Bảo Toàn điện Tích | Kiến Thức Wiki | Fandom

Nguyên tắc: Tổng điện tích dương luôn luôn bằng tổng điện tích âm, vì thế dung dịch luôn luôn trung hòa về điện.

S + = S -

Mục lục

  • 1 Cơ sở
  • 2 Dấu hiệu nhận biết
  • 3 Áp dụng và chú ý
  • 4 Ví dụ

Cơ sở[]

Trong 1 dung dịch hay trong một chất luôn bảo toàn điện tích, tức là ∑n điện tích (+) = ∑n điện tích (-).

Trong đó

  • n điện tích = Giá trị điện tích x n ion
  • n ion = Hệ số của ion x n chất chứa ion

Nguyên tử, phân tử, dung dịch luôn trung hòa về điện

  • Trong nguyên tử: số proton = số electron
  • Trong dung dịch: ∑ số mol x điện tích ion = ∑ số mol x điện tích ion âm

Dấu hiệu nhận biết[]

  • Đề bài cho các dữ kiện ở dạng số mol của các ion.
  • Trong đề có: ↓ lớn nhất, phản ứng hoàn toàn.

Áp dụng và chú ý[]

a) khối lượng muối (trong dung dịch) = tổng khối lượng các ion âm

b) Quá trình áp dụng định luật bảo toàn điện tích thường kết hợp:

  • Các phương pháp bảo toàn khác: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố
  • Viết phương trình hóa học ở đạng ion thu gọn

Ví dụ[]

Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần : 0,01 mol Na+, 0,02mol Mg­2+ , 0,015 mol SO42- , x mol Cl- . Giá trị của x là:

A. 0,015. C. 0,02. B. 0,035. D. 0,01.

Hướng dẫn:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

"0,01x1 + 0,02x2 = 0,015x2 + Xx1 → x = 0,02" → Đáp án C

Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích