Top 4 Cách Lắp Bảng điện Trong Nhà đơn Giản

Chắc chắn trong mỗi gia đình không chỉ có 1 bảng điện mà phải có 2 đến 3 bảng điện. Vậy tại sao các bạn không học ngay cho mình cách lắp bảng điện trong nhà để không mất tiền nhờ đến thợ. Cách lắp bảng điện rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát một chút là có thể lắp được ngay. Nào hãy cùng chúng tôi học cách lắp nào.

bảng điện nổi panasonic

Bảng điện nổi Panasonic

Bảng điện nổi là gì?

Bảng điện là khái niệm dùng để chỉ nơi lắp đặt các thiết bị có chức năng đóng cắt, lấy điện và bảo vệ. Có hai loại bảng điện đó là bảng điện chính và bảng điện nhánh. Mỗi loại bảng điện sẽ có chức năng khác nhau.

Bảng điện là một trong những thiết bị rất quan trọng và nó không thể thiếu trong bất cứ một công trình nào. Từ các gia đình nhỏ đến gia đình lớn trong các hộ gia đình tới các khi công nghiệp. Nó được tiêu dùng phổ thông ở nhà xưởng, nhà máy, cao ốc văn phòng, hộ tiêu thụ, chung cư,…

Bảng điện có chức năng gì?

Bảng điện là một phần rất quan trọng của hệ thống mạng điện trong nhà. Chức năng của bảng điện là phân phối cũng như điều khiển dòng điện cho hệ thống điện và các đồ dùng sử dụng nguồn năng lượng điện để hoạt động (như ti vi, tủ lạnh, quạt điện…).

+ Ở trên bảng điện thường lắp các thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, thiết bị lấy điện. Nó có chức năng phân phối, điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện trong nhà.

+ Nó có chức năng cung cấp điện đến các nơi như bóng đèn, ti vi, máy giặt,… Nó chịu “tránh nhiệm” cung cấp nguồn điện đến cho các thiết bị trong ngôi nhà và tất cả mọi nơi bạn cần đến nguồn điện.

Có mấy loại bảng điện?

Theo chức năng thì bảng điện phân thành 2 loại bảng điện trong nhà:

+ Bảng điện chính có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện. Trên bảng điện thường lắp cầu dao, cầu chì, aptomat tổng.

+ Bảng điện nhánh có nhiệm vụ cung cấp điện tới các đồ dùng điện như tivi, tủ lạnh… Trên đó thường lắp cầu chì, công tắc, ổ lấy điện.

Top 3 thương hiệu bảng điện nổi đẹp

Bảng điện nổi Lioa

Bảng điện nổi 15A 3 ổ cắm 2 công tắc LIOA B-CB15A2C/3C thường được lắp đặt trên tường, hộp kĩ thuật, bao gồm mặt công tắc nổi, ổ cắm nổi và cầu chì. Ưu điểm chính của bảng điện nổi LIOA B-CB15A2C/3C là dễ dàng lắp đặt, sửa chữa, thay thế không phải đục tường mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn.

Bảng điện nổi Panasonic

Bảng điện thương hiệu Panasonic là sản phẩm thông dụng nhất có giá thành phổ thông, hợp lý để lắp đặt ở các công trình dân dụng, công trình xây dựng. Với nhiều ưu điểm nổi bật như: chất lượng tốt nhất – được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Các quy trình và thông số kĩ thuật được bảo đảm một cách rất nghiêm ngặt nên quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng khi lắp đặt ở các công trình.

Bảng điện nổi Sino

Chắc chắn thiết bị bảng điện nổi Sino là thiết bị rất được ưa chuộng trên thị trường. Không chỉ vì chất lượng mà còn là giá cả rất phù hợp cho phân khúc bình dân và trung cấp của mỗi dự án hay công trình.

Sơ đồ lắp bảng điện và các vật cần chuẩn bị để lắp đặt

Khi chúng ta đã tìm hiểu được chức năng của bảng điện rồi. Thì cách lắp bảng điện trong nhà thì không còn mấy khó khăn.

đấu lắp bảng điện

Cách đấu lắp bảng điện

Sơ đồ lắp bảng điện

Trước khi chúng ta đi vào cách lắp bảng điện trong nhà chúng ta cần phải đi tìm hiểu sơ đồ mạch điện, sơ đồ lắp bảng điện ra sao. Để có thể lắp được bảng  điện một cách đảm bảo và chính xác nhất có thể.

