Bất Cập Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn - Hội LHPN Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Dành cho hội viên phụ nữ Luật pháp - Chính sách
Xem cỡ chữ Bất cập mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn 11/09/2009 Trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của đứa con sau khi ly hôn.Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọnghình thành và giáo dục nhân cách. Đề cao vai trò gia đình trong đời sống xã hội Nhà nước đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình. Qua nhiều thời kỳ khác nhau Luật Hôn nhân và Gia đình được bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Nếu như kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.
Khi giải quyết cho ly hôn tòa án phải giải quyết các vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Trong phạm vi bài viết này tôi muốn đề cập đến vấn đề cấp dưỡng sau khi ly hôn. Việc yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là "nợ khó đòi" đối với cả cơ quan thi hành án và phía bên kia. Để đảm bảo quyền lợi cho người con chưa thành niên sau khi cha, mẹ ly hôn, Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn:" Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết".
Trong thực tiễn khi giải quyết các vụ ly hôn nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào những quy định hiện hành và điều kiện khả năng thực tế của mỗi bên để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Bên không trực tiếp nuôi dưỡng thì áp dụng hướng dẫn quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó khi áp dụng Điều 92 thì: "người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...
"Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng". Tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định rõ chế định cấp dưỡng tại Chương III trong các trường hợp cụ thể. Khoản 2 Điều 16 của Nghị định:"Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng"...Có thể nói việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con mình. Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ và quyền cha mẹ đối với con.
Trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của đứa con sau khi ly hôn. Chưa nói đến trường hợp khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn là "nợ khó đòi" đối với một số trường hợp; cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được "nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng". Xin được viện dẫn một vài trường hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: Anh M và chị K được tòa xử cho ly hôn, bản án tòa tuyên chị K được nuôi con; cháu H lúc đó 4 tuổi và buộc anh M cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 8 kg gạo tương đương với 30.000 đồng từ tháng 4/1993 đến khi cháu H tròn 18 tuổi;
Trường hợp thứ hai: Anh T và chị M được tòa xử cho ly hôn, bản án tòa tuyên chị M được nuôi con; cháu N lúc đó 12 tuổi và buộc anh T cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 150.000 đồng từ tháng 6/2002 đến khi cháu N tròn 18 tuổi;
Quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án; Khi ly hôn hầu hết con còn ở tuổi rất nhỏ có trường hợp 14; 15 năm sau mới đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng lại "bất di bất dịch" trong khi thị trường đầy biến động, giá cả leo thang đến chóng mặt. Mức cấp dưỡng đã và đang trở thành gánh nặng cho những người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn;
Đấy là chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cơ quan thi hành án và cơ quan tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng theo như quy định của khoản 2 -3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP nêu trên thì gánh nặng lại chồng lên vai người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn; có trường hợp chị L khi ly hôn toàn án giao con nhỏ cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, con lớn ở với bố, khi người bố kết hôn đứa con lớn của chị "chạy luôn về ở với mẹ''... Chẳng có người mẹ nào từ chối con mình trong trường hợp đó. Sáu năm sau khi ly hôn chị không nhận được một đồng cấp dưỡng nào của chồng, chị làm đơn đến cơ quan thi hành án vẫn chưa được giải quyết, chị đến Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố nhờ can thiệp. Qua lời trình bày của chị: Từ khi ly hôn chị không nhận được khoản tiền cấp dưỡng nuôi con theo như bản án mà tòa án đã tuyên, đợt này chị phải cầu cứu vì sau khi bị mổ ruột thừa sức khỏe chị giảm sút, kinh tế kiệt quệ không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày...điều đáng nói là chồng chị lại là người đang làm việc tại cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố. Cũng phải đến "năm lần bảy lượt" gặp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thuyết phục vận động, nhờ thủ trưởng cơ quan can thiệp theo như Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì mới "đòi" được tiền cấp dưỡng. Đấy là nghĩa vụ nuôi con mà còn trốn tránh lấy đâu ra việc cấp dưỡng bổ sung khi "người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng". Hầu như rất ít các cơ quan, tổ chứcthực hiện khoản 3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP. Họ từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo như quy định vì ngại va chạm, cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của họ. Nên việc thực thi các quy định về cấp dưỡng còn khó khăn.
Do các quy định về cấp dưỡng còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn,tòa án căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào "khả năng thực tế " của người được cấp dưỡng mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn mỗi nơi một kiểu.
