Báo Thanh Niên - Mở đầu Cho Dòng Báo Chí Cách Mạng Việt Nam


  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC
    • Tin tức
    • Lý luận chính trị
    • Thông tin - Tuyên truyền
    • Khoa giáo - Văn hóa - Văn nghệ
    • Lịch sử
    • Chống diễn biến hòa bình
    • Nhịp cầu tuyên giáo
    • Tin trong tuần
  • TỔ CHỨC BỘ MÁY
    • Bộ Máy
    • Chức Năng, Nhiệm Vụ
  • LÃNH ĐẠO BAN QUA CÁC THỜI KỲ
  • VĂN BẢN MỚI
    • Ban Tuyên giáo TW
    • Tỉnh ủy Kon Tum
    • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
  • VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH
  • Trang nhất
  • Lịch sử
Báo Thanh niên - Mở đầu cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam Thứ sáu - 18/06/2021 10:14 Tờ báo Thanh niên ra đời, đã đánh dấu sự hình thành và phát triển của dòng báo chí cách mạng Việt Nam.
Báo Thanh niên số ra ngày 3/12/1926 (nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
Báo Thanh niên số ra ngày 3/12/1926 (nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
Báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra ở Quảng Châu (Trung Quốc). Báo ra với tổng cộng 208 số. Số đầu tiên ra ngày 21-6-1925 - là mốc mở đầu cho cả một dòng báo chí cách mạng Việt Nam, hay nói cách khác là sự mở đầu cho cả một dòng báo chí của nước Việt Nam mới. Đã có lúc chúng ta cũng băn khoăn về cái mốc mở đầu cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn ngày 15-4-1865 mang tên Gia Định báo, cắm một cái mốc cho lịch sử báo chí nước nhà. Sau Gia Định báo, năm 1907, ở Hà Nội có tờ Đăng Cố Tùng báo. Ở Nam kỳ cũng lần lượt xuất hiện nhiều tờ báo quan trọng như: Phan Yên báo, Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn… Ở Paris, Nguyễn Ái Quốc cùng rất nổi tiếng với tờ Người cùng khổ (Le Paria)… Nhưng vì sao tờ Thanh niên ra đời mới được xem là sự bắt đầu một nền báo chí cách mạng của nước Việt Nam? Thứ nhất, Báo Thanh niên mang đậm dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc và những nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi. Trong buổi đầu trứng nước của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên, tại số nhà 13/1 đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc, Bác Hồ chỉ đạo các nhà cách mạng trẻ tuổi cho ra mắt tờ Thanh niên, cũng giống như việc Lê-nin cho ra mắt tờ Tia lửa cho cách mạng Nga. Tờ báo tuần chỉ ra 4 trang, in theo lối viết bút sắt trên giấy sáp, gợi nên một nét gì đó rất “Hồ Chí Minh”. Từ khi tờ báo ra đời đến khi Bác phải bí mật rời Quảng Châu vì cuộc phản biến của Tưởng Giới Thạch, bên cạnh các đồng chí Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu giúp sức biên tập bài vở, thì 88 số ra đầu của tờ báo, Bác vẫn là người đảm trách dường như tất cả từ bài viết đến việc in Báo. Thứ hai, số phận của tờ Thanh niên thực sự đặc biệt, đúng như sứ mệnh của nó với sự nghiệp cách mạng và báo chí Việt Nam. Là cơ quan ngôn luận của Việt Nam cách mạng thanh niên - tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng, được in ấn rất bí mật, chỉ 400 - 500 bản, nhưng khi nó được đưa về trong nước, lập tức đã bị kẻ thù theo dõi. Với nội dung độc đáo của tờ Thanh niên, ngay từ đầu năm 1926, Chánh mật thám Đông Dương Marty đã ra lệnh cho bọn mật vụ sưu tầm bằng được bộ báo này. Và tên mật thám cáo già này đã kết luận rằng: “Chắc chắn tác giả tờ báo phải là Nguyễn Ái Quốc, tòa soạn phải ở Quảng Châu”. Marty đã báo cáo về Bộ Thuộc địa “Ông Nguyễn Ái Quốc đã không ngần ngại dành suốt 60 số đầu của tờ báo để chuẩn bị tinh thần cho người đọc, chỉ nói về yêu nước. Từ số 61, ông mới để lộ ý định của ông khi viết rằng chỉ có một Đảng Cộng sản mới đảm bảo hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam…”. Thứ ba, Báo Thanh niên có tác động làm thay đổi tâm trí sâu sắc. Nhận xét về vai trò của Báo Thanh niên, tên mật thám Marty cho rằng: “nếu như trong những năm 1926-1927, ngay những phần tử ưu tú của Đảng còn nghĩ mình là quốc gia, thì năm 1928 họ đã náo nức muốn thể hiện mình là cộng sản..”. Nguyễn Ái Quốc không những thấm nhuần luận đề của Lênin về báo chí cách mạng, Người còn hiểu rõ đặc tính của một dân tộc nông dân, với giai cấp công nhân mới hình thành còn quá non trẻ và người dân đều chưa hiểu chủ nghĩa xã hội là gì, để Người xác định cho Thanh niên một phong cách làm báo cách mạng rất Việt Nam. Bài báo dài nhất cũng chỉ dưới 1000 từ, phổ biến từ 300-400 từ, cá biệt có bài chỉ 3 câu… nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn chuyển tải được những nội dung to lớn của dân tộc và thời đại. Báo Thanh niên đã nhanh chóng thôi thúc lòng người, làm sống động phong trào cộng sản. Thứ tư, Báo Thanh niên ra đời đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, nhà nghiên cứu. Như trên đã đề cập, sau khi tờ Báo Thanh niên ra đời, lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của kẻ thù. Ngoài ra, Báo Thanh niên còn thu hút đông đảo bạn đọc là các nhà cách mạng trẻ tuổi thuộc thế hệ đầu tiên do chính người sáng lập tờ báo là Bác Hồ tổ chức và rèn luyện; đông đảo những người lao động nghèo khổ đang mơ giấc mơ giải phóng, bất chấp sự đe dọa của thực dân Pháp đối với việc truyền tay nhau đọc mỗi số Thanh niên có thể phải chịu án 3-5 năm tù. Những tờ Thanh niên đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của những người yêu nước và cách mạng, chứa đựng biết bao trí tuệ và nhiệt huyết của những người đi khai sơn phá thạch cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Ông Huỳnh Kim Khánh, một Việt kiều ở Canađa đã bỏ công sưu tầm, nghiên cứu trọn vẹn bộ sưu tập Thanh niên gồm 208 số trong luận văn tiến sĩ của ông… Như vậy, từ khi tờ báo Thanh niên ra đời, đã đánh dấu sự hình thành và phát triển của dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Đánh dấu những thành tựu to lớn của báo chí đối với công cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của Đảng ta. Dù khi được xuất bản công khai hợp pháp hay tồn tại trong thế bí mật bất hợp pháp, thì báo chí cách mạng cũng đã thực hiện một cách xuất sắc quan điểm báo chí của Lênin - báo chí cách mạng không chỉ là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể. Ngô Đức Hải Từ khóa: cách mạng, phát triển, ra đời, báo chí, thanh niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Dân số thế giới (02/07/2021)
  • Quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Kon Tum trong 30 năm qua (1991-2021) (03/07/2021)
  • 91 năm công tác Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum - những bài học kinh nghiệm thực tiễn (20/07/2021)
  • Những thành tựu nổi bật sau 30 năm thành lập lại tỉnh Kon Tum (02/08/2021)
  • Kon Tum - những năm đầu sau ngày thành lập lại (06/08/2021)
  • Cách mạng Tháng Tám 1945 và bài học về phát huy sức mạnh toàn dân (14/08/2021)
  • Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Một kỳ tích trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc (16/08/2021)
  • Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người con ưu tú của dân tộc và quê hương An Giang (20/08/2021)
  • Đồng chí Võ Văn Tần - Tấm gương người cộng sản mẫu mực, kiên trung, bất khuất (21/08/2021)
  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp: Người tham gia xây dựng nền hành chính vì hạnh phúc của người dân Việt Nam (22/08/2021)