Trước khi đi tìm hiểu về sơ đồ lắp bảng điện, bạn cần phải xác định được các yếu tốt cần thiết sau:

+ Xác định vị trí để thực hiện cách lắp bảng điện trong nhà. Đảm bảo tính hợp lý, thuận tiện và dễ dàng sử dụng

+ Xác định rõ mục đích lắp đặt, chức năng bảng điện.

+ Vị trí và cách lắp đặt các phần tử của mạch điện. Đảm bảo sao cho một cách khoa học, thẩm mỹ và cho hiệu quả sử dụng cao.

+ Lựa chọn cách lắp đặt dây dẫn trong bảng điện. Lắp dây chìm hay dây nổi.

Các bước để vẽ sơ đồ mạch điện cho bảng điện

Bước 1: Vẽ đường dây nguồn

Bước 2: Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn, thiết bị sử dụng điện

Bước 3: Xác định vị trí các phần tử, thiết bị trên bảng điện

Bước 4: Vẽ nối đường dây điện theo sơ đồ nguyên lí

Sơ đồ bảng điện

Sơ đồ bảng điện

Chuẩn bị

Trước khi chúng ta đi vào cách lắp bảng điện trong nhà chúng ta cần phải chuẩn bị các thiết bị sau:

Dụng cụ

+ Kìm cắt dây

+ Kìm mỏ nhọn

+ Dao nhỏ

+ Khoan tay

+ Tua vít

+ Bút thử điện

Thiết bị

+ Ổ cắm, phích cắm

+ Cầu chì

+ Công tắc 2 cực

+ Đui đèn, bóng đèn

+ Dây điện lõi một sợi

cách lắp bảng điện trong nhà

Các thiết bị cần chuẩn bị để lắp đặt bảng điện

Vật liệu

+ Bảng điện

+ Băng dính cách điện

+ Giấy ráp

Đó là toàn bộ những vận dụng bạn cần phải có để chuẩn bị đi vào cách lắp thiết bị điện trong nhà. Bạn không được thiếu bất cứ một trong những thiết bị nào trong đó. Nếu không thì trong quá trình lắp đặt của chúng ta sẽ gặp khó khăn.

4 Cách lắp bảng điện nổi đẹp trong nhà đơn giản

Sau khi chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị và vật dụng cũng như sơ đồ của mạch điện. Bạn sẽ bắt tay vào cách lắp đặt bảng điện gia đình mình theo các bước sau:

Bước 1: Vạch dấu

Bạn cần bố trí các thiết bị trên bảng điện một cách hợp lý. Sau đó vạch dấu chính sác các lỗ khoan cần thiết.

Bước 2: Khoan lỗ bảng điện

Chọn mũi khoan phù hợp cho lỗ luồn dây và ốc vít. Sau đó tiến hành khoan lỗ chính xác tại các vị trí lỗ đã vạch dấu. Yêu cầu khoan lỗ khoan thẳng để thuận tiện cho việc luồn dây.

Bước 3. Nối dây mạch điện

Bạn nối dây các thiết bị điện trên bảng điện theo sơ đồ mạch điện đã vẽ. Đảm bảo sao cho các mối dây đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

Bước 4: Lắp đặt các thiết bị vào bảng điện

Cố định cầu chì, công tắc và ổ cắm điện vào các vị trí đã vạch dấu và khoan lỗ trên bảng điện. Đảm bảo lắp các thiết bị đúng vị trí và các thiết bị phải được lắp chắc chắn, an toàn.

Bước 5: Kiểm tra mạch điện

Nối bảng điện với dây nguồn và vận hành thử bảng điện.

Những bước trên là những bước mà khi lắp đặt ổ điện nào cũng cần có. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp bảng điện trong nhà một cách cụ thể và đơn giản nhất để các bạn có thể lắp đặt mà không phải nhờ đến thợ.

cách lắp bảng điện trong nhà

Cách lắp bảng điện vô cùng đơn giản

1/ Cách lắp bảng điện 1 công tắc 1 ổ cắm

Để hỗ trợ người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và lắp đặt dụng cụ điện thông dụng như bảng điện. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp bảng điện 1 cầu chì 1 công tắc 1 ổ cắm 1 bóng đèn như sau:

Cách lắp bảng điện 1 công tắc 1 ổ cắm

Cách lắp bảng điện 1 công tắc 1 ổ cắm

Bước 1: Đấu cầu chì (CB)

Để có thể lắp đặt bảng điện này, các ban cần cấp nguồn điện vào cầu chì trước tiên. Sau đó, hãy lấy 2 ngõ ra ở cầu chì gồm 1 dây nóng (L) và 1 dây nguội (N). Ban phải chắc chắn ghi nhớ dây nóng và dây nguội trong suốt quá trình đấu nối sản phẩm. Nếu nối nhầm chúng, hiện tượng chập nổ mạng điện rất dễ xảy ra nguy hại cho các thiết bị điện và tính mạng của chính bạn.

