường dựa chủ yếu vào những hiện vật tìm thấy ở Lam Kinh.

Mấy năm trước, trong dịp vnkatonak.com tổ chức (hoành tráng) chuyến đi “quân khu” Thanh Hóa, chúng tôi đã đến Lam Kinh. Song vì lúc đó là lúc chiều tối, nên việc chụp ảnh không thuận lợi, chưa kể, do đi cả ngày, đã chụp nhiều ở nơi khác, nên máy ảnh hết pin.

Nay đọc lại một số bài viết, tôi đã hiểu thêm về Lam Kinh, và về nghệ thuật cũng như mỹ thuật thời Lê Sơ.

HỘ PHÁP 1 Pala Dharma (Guardien) Pala Dharma (Génies gardiens)

Cuối thế kỷ 16, 16-th Century. 16-e Siécle. Đá. Stone. Pierre. H: 64 cm.

HỘ PHÁP 2 Pala Dharma (Guardien) Pala Dharma (Génies gardiens)

Cuối thế kỷ 16, 16-th Century. 16-e Siécle. Đá. Stone. Pierre. H: 66 cm.

HỔ Tiger Tigre

Lăng Lê Lợi – Xuân Lam – Thọ Xuân – Lam Kinh – Thanh Hóa. Le Loi king’s mausoleum – Thanh Hoa province. Mausolée du Roi Le Loi – Province de Thanh Hoa. 1433. Đá. Stone. Pierre. H: 74 cm.

VOI – TÊ GIÁC – NGỰA Elephant – Rhino – Horse Éléphan – Rhino – Chaval

Lăng Lê Lợi – Xuân Lam – Thọ Xuân – Lam Kinh – Thanh Hóa. Le Loi king’s mausoleum – Thanh Hoa province. Mausolée du Roi Le Loi – Province de Thanh Hoa. 1433. Đá. Stone. Pierre. H: 58 cm. H: 48 cm. H: 55 cm.

PHỖNG DÂNG HƯƠNG Puppets offering incense sticks Marionnettes offrant des baguettes

Đền thờ Vua Lê Thánh Tông – Xuân Lam – Thọ Xuân – Lam Kinh – Thanh Hóa. Le Thanh Tong king’s temple – Thanh Hoa province. Temple du Roi Le Thanh Tong – Province de Thanh Hoa. Đầu thế kỷ 17. Early 17-th Century. Début du 17-e Siécle. Gõ sơn. Laquered wood. Bois laqué. H: 137 cm.

Xem thêm về mỹ thuật thời Lê Sơ trong bài di tích Lam Kinh tại đây

ĐỒ GỐM THỜI LÊ SƠ

Loại gốm phổ biến thời Lê Sơ là loại sành sứ men trắng vẽ hoa lam trên men, đôi khi còn giữ lại hoa nâu, và một số ít vẽ hoa nhiều màu trên men. Gốm sành sứ hoa lam là loại gốm phổ biến, mở đầu cho một truyền thống mới về gốm, được phát triển đến ngày nay.

Phần lớn đồ gốm thời Lê Sơ là, đĩa, bát, lọ rồi đến bình hương. Sau khi tạo dáng sản phẩm xong, nghệ nhân làm gốm dùng bút mềm vẽ những hoa màu lam lên bề mặt của nó, sau đó phủ một lớp men ở bên ngoài. Vì thế, sau khi sản phẩm được nung chín, hình vẽ hiện lên dưới lớp men bóng, không bao giờ bị phôi phai.

Tùy theo kiểu dáng và yêu cầu thực dụng của từng loại đồ gốm sành, sứ men trắng hình trang trí có khi được vẽ ở lớp ngoài (lọ, bát, bình hương), có khi được vẽ đầy đủ ở cả hai mặt, và có khi chỉ được vẽ ở một mặt trong (đĩa).

Có thể thấy, gốm hoa lam đã khai thác triệt để các yếu tố của hội họa trong thể hiện hoa văn, đó là phương pháp vẽ khi phóng khi công, khi loãng khi đặc, khi dày khi mỏng làm hoa lam có độ đậm nhạt lung linh. Người nghệ sĩ phóng bút vẽ, chứ không phụ thuộc vào cảnh thựuc có trong tự nhiên, do đó nét và hình sinh động, mềm mại.

Trên đồ gia dụng hằng ngày như bát, đĩa, ấm, nậm rượu, nghệ nhân trang trí hoa, lá, chim chóc, ngựa, cá tôm…Hai loại hoa được trang trí chủ yếu là cúc và sen. Trên các đồ thờ cúng như chân đèn, lư hương, hình trang trí chủ yếu là long, ly, quy, phượng (tứ linh), hay con nghê…Các mô-típ được thể hiện theo lối phóng bút bay bướm, nhưng bố cục bao giờ cũng chặt chẽ, các mảng đậm nhạt khác nhau phát triển theo một nhịp điệu nhịp nhàng uyển chuyển. Trang trí thường thể hiện là những băng ngang, theo bố cục truyền thống của nghệ thuật trang trí đồ gốm nước ta.

Trên đĩa có bề mặt trang trí phẳng và tròn, hoa văn thường được vẽ dàn trải lên toàn mặt bằng. có chủ đề rõ ràng. khiến người xem cảm nhậ đó là một bức tranh hoàn chỉnh.

Gốm thời Lê Sơ được chế tạo tại các lò gốm ở làng Bát Tràng, làng Thổ Hà (gốm nâu), làng Phù Lãng (gốm men vàng – màu da lươn). Nghệ thuật gốm thời này, ngoài dùng lối vẽ trực tiếp lên mặt gốm, còn dùng cả lối vẽ vạch hoặc đắp nổi.

Về kiểu dáng, gốm thời Lê Sơ có xu hướng vươn lên theo chiều cao, hình dáng thanh thoát, bớt thô hơn trước. Không chỉ thấy ở chân đèn, nậm rượu, ly hương mà còn thấy cả ở những bát đĩa chân đế cao.

Bát chân đế cao đã trở thành hiện vật tiêu biểu của gốm hoa lam thế kỷ XV.

Liễn có nắp đậy

Bát sứ

Bát ăn cơm vẽ hình rồng

Mỹ thuật trang trí trên đĩa sứ

Đĩa sứ

Bình gốm

Chân đèn

Tác giả : PhanHong

Nguồn : http://vnkatonak.com/

Continue Reading

Previous post:

Khu di tích Lam Kinh

Next post:

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Phần VI) : mỹ thuật thời Mạc và Lê Trung Hưng

Từ khóa » đồ Gốm Thời Lê Sơ