Bất Hiếu - Trọng Tội Dưới Triều Nguyễn - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Bất hiếu khi đó được hiểu là không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình và của chồng; có tang cha mẹ mà lấy vợ hay lấy chồng, hoặc là hát xướng vui chơi và mặc áo thường...
Hoàng Việt luật lệ quy định: Con cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Ai bỏ mặc cha mẹ già trên 80 tuổi đang mang bệnh nặng bị coi là "bất nhân", phạt 80 trượng. Nếu ông bà, cha mẹ phạm tội đi đày, con cháu phải theo đến nơi này.
Con cháu đánh ông bà cha mẹ thì bị trừng trị nặng hơn trường hợp phạm tội bình thường. Ai mưu giết ông bà, cha mẹ bị xử giảo quyết (thắt cổ ngay). Các trường hợp xâm hại mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ đều bị khép vào tội thập ác.
Trong trường hợp cần người phụng dưỡng ông bà cha mẹ, luật cho phép giảm hình phạt nhưng "phải xét hỏi rõ tên hung phạm ấy có ông bà, cha mẹ già, ốm hay không, có phải là con một hay không".
Trong thừa hưởng tài sản của cha mẹ, tội bất hiếu được hiểu là "đòi phân chia tài sản ra ở riêng" hay "vì tài sản mà tỏ ra thiếu lễ độ". Vua Minh Mệnh cho phép hình phạt đánh gậy có thể thay bằng roi nếu tội nhẹ, người phạm tội là phụ nữ. Nhưng với tội bất hiếu vẫn phải giữ nguyên đánh bằng gậy.
Các luật xưa đều quy định rất khắt khe với hành vi bất hiếu. Văn bản trong khối Châu bản triều Nguyễn còn lưu đến ngày nay cho thấy không ít vụ án, người phạm tội bất hiếu bị trừng phạt rất nghiêm, thậm chí xử tội chết.
Năm Minh Mệnh thứ 21, 1840, thự quyền Kinh lịch (chức quan ở tỉnh) Lê Văn Gia tại Quảng Ngãi chưa mãn tang cha mà đã áo hoa, túi gấm đi xem trò, không mảy may đau xót. Với bản tấu của Bộ Lai, Lê Văn Gia bị cách chức, buộc về quê.
Năm Tự Đức thứ 30 (1877), tại Nam Định, Hoàng Tần chiếm ruộng của cha là Hoàng Cương rồi cãi nhau nên bị kết tội chửi mắng cha với hình phạt "giảo giam hậu" (thắt cổ nhưng giam lại đợi).
Năm 1879 tại Hài Dương, Nguyễn Khắc Thi đấm vào trán cha gây thương tích song không nhận tội. Do có nhân chứng, Thi vẫn bị buộc tội đánh cha với án "trảm quyết" (chém ngay).
Năm Tự Đức thứ 8 (1855-1856), luật quy định, người nào thực là hiếu thuận, tiết nghĩa, hoà thuận họ nội, họ ngoại tốt hơn người khác sẽ được khen thưởng. Nơi nào có án nặng về tội bất hiếu, bất mục, không kính nhường các huynh trưởng, không thân yêu họ ngoại, thì tộc trưởng, tổng lý, phủ huyện bị trừng phạt. Nếu tố cáo sự việc ra trước khi bị phát hiện, quan lại sẽ được miễn hình phạt, căn cứ tính chất nặng/nhẹ của hành vi phạm tội.
"Thập ác" bao gồm các tội: (1) Mưu phản: mưu phản đối lại vua; (2) Mưu đại nghịch: mưu làm việc không lợi cho nhà vua, như mưu phá nhà tôn miếu, cung cấm... ;(3) Mưu bạn: mưu làm phản đi theo nước khác. (4) Ác nghịch: không có nhân luân, mất cả thiên tính, như đánh hoặc mưu giết ông bà, cha mẹ; (5) Bất đạo: không có nhân đạo như giết một nhà 3 người không có tội; (6) Đại bất kính: lấy trộm đồ thờ nhà tôn miếu, đồ dùng của vua... ; (7) Bất hiếu; (8) Bất mục: không kính hoà với anh em họ hàng; (9) Bất nghĩa; (10) Nội loạn: thông dâm với người thân thuộc....
Hồng Nhung
- Cách trừng trị quan dung túng buôn lậu dưới thời phong kiến
- Luật chống quan hệ 'thân quen' trong thi cử thời phong kiến
- Cách kiểm soát nạn 'con ông, cháu cha' ở triều Nguyễn
Từ khóa » Những Tội Bất Hiếu Với Cha Mẹ
-
Bất Hiếu Với Cha Mẹ Có Thể Bị Phạt Tù - Thư Viện Pháp Luật
-
Tội Bất Hiếu Với Cha Mẹ: Ác Nghiệp Phải Chịu Quả Báo Lớn Nhất Và ...
-
Quả Báo Của Tội Bất Hiếu đối Với Cha Mẹ - .vn
-
22 điều Bị Coi Là Bất Hiếu Với Cha Mẹ, Làm Con Ai Cũng Nên Biết
-
5 Quả Báo Của Tội Bất Hiếu Với Cha Mẹ - YouTube
-
Bất Hiếu Với CHA MẸ Thế Nào Thì Ta Nhận QUẢ BÁO Như Thế đó ...
-
Tội Bất Hiếu Với Cha Mẹ Là Tội Nặng Nhất, Sẽ Bị Nhận Quả Báo
-
Con Cái Bất Hiếu Với Cha Mẹ Bị Phạt Thế Nào? - LuatVietnam
-
5 Quả Báo Của Tội Bất Hiếu Với Cha Mẹ - Chùa Ba Vàng
-
BẤT HIẾU VỚI CHA MẸ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
-
Đạo Hiếu Trong Quan Hệ Cha Mẹ - Con Cái - VỤ GIA ĐÌNH
-
Trong Muôn Vàn Cái Tội Không Có Tội Nào Lớn Bằng Tội Bất Hiếu
-
Sám Hối Nghiệp Cãi Nhau Và Bất Hiếu | Giác Ngộ Online
-
Tội Bất Hiếu - Đạo Phật Muôn Màu