PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH - HÓA 11

Chân dung nữ sinh Đà Nẵng trong tà áo dài trắng khiến người đối diện không  ngừng cảm thán

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Nguyên tắc :

Tổng điện tích dương = tổng điện tích âm

Ví dụ 1: Một dung dịch chứa a mol K+, b mol Fe3+, c mol Cl–, d mol SO4 2-. Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là

Hướng dẫn

Tổng điện tích dương = tổng điện tích âm

a.1 + b.3 = c.1 + d.2

* Lưu ý: Quá trình áp dụng định luật bảo toàn điện tích thường kết hợp Các phương pháp bảo toàn khác:

- Bảo toàn khối lượng.

- Bảo toàn nguyên tố. - Viết phương trình phản ứng ở dạng ion thu gọn.

Ví dụ 2: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg­ 2+, 0,015 mol SO42-, x mol Cl–. Giá trị của x là

Hướng dẫn Áp dụng định luật bảo toàn điện tich:

Tổng điện tích dương = tổng điện tích âm

0,01.1 + 0,02.2 = 0,015.2 + x.1

→ x = 0,02 mol

Ví dụ 3: Dung dịch A có chứa 0,1 mol Fe2+, 0,2 mol Al 3+, x mol Cl–, y mol SO42-. Tính số mol Cl và số mol SO42-. Biết khi cô cạn dung thu được 46,9 gam chất rắn khan.

Hướng dẫn

Áp dụng định luật bảo toàn điện tich ta có:

Số mol điện tích dương = số mol điện tích âm

0,1.2 + 0,2.3 = x.1 + y.2

Hay x + 2y = 0,8 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

Khối lượng chất rắn khi cô cạn dung dịch = m Fe2+ + m Al3+ + m Cl- + mSO42-

Hay 35,5x + 96y = 35,9 gam (2)

Giải hệ (1), (2) → x =0,2 mol và y = 0,3 mol

Ví dụ 4: Trong dung dịch X có chứa 0,1 mol H+; x mol Zn2+ và 0,15 mol SO42-. Cho 800 ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn thì giá trị của m là

A. 4,95.

B. 9,90.

C. 14,8.

D. 7,43.

Hướng dẫn

Theo ĐLBT điện tích

0,1.1 + 2x = 0,15.2

→ x = 0,1 mol

nNaOH = 0,8.0,5 = 0,4 mol

phương trình ion thu gọn:

H+ + OH- → H2O

0,1 0,1

Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

0,1 0,2

Zn(OH)2 + 2OH-dư → ZnO22- + 2H2O

0,05 0,1

mZn(OH)2 = 0,05.99 = 4,95g

Đáp án: A

Ví dụ 5: Trong dung dịch X gồm Na+: 0,2 mol; NH4+: 0,1 mol; HCO3-: 0,15 mol và SO42-: a mol. Cô cạn dung dịch X và nung nóng đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được là

A. 22,75 gam.

B. 13,3 gam.

C. 18,2 gam.

D. 16,2 gam.

Hướng dẫn

Theo ĐLBT điện tích

0,2.1 + 0,1.1 = 0,15.1 + 2a a = 0,075 mol

Khi nung nóng

2HCO3- H2O + CO2 + CO32-

0,15 0,075

2NH4+ + CO32- NH3 + H2O + CO2

0,1 0,075

Chất rắn thu được là

Na+: 0,2 mol; SO42-: 0,075 mol và CO32- : 0,025 mol

m = 0,2.23 + 0,075.96 + 0,025.60 = 13,3g

Đáp án: B

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Cô cạn dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion NO3– thì thu được bao nhiêu gam muối khan là

A. 55,3 gam

B. 59,5 gam

C. 50,9 gam

D. 0,59 gam

2. Dung dịch X có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị của V là A. 150ml

B. 300 ml.

C. 200ml

D. 250ml.

3. Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl– 0,4 mol, HCO3– y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì được muối khan thu được là A. 37,4 gam

B. 49,8 gam

C. 25,4 gam

D. 30,5 gam

3. Dung dịch A chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị nhỏ nhất của V cần cho vào.

A. 0,1 lit.

B. 0,15 lit.

C. 0,2 lit.

D. 0,3 lit

4. Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X.

A.14,9 gam.

B.11,9 gam.

C. 86,2 gam.

D. 119 gam.

5. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau : Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa ; Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)

A. 3,73 gam.

B. 7,04 gam.

C. 7,46 gam.

D. 3,52 gam.

6. Cho hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗ hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là A. 0,175 lít.

B. 0,25 lít.

C. 0,25 lít.

D. 0,52 lít.

7. Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là A. 1,56 gam

B. 1,8 gam

C. 2,4 gam.

D. 3,12 gam.

8. Dung dịch X có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị của V là A. 150ml

B. 300 ml.

C. 200ml

D. 250ml.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857

Email: daotaontic@gmail.com

Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp Bảo Toàn điện Tích