Đằng sau bản án ly hôn là số phận của mỗi con người. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau; nhưng để đảm bảo các "nhu cầu thiết yếu" trong cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn "phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần" thì Nhà nước cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng. Theo quan điểm của chúng tôi nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người phải cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm làm định khung để quy định mức cấp dưỡng. Dù người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là người làm công ăn lương đi chăng nữa thì con cái họ cũng cần phải được đảm bảo mức sống tối thiểu. Khi có sự thay đổi về mức lương thì căn cứ vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, nhất là những đứa trẻ đang phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được hưởng sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, trong thực thi pháp luật cần có sự điều chỉnh để khắc phục những bất cập nói trên.
Hoàng Hồng (Đồng Hới, Quảng Bình)Tin tức cùng chuyên mục
- Tin hoạt động Hội
- Chủ tài khoản mạng xã hội phải xác thực số điện thoại để đăng bài
- Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11: Hướng tới một xã hội pháp quyền bền vững
- Một số quy định trong Luật Đất đai 2024 đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?
- Cảnh báo mạo danh công an kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ
- Một số điểm mới Nghị định 71/2024/NĐ-CP về định giá đất theo Luật Đất đai 2024
- Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã
- Sinh con đúng chính sách, phụ nữ dân tộc thiểu số có thể hưởng "hỗ trợ kép"
- Thời gian nghỉ thai sản 6 tháng đối với lao động nữ
TÂM ĐIỂM
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình...
- 30 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh: Việt Nam đạt nhiều thành quả về bình...
CÁC ĐỀ ÁN
Phụ nữ góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa, con người Quảng Ninh
- Quảng Nam: Cán bộ Hội cơ sở được nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024
- Quảng Bình: Thăm, tặng quà hội viên phụ nữ, trẻ mồ côi và các mô hình kinh tế do phụ nữ...
- Nghệ An: Vươn lên phát triển kinh tế với sự trợ giúp của Hội Phụ nữ
VĂN BẢN HỘI
- (8/CV-DTTG) V/v tăng cường hiệu quả các mô hình/hoạt động thu hút, tập hợp ...
- (298/TB-ĐCT) Thông báo tiếp nhận công chức, viên chức vào làm công chức tại ...
- (3745/QĐ-ĐCT) Quyết định phê duyệt danh sách bài dự thi tham gia vòng chung ...
- (3222/ĐCT-GĐXH) v/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ ...
- (8/TB-VP) Thông báo về việc thay đổi tên tài khoản của Văn phòng Cơ quan ...
Video
play stop repeat full screen Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Liên kết Website
Các cơ quan ban ngành Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban Dân vận trung ương Các đơn vị của Hội Nhà xuất bản Phụ nữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Báo Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài Trường trung cấp Lê Thị Riêng Tổ chức TCVM TNHH 1TV Tình thương Học viện Phụ nữ Việt Nam Các tỉnh, thành Hội Báo Phụ nữ Thủ đô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Giang Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bến Tre Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cà Mau Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cao Bằng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng NgãiTừ khóa » Tru Cấp Hay Chu Cấp
-
Quy định Mới Về Mức Tiền Trợ Cấp Nuôi Con Khi Bố Mẹ Ly Hôn ?
-
Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Tối Thiểu 2022 Là Bao Nhiêu?
-
Ly Hôn Phải Chu Cấp Cho Con Bao Nhiêu?
-
Mức Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn Là Bao Nhiêu? Có được Thay đổi ...
-
Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn: Ai Phải Thực Hiện? Cấp Dưỡng Bao Nhiêu?
-
Cách Tính Mức Tiền Cấp Dưỡng Nuôi Con Khi Ly Hôn Chính Xác
-
Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Tối Thiểu Hàng Tháng - Công Ty Luật Trí Nam
-
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Theo Quy định Của Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia ...
-
Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con? Cách Tính Tiền Cấp Dưỡng Nuôi Con?
-
Hướng Dẫn Cách Xác định Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Khi Khởi Kiện Ly ...
-
Trợ Cấp Nuôi Con Ngoài Giá Thú - Phạm Law - Phamlaw
-
Quy định Về Cấp Dưỡng Theo Pháp Luật Hiện Hành - FBLAW
-
Bàn Về Thời điểm Bắt đầu Thực Hiện Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Nuôi Con ...
-
Cấp Dưỡng Cho Bào Thai - Cục Trợ Giúp Pháp Lý