Bảo Vệ Và Phục Hồi Các Hệ Sinh Thái Biển Cho Phát Triển Bền Vững
Có thể bạn quan tâm
04:08 (GMT+7) Thứ Bảy, ngày 30/11/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Tìm kiếm Trang chủ Nghiên cứu - trao đổi admin Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển cho phát triển bền vững 10/09/2021 08:48 17.137 lượt xem Cỡ chữ Hệ sinh thái biển Việt Nam khá đa dạng và có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa. Đồng thời, các hệ sinh thái này đem lại nhiều giá trị, lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội, với khoảng 28 triệu người chịu tác động gián tiếp và trực tiếp trong đời sống. Tuy vậy, trong những thập niên gần đây, các hệ sinh thái biển của nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc quản lý chồng chéo, kém hiệu quả, cộng với những thay đổi dưới tác động của biến đổi khí hậu, nên các hệ sinh thái vùng bờ đã và đang suy thoái, diện tích bị thu hẹp nghiêm trọng. Các hệ sinh thái biển ở nước ta có nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa, du lịch và môi trường Khái niệm về hệ sinh thái biển Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái thủy sinh lớn nhất trên thế giới. Nước biển bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất, chiếm hơn 97% lượng nước cung cấp cho Trái Đất và 90% những khu vực có sự sống trên hành tinh. Hệ sinh thái biển bao gồm các hệ sinh thái gần bờ (như ruộng muối, bãi bồi, đồng cỏ biển, rừng ngập mặn, hệ thống bãi triều đá và các rạn san hô ngầm...), hệ sinh thái xa bờ (bao gồm các hệ sinh thái ngoài khơi, đại dương, nước biển bề mặt, biển sâu, miệng phun thủy nhiệt đại dương và đáy biển...). Các hệ sinh thái biển được đặc trưng bởi quần xã sinh vật liên kết với chúng và môi trường vật chất của chúng. Ngoài việc cung cấp nhiều lợi ích cho thế giới tự nhiên, các hệ sinh thái biển còn cung cấp nhiều dịch vụ, lợi ích liên quan đến xã hội, kinh tế và hệ sinh thái sinh học của con người. Các hệ thống biển Pelagic điều hòa khí hậu toàn cầu, góp phần vào chu trình nước, duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn thực phẩm và năng lượng, đồng thời tạo cơ hội cho giải trí và du lịch. Về mặt kinh tế, các hệ sinh thái biển còn giúp con người khai thác hàng tỷ USD qua đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dầu khí ngoài khơi, thương mại và vận tải biển. Vai trò của hệ sinh thái biển Vùng biển Việt Nam có khoảng 20 hệ sinh thái điển hình, phân bố trên 1 triệu km2 diện tích ở Biển Đông, với 155.000 ha rừng ngập mặn, khoảng 1.300 km2 rạn san hô, gần 500 km2 đầm phá và khoảng 16.000 ha cỏ biển, nhiều khu vực bãi triều và cửa sông, với chừng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có xấp xỉ 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (có hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước... Theo ước tính, mỗi năm, khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60 - 80 triệu USD, tức là khoảng 56 - 100 USD/năm/gia đình cư dân sống ở các huyện ven biển. Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đặc sắc của biển Việt Nam. Ở đây, có sự đa dạng sinh học rất cao, cảnh quan kỳ thú, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện tích 1.222 km2. Sự đa dạng và phong phú của san hô Việt Nam thể hiện ở 350 loài tạo rạn kèm theo khoảng 3.000 sinh vật khác có đời sống gắn bó liên quan tới vùng rạn san hô, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm… Theo đánh giá của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng, tổng giá trị các sản phẩm dịch vụ của hệ sinh thái rạn san hô ở nước ta ước tính vào khoảng 100 triệu USD/năm, trong đó 1 km2 rạn san hô có thể cung cấp lượng hải sản đánh bắt lên tới 10.000 USD. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, 1 km2 rừng ngập mặn có thể cung cấp lượng đánh bắt 450 kg hải sản/năm. Mỗi năm, hệ sinh thái cỏ biển cung cấp lượng thủy sản và các dịch vụ có giá trị trên 20 triệu USD và giá trị mà đầm phá mang lại ước tính lên đến trên 2.000 USD/ha. Theo Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng, riêng hệ sinh thái san hô có giá trị tổng thể ước tính vào khoảng 100 triệu USD, trong đó cứ 1 km2 rạn san hô có thể cung cấp số lượng hải sản đánh bắt có giá trị khoảng 10.000 USD. Ngoài các giá trị về kinh tế, du lịch, các rạn san hô tập trung ở một số nơi còn có giá trị điều tiết, là công cụ hữu hiệu bảo vệ đường bờ biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển và quản lý nghề cá. Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít O2 hòa tan, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khi hấp thụ CO2 vào nước. Trong thời gian một năm, 0,44 ha cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá làm nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản của nhiều loài động vật không xương sống, có xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành. Các loài cỏ biển cũng đóng góp vào mạng lưới thức ăn, hoặc trực tiếp thông qua các động vật ăn cỏ biển hay gián tiếp sau khi các loài thực vật cỏ biển chết đi và trở thành thức ăn mùn bã. Nhìn chung, các hệ sinh thái biển ở nước ta có nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa, du lịch và môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, các hệ sinh thái này đang bị suy giảm nhanh chóng do sự khai thác quá mức của con người, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đặc sắc của biển Việt Nam Nguy cơ đe dọa hệ sinh thái biển Tác động của biến đổi khí hậu Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố, nếu mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập, Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10 - 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Nếu nước biển dâng lên 5 mét, Việt Nam có thể mất 16% diện tích, kèm theo đó là hơn 35% số dân và khoảng 35% tổng GDP bị ảnh hưởng. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thay đổi lượng mưa làm cho hệ sinh thái, sản lượng đánh bắt cá, cơ sở hạ tầng và sinh kế nghề cá dễ bị tổn thương. Tại Việt Nam, mối quan ngại nổi lên là các dị thường lượng mưa và tăng nhiệt độ do sự ấm lên toàn cầu. Đặc biệt là bão và lũ lụt sau mỗi chu kỳ 3 - 4 năm, tác động của chúng tới các hệ sinh thái (rừng ngập mặn, dải ven bờ, châu thổ), các loài cá phổ biến, nghề cá và sinh kế. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Định. Đa dạng sinh học vùng bờ và nguồn lợi thủy, hải sản giảm sút. Các hệ sinh thái vùng bờ quan trọng bị suy thoái và thu hẹp diện tích. Các quần đàn có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi tương tác sông - biển ở vùng cửa sông ven bờ, do mất đến 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng. Hệ quả của khai thác nguồn lợi quá mức Theo báo cáo của Bộ TN&MT (năm 2017), trong 50 năm qua, diện tích đất rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm 80%. Còn theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình xói lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, từ năm 2011 - 2016, rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu do vùng bãi bị sạt lở và việc giao rừng để nuôi trồng thủy, hải sản. Phong trào nuôi tôm, các dự án phát triển khu công nghiệp và đô thị là một trong những nguyên nhân nổi trội dẫn đến phá rừng ngập mặn. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là những nơi có diện tích rừng ngập mặn bị mất nhiều nhất. Cùng với đó, bức tranh về rạn san hô biển Việt Nam cũng rất ảm đạm. Khoảng 200 điểm rạn san hô được khảo sát, hiện trạng độ phủ của chúng đang giảm sút nhanh chóng. Ở miền Bắc giảm 25 - 50%, chỉ còn khoảng 1% các rạn san hô ở miền Nam trong tình trạng tốt. Từ năm 2002, Viện Tài nguyên Thế giới đã cảnh báo khoảng 80% rạn san hô ở vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao. Nếu không có hành động tích cực và hiệu quả thì chỉ đến hết năm 2030, biển Việt Nam sẽ trở thành “thủy mạc”, không còn rạn san hô và cũng không còn tôm, cá nữa. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với các hệ sinh thái thảm cỏ biển. Trước thời kỳ 1996 - 1997, diện tích của 39 bãi cỏ biển là 10.768 ha, đến năm 2003 chỉ còn gần 4.000 ha, nghĩa là đã mất đến 60%. Diện tích các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nói chung cũng bị mất khoảng 60 - 70% để nhường chỗ cho các hoạt động của con người. Đồng thời, có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, trên 100 loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm về trữ lượng, sản lượng và kích thước đánh bắt. Gia tăng chất thải ra cửa sông, ven biển Việc gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tình trạng xả các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đang diễn biến ngày càng phức tạp ngay tại các tỉnh ven biển, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương. Nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ dẫn đến việc sinh cảnh bị phá hủy. Số liệu từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố năm 2018, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa. Ô nhiễm rác thải biển không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến phát triển kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh lương thực. Hoạt động dầu khí, vận tải biển, với quy mô khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí cùng 272 bến cảng biển đang hoạt động với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Ngoài nước thải lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23 - 30% là chất thải rắn nguy hại chưa xử lý... Theo đánh giá của Bộ TN&MT, ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần đây đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó, có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt cả số lượng và chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể. Giải pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái biển Để thực sự đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018) đã nêu, việc ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và phục hồi hệ sinh thái biển đã được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Theo đó, cần kiểm soát hiệu quả bảo tồn các hệ sinh thái biển trước tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường bằng biện pháp áp dụng các công cụ kinh tế và chính sách trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, cấp phép và thu hồi Giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác… Cần có sự liên kết phối hợp liên tỉnh, liên vùng và liên ngành chặt chẽ, hiệu quả trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác và làm suy kiệt hệ sinh thái biển, kiểm soát các nguồn trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường vùng biển ven bờ, đặc biệt là nguồn thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ… dọc theo bờ biển, trên các đảo, cụm đảo; bảo đảm nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra biển. Bên cạnh đó, các địa phương cần tìm và lựa chọn các phương thức làm ăn đa dạng cho ngư dân, như chú trọng phát triển du lịch hoặc các dịch vụ thay thế khác, giúp các thế hệ tương lai của ngư dân có đa dạng phương thức kiếm sống, thay vì chỉ khai thác hải sản như hiện nay. Nguồn sinh kế của các địa phương ven biển chủ yếu là canh tác, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản, do đó các biện pháp thích ứng cũng được xác định và tiếp cận theo từng lĩnh vực. Cụ thể, trong nông nghiệp, để thích ứng đòi hỏi phải thay đổi trong quản lý và các kỹ thuật canh tác để tránh rủi ro mất mùa; bổ sung các giống mới có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu. Trong đánh bắt cá và nuôi trông thủy sản, cần chú ý các quy định xử lý nước thải nhằm tránh tình trạng phát sinh dịch bệnh gây thiệt hại lớn. Hướng dẫn các hộ dân cách tiếp cận tín dụng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả, thiết lập mô hình liên kết giữa các xã, các vùng chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu để trao đổi thông tin và các bài học kinh nghiệm. Việc áp dụng mô hình, phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ để giải quyết các vấn đề yếu kém, tồn tại trong quản lý; khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ tại các địa phương, từ đó từng bước nâng cao khả năng thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai. Giải pháp này phải đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất bởi nó có hiệu quả ngay cả khi biến đổi khí hậu và nước biển dâng không xảy ra, góp phần vào việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, dịch vụ của các hệ sinh thái biển, giúp từng bước tiếp cận nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ TN&MT (2018), Quản lý tổng hợp đối bờ: Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội - 2018. 2. Bộ TN&MT (2020), Báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam, giai đoạn 2015 - 2020. Hà Nội - 2020. 3. Bộ TN&MT (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật năm 2016. NXB Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam - 2016. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Báo cáo diện tích rừng ngập mặn. Hà Nội - 2016. 5. Nguyễn Chu Hồi (2019), Tài nguyên môi trường và chủ quyền biển đảo. NXB Chính trị quốc gia sự thật - 2019. 6. Nguyễn Chu Hồi (2020), Kinh tế biển xanh: các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia sự thật - 2020. 7. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp - 1999. 8. Bảo My (2020), Hệ sinh thái biển Việt Nam trước sức ép biến đổi khí hậu. Tạp chí Kinh tế môi trường - 2020. 9. Thanh Huyền (2020), Ô nhiễm môi trường biển: Thực trạng và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường biển. Tạp chí Môi trường và Xã hội - 2020. 