Bảo Tồn Và Phát Triển Nghề Dệt Truyền Thống Dân Tộc Chăm
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm từ làng nghề dệt rất đa dạng và phong phú
Bảo tồn
Sản phẩm của làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm rất đa dạng và phong phú, xuất hiện khắp nơi trong đời sống hàng ngày, từ chiếc váy mặc đi dạ hội của người phụ nữ đến chiếc xà-rông của người đàn ông, áo và khăn đội đầu, nón, túi xách, túi thơm, móc khóa, ba-lô... Những sản phẩm này được trang trí màu sắc, hoa văn, họa tiết rất sặc sỡ. Các hoa văn, họa tiết được nghệ nhân trong làng dệt trên tấm vải với nhiều hình ảnh khác nhau, như: Hình ảnh con thoi, răng cưa, lồng đèn, ô vuông, kẻ sọc… Các tấm vải này được mang đi may thành các sản phẩm khác nhau để mặc, đội và bán.
Dệt là nghề truyền thống, nên con gái trong làng khi lớn lên đều được cha mẹ truyền cho nghề dệt. Theo thời gian, đến tuổi trưởng thành, những cô gái Chăm trong làng đều thành thạo, nhuần nhuyễn nghề dệt. Đặc biệt, một số chị em trở thành những người thợ chuyên nghiệp của làng và của cả vùng. Trong nhiều phụ nữ Chăm ở ấp Phũm Soài sống bằng nghề dệt, có nhiều chị trở thành nghệ nhân ở độ tuổi còn khá trẻ. Có người tuổi đời chỉ trên 30 nhưng tuổi nghề đã có gần 20 năm gắn bó nghề dệt.
Ông Mohamad (Chủ cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Châu Phong, ấp Phũm Soài) cho biết, những năm 1960-1965 được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề. Sản phẩm chủ lực lúc này gồm khăn choàng tắm, xà-rông; ngoài bán cho người tiêu dùng tại chỗ, sản phẩm còn bán qua Campuchia hay các tỉnh miền Trung. Đến ngày 20/12/2006, UBND tỉnh có Quyết định 2547/QĐ-UBND để thành lập làng nghề. Lúc này, làng nghề có 162 hộ tham gia, 291 lao động. Sản phẩm chủ yếu là dệt khăn choàng tắm, xà-rông, lễ phục nam, nữ. Năm 2021, cả làng dệt được 1.800m sản phẩm thổ cẩm; 3.500m khăn choàng tắm, xà-rông; 7.700 bộ lễ phục nam, nữ; 3.500 sản phẩm hàng lưu niệm...
“Trước đây, cả làng có 162 hộ với 291 lao động tham gia, nay chỉ còn 2 cơ sở và 17 lao động tham gia. Nguyên nhân là do sản phẩm thủ công khó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp về giá cả, mẫu mã, số lượng, thời gian giao hàng cũng như phương thức thanh toán” - ông Mohamad chia sẻ.
Phát triển
Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Tân Châu Nguyễn Anh Phương cho biết, để bảo tồn và phát triển làng nghề, từ năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ làng nghề. Từ hỗ trợ vốn để thay đổi công nghệ, máy móc, đến hỗ trợ tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm; tổ chức cho các chủ cơ sở đi tham quan, nghiên cứu học tập ở các địa phương khác có làng nghề, sản xuất ra sản phẩm cùng loại để học tập, rút kinh nghiệm. Cụ thể, giai đoạn 2012-2020, Phòng Kinh tế đã thực hiện các chính sách hỗ trợ, như hỗ trợ hộ sản xuất của bà Mari Dâm, lập dự án xin hỗ trợ theo Quyết định 31/2011/QĐ-UBND, ngày 1/8/2011 của UBND tỉnh về ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Đến nay, Sở Công Thương nghiệm thu và giải ngân hỗ trợ kinh phí theo nhu cầu vay của hộ.
Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế còn đăng ký danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Trung tâm Khuyến công, qua đó có 5 dự án (bao gồm dự án của làng nghề tơ lụa Tân Châu, Làng nghề thổ cẩm Chăm Châu Phong) được đăng ký với tổng vốn đầu tư trên 399 triệu đồng, trong đó vốn được hỗ trợ là 188,8 triệu đồng.
Ngoài hỗ trợ vốn, Phòng Kinh tế còn tạo điều kiện cho các hộ sản xuất của làng nghề tham gia Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2013, 2014, 2015 (tại TP. Long Xuyên) để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Từ năm 2016-2020, đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm tại 15 kỳ hội chợ trên các vùng miền cả nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động (không chỉ mùa vụ mà ổn định lâu dài), sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội.
Việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm là việc làm cần thiết, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Chăm và tăng trưởng kinh tế nông thôn.
MINH HIỂN
Từ khóa » Dệt Vải An Giang
-
Những Làng Nghề Dệt Nức Tiếng ở An Giang - Hànộimới
-
Top 13 Dệt Vải An Giang
-
Gìn Giữ, Phát Huy Nghề Dệt Lãnh Mỹ A ở Xứ Lụa - Tân Châu
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Châu Phong - Du Lịch An Giang
-
Nghề Dệt Thổ Cẩm Của Người Chăm ở An Giang - Báo Thanh Tra
-
An Giang: Nổi Tiếng Với Nghề Dệt Thổ Cẩm Châu Giang
-
Làng Nghề An Giang - Tây Nam Bộ - Thổ Cẩm Châu Phong Dệt Hồn ...
-
Làng Nghề Dệt Vải An Giang - YouTube
-
Làng Nghề Dệt Lụa Tân Châu - An Giang - KECHO.VN
-
Nghề Dệt Vải - Báo An Giang Online
-
Làng Dệt Thổ Cẩm Văn Giáo | Du Lịch Quận 10 - Dulich24