Những tin cũ hơn

  • Kỷ niệm 73 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2021): Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc (12/06/2021)
  • Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021): Tầm vóc, ý nghĩa lịch sử sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (03/06/2021)
  • [Photo] Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người Bác kính yêu vô cùng của thiếu nhi (28/05/2021)
  • Bác Hồ với công tác bầu cử Quốc hội (16/05/2021)
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại (06/05/2021)
  • Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng (27/04/2021)
  • Công tác tư tưởng trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (24/04/2021)
  • TỰ HÀO NÒI GIỐNG TIÊN RỒNG (21/04/2021)
  • Vai trò chỉ đạo của Tỉnh ủy Kon Tum trong chiến dịch Đăk Tô – Tân Cảnh (05/04/2021)
  • Đồng chí Phạm Văn Đồng: Nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng, Nhà nước và cách mạng Việt Nam (29/03/2021)
Văn bản mới

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:89 | lượt tải:111

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:37 | lượt tải:108

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:145 | lượt tải:134

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:755 | lượt tải:187

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:988 | lượt tải:641

QĐ.1350.TU

thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:207 | lượt tải:86

QC.09.TU

Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng UBND tỉnh (Ban cán sự đảng) nhiệm kỳ 2021-2026.

Lượt xem:967 | lượt tải:71 bacho 2 truongsa sls Video Sau Trước Liên kết website nut Cổng thông tin điện tử Kon Tum nut Đài Phát thanh và Truyền hình Kon Tum nut Báo Kon Tum Online nut Tạp chí Tuyên giáo nut Đảng cộng sản Việt Nam nut Tạp chí Cộng sản nut Tạp chí Xây dựng Đảng nut Báo Nhân dân nut Báo Quân đội nhân dân nut Báo Tin tức nut Cổng TTĐT Chính phủ nut Phổ biến, giáo dục pháp luật Đăng nhập Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên Đăng nhập Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm125
  • Hôm nay11,681
  • Tháng hiện tại450,888
  • Tổng lượt truy cập34,209,107
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Tin tức, bài viết Hình ảnh, video Tài liệu, văn bản Tất cả những nội dung trên TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUMGiấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủyĐịa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon TumSĐT: 0260.3862301 Fax: 0260.3865464Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Tờ Báo đánh Dấu Sự Ra đời Của Báo Chí Cách Mạng Việt Nam