Bắt Công Tắc điện Và ổ Cắm đúng Cách, đơn Giản Tại Nhà

Công tắc điện là khí cụ chuyên dùng để để điều khiển các thiết bị điện như bóng đèn, quạt trần, máy bơm nước, đèn cầu thang… Sử dụng Công Tắc Ổ Cắm là cách nhanh chóng để đóng, cắt mạch điện cấp nguồn cho các thiết bị này. Công tắc điện hiện nay có rất nhiều chủng loại nên cách lắp đặt cũng khá đa dạng, Trí Cương xin giới thiệu đến khách hàng những cách bắt công tắc điện đơn giản tại nhà thông qua nội dung dưới đây:

Nội dung bài viết

Toggle
  • Một số loại công tắc cơ bản
  • Vị trí và cách lắp đặt của công tắc trong mạng điện
    • Cách bắt công tắc điện 2 cực
    • Cách lắp đặt công tắc 3 cực
    • Cách lắp đặt công tắc 4 cực
    • Cách lắp đặt công tắc điện tử

Một số loại công tắc cơ bản

Công tắc điện được phân thành công tắc cơ khí và công tắc điện tử. Công tắc cơ khí có công tắc 2 cực, công tắc 3 cực, công tắc 4 cực. Công tắc điện tử thì đa dạng hơn nhiều và cấu tạo cũng phức tạp hơn, công tắc điện tử sẽ bao gồm bộ phận cảm ứng điều khiển trực tiếp và bộ phận cảm biến nhận tín hiệu hồng ngoại từ xa.

>> Click Ở Đây để xem thêm nhiều mẫu công tắc ổ cắm chính hãng

Vị trí và cách lắp đặt của công tắc trong mạng điện

Công tắc điện sẽ được mắc nối tiếp và nằm trước thiết bị sử dụng điện, nằm sau cầu chì và CB – aptomat tự động. Công tắc sẽ nằm trước thiết bị thì mới có thể đóng cắt được nguồn cấp cho thiết bị và nằm sau cầu chì, aptomat để được bảo vệ trước các sự cố điện.

Cách bắt công tắc điện 2 cực

Đây là loại công tắc đơn giản nhất và sử dụng nhiều nhất, công tắc 2 cực chỉ  có 1 công tắc và được đấu vào dây nóng trong mạch điện cấp nguồn cho thiết bị. Để lắp đặt công tắc, bạn cần ngắt nguồn điện và nối dây nóng vào cực điều  khiển của công tắc là được. Ngoài ra công tắc 2 cực còn được lắp đặt trong các thiết bị dùng điện như nút nguồn của quạt máy, nút nguồn của đèn sạc…

Cách lắp đặt công tắc 3 cực

Công tắc 3 cực thường được dùng để điều khiển mạng điện cầu thang, điều khiển bóng đèn chiếu sân vườn, bóng đèn ngủ. Cách hoạt động của công tắc 3 cực cũng không quá phức tạp, thay vì chỉ có 1 công tắc điều khiển bóng đèn thì giờ chúng ta có đến 2 công tắc điều khiển. Và như vậy sẽ có thêm 1 dây dẫn trung gian để có thể bật, tắt thiết bị từ 2 vị trí khác nhau. Sơ đồ lắp đặt chúng tôi sẽ bổ sung ngay tại đây.

>> Xem thêm bảng giá tại: Bảng giá công tắc ổ cắm Panasonic

Cách lắp đặt công tắc 4 cực

Công dụng vẫn là đóng, cắt mạch điện điều khiển bóng đèn cầu thang, đèn sân vườn, camera nhưng từ 3 vị trí khác biệt. Và chúng ta sẽ sử dụng thêm 4 đường dẫn trung gian và 3 công tắc điều khiển để hệ thống hoạt động. Mô hình lắp đặt bạn đọc có thể xem tại đây:

Cách lắp đặt công tắc điện tử

Công tắc điện tử hay còn gọi là công tắc thông minh, cấu tạo của loại công tắc này khá phức tạp. Công tắc điện tử có các bộ phận là: mạch tiếp điểm để mắc nối vào mạng điện, board mạch, nút cảm ứng nhiệt (hoặc cảm ứng từ), cảm biến hồng ngoại và bộ xử lý trung tâm (còn được gọi là vi mạch, viết tắt là IC – integrated circuit). Một công tắc điện tử có thể điều khiển rất nhiều thiết bị tùy thuộc vào vị trí bạn đặt công tắc, khả năng xử lý và số lượng cực của công tắc.

Cách lắp đặt đơn giản nhất của công tắc điện tử điều khiển một thiết bị là: mắc nối tiếp vào mạng điện như công tắc hai cực, nối tiếp thông qua dây nóng. Thiết lập kết nối hồng ngoại với thiết bị di động để điều khiển từ xa.

Ngoài những loại công tắc phổ thông được chúng tôi liệt kê ở trên, thị trường còn rất nhiều loại công tắc đặc biệt, chuyên dùng cho nhà máy, công trường, bệnh viện, phòng thí nghiệm. Ví dụ như: công tắc điện từ, công tắc đổi màu, công tắc hẹn giờ, công tắc gạt 2 vị trí, công tắc gạt đa vị trí.

Nếu quý khách có nhu cầu mua và lắp đặt công tắc ổ cắm điện, có thể liên hệ công ty Trí Cương để được hỗ trợ nhanh nhất theo thông tin bên dưới:

Mua Công Tắc Panasonic tại Đại lý Thiết bị dân dụng Trí Cương:

0908 504 886 0909 625 123 Chat Zalo Chỉ đường

Từ khóa » Cách Bắt Dien