Tội Bất Hiếu Với Cha Mẹ Là Tội Nặng Nhất, Sẽ Bị Nhận Quả Báo

Ngỗ ngược với cha mẹ, nam thanh niên chết thảm ở tuổi 30

Trên trang Bí mật Trung Hoa (Trung Quốc) có đăng tải câu chuyện một nam thanh niên chết trẻ ở tuổi 30.

Nam thanh niên chưa cưới vợ, mất vì tai nạn giao thông, ở độ tuổi còn quá trẻ. Lẽ thường nếu một chàng trai mất sớm như vậy thì người ta sẽ thương tiếc vô cùng. Thế nhưng, người trong thôn bàn luận về cái chết của cậu ấy như nói về chuyện một con lợn bị giết thịt, không hề có chút thương xót nào. Thậm chí, một ông già căm giận thốt lên: "Báo ứng!"

Cậu ta được xem là thật thà, chất phác, người xung quanh ai nhờ giúp việc gì cũng không từ chối, cư xử với mọi người khá đàng hoàng.

Nhưng với cha mẹ thì cậu ta không hiếu thảo, thường xuyên đánh mắng bố mẹ. Có lần cậu ta đánh bố đến mức toàn vết bầm tím trên mặt. Chỉ vì một câu không hợp là đánh nhau. Cứ thế, cậu ta đẩy người cha hơn 70 tuổi lên ngưỡng cửa mà đánh. Tuổi già sức yếu, người cha không thể nào chống trả lại người con có cơ thể cường tráng được.

Khi hỏi người xung quanh về việc người cha bị con đánh. Họ cũng chỉ buông hai từ: "Báo ứng!".

Nghe kể lại, người cha lúc còn là thanh niên cư xử với phụ huynh như nào thì giờ nhận lại y thế. Gieo nhân nào gặp quả đấy.

Họ kể tiếp, người cha này lúc còn trẻ vô công rồi nghề, cũng không hiếu thảo với cha mẹ. Cha của ông ta đã nhiều lần rơi nước mắt vì sự ngỗ nghịch của ông.

Người cha không hiếu thuận với cha mẹ nên cũng phải chịu nỗi đau con trai không hiếu thuận với mình, đáng buồn hơn là con trai ông ta cuối cùng cũng phải gánh một kết cục quá đau đớn.

Người sống trong thôn đều biết chuyện của gia đình người đàn ông này, chuyện thành viên trong nhà gặp báo ứng. Họ coi đó là minh chứng cho đạo lý "thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo", lấy đó làm gương để dạy dỗ con cháu đời sau.

toi-bat-hieu-voi-cha-me-la-toi-nang-nhat-se-bi-nhan-qua-bao-1

Quả báo của tội bất hiếu với cha mẹ theo Phật giáo

Có câu: "Hiếu vi bách hạnh chi tiên", hiếu thảo được coi như đứng đầu trăm hạnh. Bất hiếu với cha mẹ là có tội rất nặng.

Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc. Đức Phật từng ví cha mẹ như trời Phạm Thiên, như bậc Đạo sư ở đời. 

Lời Phật dạy, con người phải biết ơn cha mẹ, hiếu kính cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ bằng điều lành và làm những gì tốt nhất, cần thiết nhất cho cha mẹ. Bổn phận của con cái phải chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh của cha mẹ; hướng cha mẹ đến với điều thiện, điều lành và tránh xa điều xấu ác, bất thiện; giúp cha mẹ tạo nhân duyên lành mang lại an lạc, hạnh phúc cho đời này cùng đời sau.

Hiếu thảo và tội bất hiếu đều không nằm ngoài phạm vi của luật Nhân quả. Giáo lý nhà Phật chỉ ra rằng, những người ngược đãi cha mẹ sẽ chịu quả báo, phúc báo có gây dựng bao nhiêu cũng mất hết, kiếp này không chịu hết thì sang đến tận kiếp sau. 

Trong buổi chia sẻ về chủ đề "Nhân quả trong việc ứng xử với cha mẹ, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã trích dẫn những lời Đức Phật dạy trong kinh Nghiệp báo sai biệt về nhân quả của những hành vi, cử chỉ khi chúng ta đối với cha mẹ của mình. 

Người khiến cha mẹ buồn khổ sẽ bị bệnh tật ốm yếu

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt, Đức Phật dạy người hay làm não loạn cha mẹ, khiến cha mẹ sinh tâm lo buồn sẽ bị quả báo nhiều bệnh tật. 