10. Minh Đăng (2020), Đầu tư vào vốn tự nhiên - Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Tạp chí Cộng sản - 2020. 11. Nguyễn Đức Phú (2019), Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển. Tạp chí Quốc phòng toàn dân - 2019. TS. Nguyễn Đình Đáp ( Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) ThS. Đoàn Thị Minh Phượng (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam 28/11/2024 08:54 168 lượt xem Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững 27/11/2024 11:42 212 lượt xem Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam. Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh 25/11/2024 09:52 251 lượt xem Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững. Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam 19/11/2024 09:44 536 lượt xem Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng... Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm 18/11/2024 11:30 917 lượt xem Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra 11/11/2024 08:25 893 lượt xem Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này. Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 05/11/2024 08:10 1.026 lượt xem Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng. Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng 04/11/2024 08:23 1.371 lượt xem Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam. Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam 31/10/2024 08:07 1.010 lượt xem Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng. Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế 29/10/2024 15:02 5.362 lượt xem Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu. Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị 22/10/2024 14:35 8.363 lượt xem Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam 21/10/2024 08:35 2.883 lượt xem Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam 18/10/2024 08:05 2.414 lượt xem Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023. Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam 17/10/2024 08:45 2.079 lượt xem Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường. Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại 16/10/2024 08:00 1.033 lượt xem Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước. Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 35.325.795 Mạng xã hội
Giá vàng - Xem theo ngày
Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
82,800
85,300
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
82,800
85,300
Vàng SJC 5c
82,800
85,320
Vàng nhẫn 9999
82,500
84,400
Vàng nữ trang 9999
82,400
84,000
Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngàyNgân Hàng | USD | EUR | GBP | JPY | ||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |
Vietcombank | 25,170 | 25,509 | 25,878 | 27,297 | 31,003 | 32,320 | 159.37 | 168.63 |
BIDV | 25,200 | 25,509 | 26,138 | 27,281 | 31,430 | 32,304 | 161.48 | 168.93 |
VietinBank | 25,200 | 25,509 | 26,111 | 27,311 | 31,431 | 32,441 | 161.29 | 169.04 |
Agribank | 25,210 | 25,509 | 25,996 | 27,198 | 31,179 | 32,263 | 161.04 | 168.71 |
Eximbank | 25,200 | 25,509 | 26,171 | 27,014 | 31,376 | 32,344 | 162.47 | 167.72 |
ACB | 25,200 | 25,509 | 26,188 | 27,087 | 31,467 | 32,417 | 161.66 | 168.05 |
Sacombank | 25,200 | 25,509 | 26,147 | 27,125 | 31,362 | 32,519 | 162.18 | 169.23 |
Techcombank | 25,221 | 25,509 | 26,006 | 27,353 | 31,098 | 32,424 | 158.15 | 170.64 |
LPBank | 25,215 | 25,509 | 26,361 | 27,261 | 31,670 | 32,185 | 162.87 | 169.95 |
DongA Bank | 25,270 | 25,509 | 26,190 | 26,960 | 31,380 | 32,320 | 160.20 | 167.50 |
Từ khóa » Hệ Sinh Thái Bị Suy Thoái Là Gì
-
Suy Thoái Môi Trường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cuộc Khủng Hoảng Suy Giảm Hệ Sinh Thái Và Mất đa Dạng Sinh Học
-
Môi Trường Sống Bị ảnh Hưởng Thế Nào Khi Hệ Sinh Thái Bị Suy Thoái?
-
Sụp đổ Hệ Sinh Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đối Mặt Với Suy Thoái Hệ Sinh Thái Tự Nhiên
-
Phân Tích Những Nguyên Nhân đặc Trưng Của Suy Thoái đa Dạng Sinh ...
-
Những Thách Thức đối Với Các Hệ Sinh Thái Vùng Bờ Biển
-
Hệ Sinh Thái Biển đang Bị Suy Giảm - Báo Công Thương
-
Cách Thức Phục Hồi Các Hệ Sinh Thái
-
Khu Bảo Tồn Vịnh Nha Trang: Suy Giảm Hệ Sinh Thái Rạn San Hô ở ...
-
Hoạt động Đa Dạng Sinh Học Toàn Cầu - GEF Vietnam Office
-
Hoạt động Suy Thoái đất Toàn Cầu - GEF Vietnam Office
-
Hiện Trạng Hệ Sinh Thái ở Việt Nam: Những Thách Thức Và đề Xuất ...
-
[DOC] ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM (Báo Cáo được Tổng ... - Quốc Hội