Bước 2: Công tắc và ổ cắm điện

Lấy dây nóng ngõ ra cầu chì chia thành 2 nhánh: 1 nhánh đấu vào công tắc và 1 nhánh đấu vào ổ cắm điện.

Bước 3: Đấu bóng đèn

Lấy dây ở ngõ ra công tắc để đấu vào một cực của bóng đèn.

Bước 4: Hoàn thiện quá trình lắp bảng điện

Ở tiếp điểm cuối của 2 thiết bị có bóng đèn và 1 ổ cắm. Bạn hãy nối chúng lại với nhau và đấu dây nguội của cầu chì.

Chỉ cần thực hiện một vài thao tác trên là các bạn đã thực hiện đấu nối thành công các thiết bị điện trong nhà mình lại với nhau.

Cách đấu công tắc điện

Sau khi hoàn thành việc lắp bảng điện trên. Các bạn có thể tham khảo cách đấu công tắc điện hiệu quả của chúng tôi dưới đây:

Cách đấu công tắc điện

Cách đấu công tắc điện

Nối công tắc điện với dây điện 2 chiều cũng có nghĩa là 2 công tắc sẽ được sử dụng để điều khiển 1 bóng đèn. Khi nối dây điện vào công tắc, nguồn điện sẽ được nối vào mạch điện điều khiển và phụ tải của công tắc điện đó. Trong trường hợp ban lắp bóng đèn ở cầu thang thì hãy lắp công tắc ở một vị trí thuận lợi hơn như cầu thang tầng 1 hoặc tầng 2 của gia đình.

Dùng nguồn điện 220V dây nguội và 1 chân đèn. Dây còn lại của bóng đèn hãy nối với điểm chung của công tắc thứ nhất. Đầu dây mà bạn nối với nguồn điện sẽ được nối qua cầu chì. Từ cầu chì cho tới điểm chung của 2 công tắc và 2 tiếp điểm này sẽ được nối với nhau. Vậy là bạn đã hoàn thành việc đấu công tắc cho mạch điện 1 cầu chì 1 công tắc 1 ổ cắm 1 bóng đèn rồi đó.

2/ Cách đấu bảng điện 1 công tắc 2 ổ cắm

Đấu nối dây dẫn theo số thứ tự trên hình sau khi đã hiểu về sơ đồ nguyên lý cách đấu bảng điện 1 công tắc 2 ổ cắm và hiểu về an toàn điện.

Cách đấu bảng điện 1 công tắc 2 ổ cắm

Sơ đồ đấu bảng điện 1 công tắc 2 ổ cắm

Bước 1: Đấu dây L từ CB qua cầu chì (số 1), cầu chì có chức năng bảo vệ toàn bộ thiết bị khi có sự cố quá dòng.

Bước 2: Đến đây chúng ta tiếp tục lần lượt đấu tiếp (số 2), (số 3), (số 4) vào đầu ổ cắm, công tắc. Chúng ta có thể đấu hết toàn bộ dây nóng rồi đến dây trung tính cũng không vấn đề gì, miễn là đúng với sơ đồ cách đấu bảng điện 1 công tắc 2 ổ cắm.

Bước 3: Từ đầu ra (số 5) ta đấu qua hai bóng đèn.

Bước 4: Các đầu dây ra từ (số 6), (số 7), (số 8) nối chung lại để đấu vào cực N của CB.

Bước 5: Cuối cùng chúng ta kết nối dây từ CB với nguồn điện chờ sẵn trong nhà. Bật nguồn lên và kiểm tra kết quả của chúng ta.

Khi thực hiện cách đấu điện 1 công tắc 2 ổ cắm lúc tước bỏ lớp vỏ cách điện chúng ta chú ý không nên để phần dây đồng thừa ra ngoài quá nhiều. Khi nối dây vào thiết bị chúng ta nên để phần dây đồng thừa ra càng ít càng tốt. Nếu không may các phần này chạm vào nhau sẽ gây sự cố rò điện, cháy chập điện.