Cha mẹ nào thương con cũng mong con mình lớn lên, trưởng thành, biết lo cho bản thân và gia đình; nhưng nếu chúng ta khôn lớn rồi mà vẫn làm cho cha mẹ phải lo lắng, đau khổ, suy tư sầu não mà sinh bệnh; nhân bất hiếu này sẽ khiến chính chúng ta phải chịu quả báo bị bệnh tật, ốm yếu.

Người cắt giảm tài sản của cha mẹ sẽ bị quả báo ít tài sản

Trong kinh Đức Phật cũng dạy, tài sản kiếm ra chúng ta phải trích một phần để lo báo hiếu, chăm sóc cho cha mẹ. Một người con hiếu thảo như vậy thì nhân quả tự nhiên giúp cho chúng ta được tăng trưởng phúc lành, trong đời này hoặc đời sau được tài sản sung túc.

Chúng ta ai cũng muốn được giàu có, tài sản sung túc nhưng có nhiều người dù rất chăm chỉ, cần mẫn vẫn không thể có tài sản, ăn bữa nay lo bữa ngày mai. 

Đức Phật dạy một trong những nguyên nhân khiến cho con người có ít tài sản là từng cắt giảm tài sản của cha mẹ. 

Bổn phận làm con, chúng ta cần ý thức rằng trách nhiệm của mình là phải nuôi dưỡng, đền đáp công ơn cha mẹ. Tài sản của cha mẹ, nếu cha mẹ cho thì được nhận, nhưng không được bòn rút, ép cha mẹ phải cho mình; một người con như vậy thì mới làm cho cha mẹ được an ổn, hạnh phúc.

toi-bat-hieu-voi-cha-me-la-toi-nang-nhat-se-bi-nhan-qua-bao-2

Người không yêu kính cha mẹ là đang gieo nhân xấu xí 

Ai cũng mong muốn được thân hình đẹp đẽ, nhưng nhiều người khi sinh ra không được may mắn, tướng mạo xấu xí, khiến ai nhìn vào cũng không muốn gần mình. Cũng có người lúc sinh ra được thân hình đẹp đẽ, nhưng đến tuổi trưởng thành dung nhan lại trở nên xấu xí. 

Trong kinh Đức Phật dạy, một trong những nhân duyên khiến chúng ta xấu xí là do không yêu kính cha mẹ. Người không yêu kính cha mẹ, hay cãi lại cha mẹ thì dần sẽ có quả báo xấu xí. Bởi cha mẹ là người sinh ra chúng ta, yêu thương chúng ta nhất mà không hiếu kính được thì tâm hồn của chúng ta u tối, không sáng được. Cổ nhân có câu: “tâm sinh tướng”, vậy nên người có tâm hồn u tối thì thần sắc không sáng sủa, không gây được thiện cảm, gần gũi với người khác.

Người không có tâm quý kính hầu hạ cha mẹ thì chịu quả báo không có uy thế 

Người có uy thế lớn, được mọi người kính trọng, tôn kính và giúp đỡ mới làm được việc lớn; ngược lại người không có uy tín, uy thế thì làm việc gì cũng khó khăn, không được mọi người nể trọng. 

Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều hạng người. Có người khi nói ra đều được tin kính, quý trọng; lại có những người khi nói ra khiến người khác luôn nghi ngờ, không có uy thế, không ai tôn trọng. Trong kinh Đức Phật dạy người nào mang tội bất hiếu với cha mẹ, không có tâm quý kính hầu hạ cha mẹ thì người ấy không có uy thế.

Nhớ ơn công lao của cha mẹ là cái gốc, còn các con là cái ngọn. Các con chăm sóc cha mẹ chính là vun bồi cái gốc, nếu như quên mất gốc, quên mất ơn đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ thì chúng ta không tốt đẹp được. 

Người bất kính với cha mẹ sẽ phải sinh vào dòng họ thấp kém

Đất nước Ấn Độ từ thời Phật còn tại thế cho đến tận bây giờ, những dòng họ thuộc giai cấp Thủ-đà-la là giai cấp nô lệ thấp kém, những dòng họ thuộc giai cấp này thường không có địa vị và tiếng nói trong xã hội. 

Đức Phật dạy: “Người có dòng họ thấp kém là do không biết kính cha kính mẹ và không vâng theo lời dạy của cha mẹ”. 

Xem thêm: Bệnh tật đầy mình, cuộc sống vô nghĩa: Đức Phật chỉ rõ 5 nguyên nhân khiến người đàn ông bừng tỉnh

Từ khóa » Những Tội Bất Hiếu Với Cha Mẹ