Tại điểm nối chung dùng các đầu nối hoặc tước vỏ cách điện rồi đấu các dây chắc chắn lại, quấn băng keo điện thật kỹ. Những điểm nối dây luôn là điểm nóng trong một sơ đồ đấu dây. Nếu không cách điện tốt những điểm này dễ gây ra sự cố chập cháy.

3/ Cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm

Đấu nối dây dẫn theo số thứ tự trên hình sau khi đã hiểu về sơ đồ nguyên lý cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm và hiểu về an toàn điện.

sơ đồ đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm

Sơ đồ đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm

Bước 1

Đấu dây L từ CB qua cầu chì(số 1), cầu chì có chức năng bảo vệ toàn bộ thiết bị khi có sự cố quá dòng. Đầu dây dẫn sau khi tước bỏ lớp nhựa cách điện sẽ cắm một đầu vào vấu L của CB, một đầu cắm vào vấu kết nối của cầu chì sau đó dùng tua vít siết chặt đầu dây lại.

Khi tước bỏ lớp vỏ cách điện nên tước vừa đủ để đút vào vấu kết nối. Phần dây điện thừa ra ngoài vấu nhiều quá là không an toàn. Nếu các dây chạm vào nhau sẽ gây sự cố về cháy điện.

Bước 2

Đến đây chúng ta tiếp tục lần lượt đấu tiếp (số 2), (số 3), (số 4) vào đầu ổ cắm, công tắc 1, công tắc 2. Chỗ này hơi nhiều rắc rối mọi người chú ý nối dây đúng theo số thứ tự. Chúng ta có thể đấu hết toàn bộ dây nóng rồi đến dây trung tính cũng không vấn đề gị, miễn là đúng với sơ đồ cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm.

Bước 3

Từ đầu ra (số 5) và (số 6) ta đấu qua hai bóng đèn.

Bước 4

Các đầu dây ra từ (số 7), (số 8), (số 9) nối chung lại để đấu vào cực N của CB. Tại điểm nối chung này chúng ta có thể dùng các đầu nối hoặc tước vỏ cách điện rồi đấu các dây chắc chắn lại, quấn băng keo điện thật kỹ. Những điểm nối dây luôn là điểm nóng trong một sơ đồ đấu dây. Nếu không cách điện tốt những điểm này dễ gây ra sự cố về điện.

Bước 5

Cuối cùng chúng ta kết nối dây từ CB với nguồn điện chờ sẵn trong nhà. Bật nguồn lên và kiểm tra kết quả của chúng ta.

4/ Cách đấu bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn

Bạn bố trí các thiết bị sao cho nằm gọn vào bảng điện, kĩ thuật yêu cầu đó là cách đấu đường dây sao cho chính xác, tránh tình trạng đấu sai dẫn đến chập cháy khi đưa vào sử dụng.

Cách đấu bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn

Sơ đồ bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1 : Đấu nối các sợi dây điện vào các phụ kiện cần lắp đặt
  • Bước 2: Lắp ổ cắm, 2 công tắc, 2 bóng đèn, cầu chì lần lượt vào bảng điện
  • Bước 3: Từ mỗi thiết bị trên ta tách riêng ra một sợi dây điện rồi nối chung với nhau tạo thành 2 múi nóng và nguội
  • Bước 4: Khi hoàn thành, thực hiện đấu nguồn vào hoạt động

Như vậy các cách lắp bảng điện trong nhà đã hoàn thành. Bạn chỉ cần chú ý một chút là có thể lắp đặt được. Nhưng chúng tôi khuyên bạn điện là một trong những thứ rất nguy hiểm. Bởi nó có thể gây tử vong đối với bất cứ ai tiếp xúc với nó. Nên khi lắp và cắm vào ổ điện nên cần hiểu biết kĩ càng về các nguồn điện.

Nếu các bạn không phải một người chuyên về đồ điện thì chúng tôi khuyên bạn không nên lắp bảng điện. Các bạn nên sử dụng dịch vụ lắp đặt hệ thống điện tại nhà để họ giúp đỡ. Để có thể vừa an tâm cho bản thân cũng như thiết bị điện trong nhà bạn cũng sẽ được an toàn hơn.

xử lý máy lọc nước không ra nướcTuyền Vũ

Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn

Comments

comments

Từ khóa » Cách Bắt Dien